Ngăn chặn ảnh hưởng của HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (Trang 40)

Tại Việt Nam, tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS đang có dấu hiệu trẻ hóa và lan rộng ra nhiều đối tượng, đặc biệt trong nhóm trẻ em và phụ nữ mang thai.

Theo ước thống kê của Bộ Y tế, năm 2008, có khoảng 2.800 trẻ sơ sinh nhiễm HIV, 915 trẻ dưới 13 tuổi và 14.500 người có tuổi từ 14 – 19 nhiễm HIV. Cũng theo Bộ Y tế, hiện có khoảng 130.000 trẻ mồ côi do AIDS, trong đó 25% là mồ côi cha hoặc mẹ. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện có khoảng 1.750 trẻ sống chung với HIV. Mỗi năm nước ta thêm 1.000 trẻ em mang trong mình virut HIV được phát hiện. Dự tính, nếu không có sự thay đổi trong chương trình hiện nay thì số trẻ sống chung với HIV ở địa phương này sẽ vượt con số 2.800 vào năm 2010 và vượt 7000 vào năm 2015. Còn theo thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thì trong số khoảng 300.000 trường hợp nhiễm HIV, ước tính có khoảng 100.000 phụ nữ. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tại Việt Nam, tính đến quý III/ 2009 cả nước có 156.802 người nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo. Toàn quốc có tới 70,51% xã, phường, 97,53% quận, huyện và 63/63 tỉnh/thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV. Mặc dù lứa tuổi nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20-29 (hơn 50%), hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường máu nhưng đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng (nhóm trẻ em, phụ nữ mang thai…), trong đó trẻ em là đối tượng phải chịu hậu quả nặng nề nhất. Ước tính có khoảng 300.000 trẻ em bị ảnh hưởng bởi AIDS ở Việt Nam. Nhưng cho đến nay, các chương trình nhằm giảm thiểu tác hại với trẻ em chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn còn nhiều bất cập. Ở Việt Nam, theo các kết quả nghiên cứu, số trẻ em nhiễm HIV chiếm 1,73%. Tỷ lệ mẹ truyền sang con trong nhóm phụ nữ mang thai qua giám sát trọng điểm có dấu hiệu gia tăng (năm 2004: 0,35%, năm 2005: 0,37% và năm 2006: 0,38%). Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con khoảng 30% - 40%. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn phụ nữ mang thai nhiễm HIV (tỷ lệ nhiễm HIV nhóm phụ nữ mang thai là 0,39% - 0,42%). [50], [101]

Theo ước tính của UNICEF và WHO, năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 300 nghìn trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trực tiếp, hoặc gián tiếp. Nghiên cứu trong nhóm trẻ có ngươi thân bị nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam cho thấy : 15,6% trẻ có bố mẹ ly dị; 5,6% có bố mẹ ly thân; 3,6% có bố mẹ đã chết; 3,3% có bố hoặc mẹ đã chết. Trẻ sống trong gia đình nhiễm HIV có đến 49,5% thuộc gia đình nghèo; 81,3 số trẻ nhiễm HIV và 39% trẻ sống trong các gia đình có người thân nhiễm HIV/AIDS đã bỏ học; 57,8% số trẻ nhiễm HIV và 42% số trẻ sống trong các gia đình có người nhiễm HIV đang phải tự đi làm để kiếm sống. [50] Số trẻ em nhiễm HIV/AIDS hoặc chịu ảnh hưởng của căn bệnh này phần đông có hoàn cảnh rất đáng thương. Song, đến nay các em vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Phần lớn các em sống trong cảnh nghèo và rất nghèo (75%). Rất ít em được sống cùng cả cha lẫn mẹ, 36% sống cùng mẹ, 27% sống cùng ông bà đã già yếu. Vì nghèo nên 29% số trẻ được hỏi nói các em phải đi làm để giúp gia đình. Ngay trong ước muốn của trẻ thì “có việc làm” cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (34%). [101] Những phát hiện về tâm lý xã hội cho thấy nhóm trẻ chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có biểu hiện khá phức tạp, trong đó đáng lưu ý là việc giấu hoàn cảnh vì sợ bị kỳ thị, không có việc làm.

Trước tình hình đó, Việt Nam đã có nhiều việc làm và tiến bộ trong việc hoàn thiện khung pháp lý giải quyết vấn đề HIV/AIDS nói chung và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng. Trong năm 2000, Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia về phòng chống AIDS, ma túy và mại dâm, đây là kết quả của việc kết hợp Ban chỉ đạo kiểm soát tệ nạn xã hội và Ủy ban quốc gia về phòng chống AIDS (Quyết định 61/2000-QD-TTg); Luật phòng chống HIV/AIDS cũng đã được Quốc hội thông qua tháng 06.2006. Tuy nhiên trong luật này chưa có một điều nào dành riêng cho trẻ em hay định nghĩa một cách chính xác trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV theo tiêu chuẩn quốc tế. (Khái niệm

trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS rộng hơn so với khái niệm trẻ em nhiễm HIV/AIDS. “Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” là: trẻ em bị nhiễm HIV dương tính; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS do các em bị mất cha hoặc mẹ hoặc gia đình các em bị ảnh hưởng hậu quả nghiêm trọng (trẻ em mồ côi và trẻ em sống trong những gia đình có người nhiễm) và những trẻ em có nguy cơ nhiễm HIV cao; [9] đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010, trong đó có trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; chính sách hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, đặc biệt là hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ mẹ có HIV; qui định chế độ chăm sóc trẻ em có HIV bị bỏ rơi, trẻ không có HIV là con của người có HIV và đã mất cha, mẹ…; Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều rào cản trong việc ngăn chặn sự lan rộng của HIV, giảm ảnh hưởng của HIV đối với phụ nữ và trẻ em như: thiếu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, sự hạn chế về mặt tiếp cận các dịch vụ của người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, thiếu các biện pháp tuyên truyền sâu rộng, sự kỳ thị đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em - những đối tượng rất cần sự quan tâm của xã hội.

Với mục tiêu bảo vệ bà mẹ, trẻ em; giảm ảnh hưởng của HIV/AIDS, UNICEF đã tiến hành 1 dự án tổng thể về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con tại Việt Nam.

Dự án Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) ở Việt Nam được triển khai thông qua Bộ Y tế, các Sở Y tế và hệ thống y tế tuyến huyện của năm huyện thí điểm với sự hỗ trợ của UNICEF Việt Nam. Kế hoạch dự án được xây dựng từ năm 2001 nhưng các hợp phần chủ yếu của dự án thí điểm được triển khai từ tháng 6/2004 đến tháng 12/2007. Theo kế hoạch, các hoạt động hỗ trợ Bộ Y tế mở rộng chương trình PLTMC ra toàn quốc sẽ được

tiếp tục đến năm 2010. Tổng kinh phí cho dự án thí điểm là khoảng 1,048 USD.

Dự án gồm hai hợp phần: Hợp phần một được triển khai tại tuyến trung ương và hỗ trợ việc xây dựng chính sách, vận động, theo dõi và đánh giá PLTMC, bao gồm xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia về PLTMC và các văn bản pháp quy liên quan. Hợp phần hai là thực hiện dự án thí điểm về PLTMC tại các tuyến tỉnh, quận/huyện, xã và cộng đồng của năm huyện (toàn bộ các xã) tại 5 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao.

Sau một năm đánh giá nhu cầu, xây dựng dự án, tập huấn cho các đối tác, bao gồm tập huấn về quản lý dự án, tư vấn xét nghiệm tự nguyện về PLTMC, truyền thông thay đổi hành vi về PLTMC, việc triển khai hoạt động thực tế đã được bắt đầu từ tháng 6/2005 đến tháng 12/2007, trong đó hỗ trợ của UNICEF cho giai đoạn triển khai thí điểm sẽ kết thúc vào đầu năm 2008. Những bài học kinh nghiệm rút ra được từ dự án thí điểm này sẽ giúp cho việc xây dựng các chính sách quốc gia, đặc biệt là việc nhân rộng triển khai mô hình PLTMC này ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của UNICEF, trên phạm vi toàn quốc, dự kiến cho đến tháng 12 năm 2010.

Dự án được thiết kế để triển khai các hoạt động bổ sung trên cả bốn nội dung của cách tiếp cận về PLTMC được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Đó là: dự phòng HIV/AIDS ban đầu; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn ở phụ nữ có HIV dương tính; dự phòng lây nhiễm HIV từ người mẹ có HIV dương tính sang con, và chăm sóc và hỗ trợ mẹ có HIV dương tính, con cái và gia đình của họ.

Mục tiêu của dự án là: các hoạt động PLTMC tại Việt Nam được ủng hộ, bao gồm xây dựng năng lực quốc gia và xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia cho chương trình PLTMC; mô hình can thiệp PLTMC được xây dựng, thử nghiệm, và đánh giá để hỗ trợ các hoạt động mở rộng trên

phạm vi toàn quốc của Chính phủ Việt Nam; các hoạt động của dự án PLTMC thí điểm tại năm tỉnh có tỷ lệ hiện mắc HIV cao, các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại các điểm triển khai thí điểm được thiết lập; cộng đồng được tư vấn các hình thức phòng chống HIV hiệu quả nhất thông qua các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi và các bà mẹ được hướng dẫn cách nuôi con tốt nhất, đặc biệt các bà mẹ có HIV dương tính được tư vấn chăm sóc con đúng cách.

Dự án do UNICEF tài trợ hoàn toàn với kinh phí 768.569USD (chưa bao gồm chi phí quản lý). [6] UNICEF cũng hỗ trợ về lập kế hoạch dự án, tư vấn, đào tạo tại chỗ, giám sát và quản lý.

Số liệu thu thập được từ các huyện và các trung tâm y tế về Dự án thí điểm PLTMC trong đánh giá cuối dự án cho thấy Dự án đã có những tác động ban đầu với những kết quả ngày càng được cải thiện. Số liệu định tính và định lượng hiện có cho thấy Dự án đã đạt được tác động về các chỉ số Sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ - trẻ em, thể hiện qua tỷ lệ khá cao về phụ nữ nhiễm HIV được dự án PLTMC quản lý (mặc dù ở thành phố Hồ Chí Minh có sự thay đổi, do mất sự kiểm soát với một số đối tượng thuộc diện dân di cư); tỷ lệ phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV tự nguyện tăng, hiểu biết về PLTMC của phụ nữ tăng cao. Trong số 54% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm, 100% có kết quả âm tính.

Bảng 2.1. Hiểu biết về PLTMC của phụ nữ có thai tại một số tỉnh thành.

Quỹ Toàn cầu và các nhà tài trợ khác đang hỗ trợ các hợp phần về chăm sóc và điều trị PLTMC tại Việt Nam, nhưng ít hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng và tăng cường năng lực cho các tuyến dưới của hệ thống y tế. Những hỗ trợ của UNICEF đối với những mảng hoạt động chưa được tập trung đầu tư nêu trên sẽ giúp cải thiện các kết quả và tác động của chương trình:

- Xây dựng Năng lực Hệ thống Đào tạo: Dự án đã nâng cao năng lực về lập kế hoạch và hoạch định chính sách quốc gia về PLTMC, xây dựng được các tài liệu và quy trình đào tạo nhằm hỗ trợ việc triển khai Chương trình Hành động Quốc gia về PLTMC, góp phần tăng cường và đưa nội dung về PLTMC vào đào tạo tại tuyến tỉnh.

- Xây dựng Năng lực cho Cán Bộ Y tế: Cán Bộ Y tế các tuyến, cộng tác viên, thành viên các tổ chức quần chúng và các tình nguyện viên y tế trong cộng đồng đều đánh giá cao những kỹ năng họ đã thu nhận được thông qua Dự án và đã truyền đạt những kỹ năng đó một cách có hiệu quả.

- Trang thiết bị và vật tư: Trang thiết bị và các vật tư khác của Dự án (tài liệu truyền thông, thiết bị nghe nhìn, máy tính, vật tư lâm sàng khác) là phù hợp.

-Mạng lưới tình nguyện viên: Dự án cũng đem lại những lợi ích đáng kể trong việc tăng cường mạng lưới tình nguyện viên y tế tại tuyến xã và thôn bản, những người hiện đang được hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và các chương trình quốc gia khác (ví dụ chương trình kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng trẻ em). Tại những địa phương có sự tham gia tích cực của chính quyền thì kết quả đạt được cũng cao hơn và có vẻ bền vững hơn, đặc biệt là sự phối hợp trong hệ thống y tế và giữa hệ thống y tế với các tổ chức

quần chúng (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…..)

- Mạng lưới đào tạo do Dự án xây dựng có thể coi là một biện pháp đảm bảo tính bền vững ban đầu tại các huyện/tỉnh dự án.

Sau khi việc triển khai thí điểm dự án thu được những kết quả tích cực, theo kế hoạch, các hoạt động hỗ trợ Bộ Y tế mở rộng chương trình PLTMC ra toàn quốc của UNICEF sẽ được tiếp tục đến hết năm 2010.

Mặc dù không thể nói rằng các chỉ số và kết quả mang tính tích cực trong việc giảm sự lây truyền HIV/AIDS nói chung hoàn toàn chỉ do dự án của UNICEF mang lại, nhưng đóng góp của dự án là hết sức to lớn

2.1.1.5. Chống nạn bóc lột, bạo hành và xâm hại trẻ em.

Bạo lực trẻ em là một vấn đề đang ngày càng phức tạp ở Việt Nam. Vài năm trở lại đây phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa những vụ bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em gây bức xúc rất lớn trong xã hội. Tại diễn đàn Trẻ em nói về bạo lực với trẻ em ngày 3/6/2005, do Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em Việt Nam, UNICEF, Quỹ Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển và tổ chức Plan International tổ chức tại Hà Nội, các em nhỏ đã xắp xếp thứ tự nơi thường xuyên xảy ra bạo lực trẻ em:Nhà ở, trường học và nơi làm việc

Xâm hại tình dục trẻ em hiện đang diễn ra nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Trước đây, tình trạng này xảy ra chủ yếu ở những khu vực dân cư thưa thớt, hẻo lánh, trình độ dân trí thấp, nhưng hiện nay ngày càng nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện ở các khu đô thị, thành phố lớn. Nạn nhân chủ yếu là các bé gái độ tuổi từ 12-16. Cá biệt có trường hợp nạn nhân mới chỉ vài tuổi. Theo Tổng cục Cảnh sát, trung bình hằng năm ở Việt Nam xảy ra khoảng 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 50% tổng số vụ phạm tội xâm phạm trẻ em. [102]

Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc về Bạo lực và xâm hại với Trẻ em chỉ ra rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em phải chịu đựng các lạm dụng về thân thể, tinh thần và lạm dụng tình dục ở nhà, trường học, các cơ sở quản lý giáo dục trẻ em, trên đường phố và ở nơi làm việc – một hiện tượng trái với các nguyên tắc trong Công ước về Quyền trẻ em, các nguyên tắc này ủng hộ quyền mọi trẻ em được sống một cuộc sống không có bạo lực. Bạo lực và lạm dụng thường xuyên sẽ đẩy các em vào tình trạng sống lang thang, đặt các em vào tình trạng có nguy cơ cao bị bóc lột sức lao động và bóc lột tình dục, bị nhiễm HIV/AIDS và nguy cơ vi phạm pháp luật.

Ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trong hai năm 2008-2009 cả nước đã xảy ra 5.956 vụ trẻ em bị bạo lực. Theo báo cáo của Bộ Công an thì bình quân một năm xảy ra trên 100 vụ giết trẻ em, 800 vụ xâm hại tình dục với khoảng 900 em là nạn nhân và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý hình sự, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tình trạng bạo lực ở trong và ngoài nhà trường vẫn tiếp tục xảy ra và là nỗi bức xúc, bất an đối với các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ

Một phần của tài liệu Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)