Giáo dục cho mọi người và tiến tới xây dựng xã hội học tập là mục tiêu căn bản, chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
2.2.1. Giáo d c cơ sở.
Tháng 8/1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 9, khóa VIII đã thông qua luật Phổ cập Giáo dục tiểu học. Đây là bộ luật đầu tiên của Việt Nam về giáo dục, đặc biệt dành cho bậc học cơ sở.
Tháng 12 năm 1992, Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hàng Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam một lần nữa đã xác định: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển (Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 4 – Ban chấp hàng TW khóa VII). Cùng với các nước trong khu vực, nước ta đã có những cam kết quan trọng với cộng đồng quốc tế về giáo dục được thể hiện rõ tại Hội nghị Giáo dục cho mọi người được tổ chức từ 5 - 9 tháng 3 năm 1990 tại Thái Lan. Tại Hội nghị này, đại biểu của 155 nước tham gia đã đưa ra Tuyên bố chung: “Mọi người - trẻ em, thanh niên và người lớn đều phải được hưởng các cơ hội giáo dục để đáp ứng các nhu cầu học tập cơ bản của họ”. Và mười năm sau, Diễn đàn giáo dục thế giới với sự tham gia của 160 nước đã cụ thể hóa Tuyên bố về Giáo dục cho mọi người bằng cách thông qua “Khung hành động Dakar” (Senegan, 4/2000) với 6 mục tiêu cơ bản, trong đó có Mục tiêu 2: Đảm bảo đến năm 2015 tất cả trẻ em, nhất là trẻ em gái, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và con em dân tộc thiểu số được tiếp cận và hoàn thành giáo dục tiểu học bắt buộc miễn phí với chất lượng tốt. Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Hiện thực hóa cam kết quốc tế của mình, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 và Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người (2003 - 2015).
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong lĩnh vực giáo dục. Trẻ nhỏ không được đi học vào độ tuổi thích hợp. Chất lượng giáo dục ở phần lớn các trường tiểu học chưa tốt lắm. Trong khi đó, nhiều em
ở lứa tuổi vị thành niên không học trung học. Những vấn đề này thường xảy ra với trẻ em ở các vùng sâu vùng xa hay các vùng khó khăn; trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; và trẻ em tật nguyền. Trong báo cáo “Phân tích tình hình trẻ em Việt Nam năm 2010”, UNICEF đã chỉ ra những thách thức vẫn còn tồn tại trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, một trong số đó là: cần phải nỗ lực lớn hơn để tăng cường công bằng trong giáo dục, đặc biệt là cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo, trẻ em lang thang, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ em gái. Nếu như hơn 90% học sinh thành phố được đi học (con số khá cao) thì bên cạnh đó vẫn còn 52% trẻ em khuyết tật không được đi học. [76] Học vấn của trẻ em lang thang nhìn chung là thấp vì đa số là những trẻ bỏ học sớm, thất học và thậm chí còn có một số em mù chữ hoặc tái mù chữ. Theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trẻ em lang thang từ 6 - 16 tuổi chưa từng đi học chiếm 4,7%; 34% bỏ học ở bậc Tiểu học; 58,7% bỏ học ở cấp Trung học cơ sở và 2,6% bỏ học ở cấp Trung học phổ thông. Qua khảo sát trẻ em lang thang tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ biết chữ là 73,9%; không biết chữ là 26,1%; có 12,9% học lớp 1; 39,6% học lớp 5 trở lên và rất ít trẻ em lang thang có được trình độ Trung học phổ thông. Như vậy, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học đã có từ lâu, nhưng vẫn còn khoảng gần 40% trẻ em lang thang chưa được học xong chương trình tiểu học. [46] Cũng theo báo cáo “Phân tích tình hình trẻ em Việt Nam năm 2010” của UNICEF, trong khi tại nhiều nước học sinh được học miễn phí, thì ở Việt Nam chi phí giáo dục luôn tăng (từ năm 2002 đến 2006 tăng hơn hai lần). Không chỉ dành 30% tổng chi phí cho giáo dục là học phí, các cha mẹ còn phải trả tiếp các khoản như quỹ lớp, đồng phục, sách giáo khoa, dụng cụ học tập. Khoảng 30% người được hỏi cho biết ít nhất một người con của họ phải bỏ học vì cha mẹ không có khả năng chi trả các khoản phí của trường. [76]
UNICEF đã và đang làm việc cùng các cơ quan ban ngành của Việt Nam nhằm tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em Việt Nam, trong đó, quan tâm đặc biệt đến trẻ em thiệt thòi bằng các hành động cụ thể.
- Hỗ trợ tạo dựng môi trường học tập thân thiện với trẻ em trong gia đình, trường học và cộng đồng.
UNICEF góp phần tăng cường môi trường học tập thân thiện với trẻ em bằng cách hỗ trợ cho các nhà trẻ ở cấp thôn bản, các trường tiểu học và trung học cơ sở. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm: tăng cường các phương pháp và quy trình khuyến khích sự chủ động tham gia của trẻ em và lứa tuổi vị thành niên trong quá trình học tập thông qua công tác đào tạo về các mặt như phương pháp dạy lớp ghép, các kỹ năng sống và giáo dục song ngữ, cung cấp nước hợp vệ sinh và các phương tiện vệ sinh môi trường cũng như các vật tư, dụng cụ dạy và học. Kể từ năm 2001 đến nay, đã có hơn 1000 nhà trẻ, 1.400 trường tiểu học và 120 trường phổ thông trung học cơ sở được hỗ trợ.
- Tạo dựng môi trường bảo vệ cho lứa tuổi vị thành niên.
Vai trò của bố mẹ trong lĩnh vực giáo dục cũng rất quan trọng. Trong môi trường trẻ tiếp cận hàng ngày, bên cạnh thầy cô giáo ở trường và cộng đồng xung quanh, gia đình-cha mẹ quan trọng hơn cả. Thông qua mối quan hệ đối tác giữa nhà trường, cộng đồng và gia đình, UNICEF khuyến khích các cuộc đối thoại cởi mở giữa học sinh, cha mẹ, giáo viên và những người lớn khác về những vấn đề như ma túy, rượu và thuốc lá, sức khỏe sinh sản và HIV. Những cuộc đối thoại như vậy góp phần tăng cường tiếng nói và sự tham gia của thanh niên trong việc đòi các quyền được biết và bảo vệ bản thân. Sau thành công của dự án “Sống lành mạnh và kỹ năng sống”, UNICEF hiện đang hỗ trợ đưa việc giáo dục kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy ở trường.
Sơ Trương Mỹ Hạnh, thuộc dòng Chúa Chiên Lành, hiện đang làm việc tại Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ, đã có dịp về Việt Nam trong tháng 4/2008 cho biết: “Tôi có đi thăm rất nhiều vùng ở Việt Nam và đặc biệt là miền Trung, như Phan Thiết, Phan Rang, Huế, thì thấy rằng đa số các trẻ em không được đi học. Các em nói rằng các em không có tiền. Trường phổ thông tuy miễn phí, nhưng các em phải đóng những lệ phí cho nhà trường, mỗi một em khoảng 138 ngàn một năm. Tôi thấy tận mắt, có em 5 tuổi đã phải đi làm, dọc theo bãi biển, ở các cồn cát tại Phan Rí, chuyên đi kéo các du khách giống như trượt tuyết. Một ngày, nếu đông khách thì được ba chục ngàn để đem về giúp cho mẹ mua thêm gạo. Ở một làng nhỏ ở gần Huế có ít nhất 78 em không được đi học. Trong tương lai, sẽ có thêm nhiều em không được đến trường. Ngay ở Sài Gòn hiện nay, lớp dạy chữ ban đêm chúng tôi mới tổ chức cho các em đánh giày hay bán vé số con số đã lên đến 500 em rồi. Các em đều thông minh, nhiều tài năng, không phải là tàn tật. Các nước láng giềng đều quan tâm và chăm sóc các em, còn đất nước chúng ta thì các em nghèo còn bị bỏ rơi quá nhiều trong khi các em lại là tương lai của đất nước.” [23] Và theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên kết hợp cùng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam thì tỷ lệ trẻ em lang thang muốn có cơ hội được tiếp tục học tập không phải là ít (dưới 15 tuổi là 50%; trên 15 tuổi là 25%), tuy nhiên nhu cầu học tập của các em đa dạng hơn, không chỉ đơn thuần là học văn hóa mà còn mong muốn học nghề. Khảo sát về trẻ em lang thang tại thành phố Hà Nội cũng cho thấy 46.6% trẻ em lang thang chỉ có trình độ học vấn từ mù chữ đến bậc tiểu học. Các em có trình độ trung học cơ sở là 51,7%. Kết quả đánh giá việc trẻ em lang thang ở Hà Nội tự nguyện học văn hóa đã cho thấy: 94,1% số em được điều tra thích thú với việc học; 71,1% trẻ này rất thích thú với việc học nghề, có 47,3% trẻ cho rằng nếu được học nghề chắc chắn các em sẽ kiếm sống tốt hơn và nếu có việc làm ổn định các
em sẽ không đi lang thang nữa. [46] Do đó cần tạo điều kiện, cơ hội cho các em với nhiều giải pháp, khung chính sách khác nhau nhằm hỗ trợ cho trẻ em lang thang, trẻ em có nguy cơ lang thang và gia đình nghèo giải quyết khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. UNICEF hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ để xây dựng các chính sách và luật pháp mới về công tác giáo dục cũng như cung cấp các tư liệu cho việc soạn thảo các văn bản pháp lý chính và hỗ trợ cho các cuộc tham vấn về các văn bản chính sách và luật pháp mới.
- Hỗ trợ giáo dục bằng bản ngữ và song ngữ.
Mặc dù tiếng Việt là ngôn ngữ giảng dạy của quốc gia nhưng phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số không nói được tiếng Việt khi bắt đầu đi học trong khi giáo viên lại không thể nói được tiếng dân tộc. Nguyên nhân là thiếu tài liệu giáo dục, giáo viên và cơ sở hạ tầng. Vì vậy, nhóm trẻ này cũng có tỉ lệ bỏ học và lưu ban cao nhất.
Theo đề nghị của Chính phủ, UNICEF hiện đang thiết kế và triển khai thí điểm mô hình giáo dục bằng bản ngữ và song ngữ đối với trẻ em mẫu giáo và tiểu học. Chương trình này đã bắt đầu triển khai vào năm 2006 và sẽ tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh dân tộc thiểu số để xác định tác động của chương trình. Xuất phát từ tính chất nhạy cảm của vấn đề ngôn ngữ, có thể nói chương trình này đánh dấu bước khởi đầu quan trọng.
2.2.2 ình đ ng giới trong giáo d c.
Phụ nữ có các cơ hội và được tôn trọng như nam giới “Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ” là mục tiêu xếp thứ 3 trong Chương trình các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG3) mà Liên Hợp Quốc đã đề ra và cả thế giới cùng nhau cam kết thực hiện. Theo kế hoạch này, giáo dục là chìa khóa để đưa các em gái vào đời ngang bằng các em trai.
Theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới, được đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Hiện nay, chỉ số quyền năng giới của Việt Nam đạt 0,554, đứng vị trí 62/109 nước, thuộc nhóm nước có sự phát triển trung bình về giới. [48] Tuy nhiên, cũng theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, khoảng cách giới vẫn còn tồn tại khá lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Kết quả điều tra chọn mẫu của Ngân hàng Thế giới, năm 1997 – 1998, tỉ lệ dân số nữ từ 15 tuổi trở lên chưa đến trường là 13,4%, nhiều hơn hai lần tỉ lệ nam: 5,2%. Số năm đi học trung bình của dân số nam từ 6 tuổi trở lên là 6,7 năm, nhiều hơn số năm đi học của nữ là 5,6%. [22, tr.6] Việc tiếp cận với giáo dục ở Việt Nam những năm qua đã có cải thiện tích cực nhưng vẫn xu hướng thiên về nam giới. Ông John Hendra - Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đưa ra ví dụ, mặc dù tỷ lệ nam nữ được đi học trên toàn quốc bằng nhau, trong đó nữ sinh chiếm 47% ở cấp tiểu học và trung học. Nhưng đến bậc THPT thì tỷ lệ này lại không đồng đều ở các vùng miền. Ở những gia đình nghèo hoặc dân tộc thiểu số, tình trạng chênh lệch vẫn tồn tại. Chỉ có 20% em gái ở các hộ gia đình nghèo nhất Việt Nam được đến trường. [68] Tình trạng trên cũng phổ biến ở các vùng dân tộc miền núi phía Bắc. Tình trạng đói nghèo của gia đình, trình độ học vấn thấp của cha mẹ, các nghiên cứu xã hội học về giáo dục cho thấy một tỉ lệ bỏ học rất đáng kể của những trẻ em xuất thân từ gia đình nghèo, cha mẹ ít học thậm chí là không biết chữ sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong giáo dục. Ông Jesper Morch, Đại diện UNICEF tại Việt Nam đã từng phát biểu: “Theo nhiều cách thức khác nhau, nghèo đói tác động đến các cơ hội được đi học của trẻ em gái. Trẻ em gái có thể đã bị suy dinh dưỡng trước và ngay cả trong khi các em đi học và khi được đi học rồi các em lại không có đủ tiền để
mua đồ dùng học tập, quần áo và thức ăn (đặc biệt là học sinh nội trú). Và các em thường bị áp lực phải bỏ học để chăm sóc cho người thân trong gia đình hay giúp đỡ cha mẹ về kinh tế.” [31] có ít nhất một phần tư phụ nữ trẻ dân tộc thiểu số bị mù chữ năm 2004 và một phần năm chưa bao giờ đi học. [84]
Bất bình đẳng trong giáo dục dẫn tới những hệ quả tiêu cực. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em chịu thiệt thòi trực tiếp từ việc mẹ chúng mù chữ hoặc không được đến trường. Không được đi học dẫn đến chất lượng chăm sóc con cái thấp, điều này lại khiến tỉ lệ tử vong và suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh cao. Những bà mẹ có trình độ học vấn cao thường có hành vi bảo vệ sức khỏe cho con cái phù hợp hơn, chẳng hạn như cho con cái đi tiêm chủng. Ngoài ra, trình độ của người mẹ cao hơn đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Về lâu dài, các tác động này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên. Bất bình đẳng giới trong giáo dục làm giảm chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội. Thực vậy, nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em gái có tiềm năng sẽ không có cơ hội phát triển. Như thế, chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế.
Chỉ một cách thức tiếp cận đơn lẻ không đủ để có một nền giáo dục có chất lượng cho trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số. Để có được một nền giáo dục có chất lượng cho cộng đồng, đòi hỏi Việt Nam phải có nhiều cách thức tiếp cận phù hợp với từng bối cảnh cụ thể. UNICEF đã triển