Tiêm chủng mở rộng

Một phần của tài liệu Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (Trang 32)

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) bắt đầu triển khai ở Việt Nam năm 1981, khởi đầu từ 4 cơ sở thí điểm tại 4 phường của thành phố Hà Nội với sự hỗ trợ của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc. Từ năm 1981 đến năm 1984, Bộ Y tế đã triển khai chương trình tiểm chủng mở rộng cho trên 200.000 trẻ em dưới 1 tuổi ở 1.813 xã, phường thuộc 166 huyện, quận của 20 tỉnh, thành phố, đề phòng 6 bệnh truyền nhiễm mà trẻ em hay mắc là lao, bại liệt, sởi, bạch hầu, uốn ván, ho gà. Năm 1985, chương trình tiêm chủng mở rộng đã triển khai được ở 53 tỉnh/thành phố trong cả nước. Từ năm 1993 đến nay tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi luôn đạt trên 90%. Từ năm 1995 cả nước không còn xã trắng về tiêm chủng. [93]

Đối tượng TCMR là trẻ em và phụ nữ có thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi 15-35 ở một số vùng trọng điểm.

Trong việc thực hiện thành công các mục tiêu lớn của CTTCMR ở Việt Nam, UNICEF đã có phần đóng góp to lớn và hiệu quả.

Trong các giai đoạn 1981 – 1984 và 1985 – 1995, UNICEF đã huy động nguồn lực của mình, vận động các chính phủ, các tổ chức quốc tế hỗ trợ để phát triển chương trình TCMR của Việt Nam. Hỗ trợ tập trung vào:

 Viện trợ xây dựng hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vacxin.  Viện trợ vật tư tiêm chủng bao gồm các loại bơm kim tiêm và

dụng cụ khử trùng.

 Viện trợ kinh phí cho công tác huấn luyện và triển khai TCMR.  Hỗ trợ Việt Nam nâng cấp và phát triển các cơ sở sản xuất

vacxin.

Hiện nay, UNICEF vẫn tiếp tục có nhiều sự hỗ trợ tốt cho chương trình TCMR trong việc cung cấp các loại vacxin, vật tư tiêm chủng cần thiết, nâng cao năng lực sản xuất vacxin của Viện vacxin Nha Trang…Tính riêng năm 2004, UNICEF hỗ trợ tổng cộng 726.671 USD, bao gồm: 500.000 liều vacxin uốn ván, 200.000 bơm kim tiêm, 2.200 hộp an toàn cho chiến dịch tiêm vacxin uốn ván vùng nguy cơ cao; 5 lớp tập huấn cho cán bộ coi kho vacxin tuyến quốc gia, khu vực, tỉnh; 4 hội thảo khu vực về loại trừ uốn ván sơ sinh (UVSS); 28 lớp tập huấn cho cán bộ và 28 hội thảo với cán bộ địa phương các nguy cơ UVSS cao. Hỗ trợ kinh phí cho đội tiêm chủng lưu động tại các chiến dịch phòng bệnh uốn ván vùng nguy cơ cao; in tài liệu: 5.000 cuốn tài liệu cho cán bộ coi kho vacxin, 18.000 cuốn về giám sát phản ứng sau tiêm chủng, 15.000 áp phích phòng bệnh uốn ván và 30.000 tờ rơi phòng bệnh uốn ván. [38]

Hỗ trợ cho Viện vacxin, Trung tâm quốc gia kiểm định vacxin và sinh phẩm trong việc sản xuất vacxin trong nước.

Việt Nam đã đạt được các mục tiêu cam kết quốc tế là thanh toán bệnh Bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005. Tỷ lệ các bệnh trong chương trình tiêm chủng: bệnh ho gà, bạch hầu, sởi giảm rõ rệt. So sánh năm 1985, năm bắt đầu triển khai TCMR và năm 2009 tỷ lệ mắc ho gà giảm 543 lần, bạch hầu giảm 433 lần, uốn ván sơ sinh giảm 69 lần.

Biểu đồ 2. 2. Tỷ lệ uống đủ 3 liều vacxin bại liệt ở trẻ em dưới 1 tuổi từ 1991-2000.

Với việc không ngừng nâng cao chất lượng tiêm chủng mở rộng, tăng cường hỗ trợ tiêm chủng tại những vùng khó khăn, Việt Nam đã đạt được 10 năm bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, đạt các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ mắc các bệnh trong TCMR và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu loại trừ sởi vào năm 2012. Giai đoạn 2010 – 2015, chương trình TCMR vẫn là 1 chương trình ưu tiên quốc gia.

Một phần của tài liệu Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (Trang 32)