Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm hẳn trong những năm vừa qua, song các bệnh liên quan tới nước và vệ sinh môi trường vẫn là vấn đề lớn về sức khỏe ở Việt Nam. Bệnh tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm đau trên phạm vi toàn quốc, làm cho khoảng 250.000 người phải nhập viện mỗi năm. Theo ước tính, năm 2005, có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc, giun móc và giun đũa. Đó cũng là một phần lý do tại sao Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em cao nhất ở Đông Á.
Việt Nam đã xây dựng chiến lược về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 1998. Chương trình Mục tiêu quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đã được thực hiện trong hơn 10 năm qua. Tuy đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam - đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và những cộng đồng dân cư nông thôn vùng xa vùng sâu và thường là nghèo nhất - đã bị tụt hậu. Việc cung cấp các phương tiện vệ sinh môi trường và các phương tiện vệ sinh khác trong thời gian qua tiến triển rất chậm.
Vào cuối năm 1998, số người dân nông thôn ở Việt Nam có tiếp cận nước sạch để uống vẫn còn thấp là 23 triệu người tương đương với 32%. Năm 2005, ước tính khoảng 50% số hộ nông thôn không có nhà tiêu và đa số các hộ này đi vệ sinh ngoài trời, bộ phận còn lại sử dụng hố xí của hàng xóm. Trong 50% số hộ có nhà tiêu thì phần lớn là những hố xí một ngăn hoặc hố xí tự đào không hợp vệ sinh, phân thường được lấy ra để bón ruộng mà không cần qua sử lý.
Theo “Báo cáo phát triển con người năm 2006” của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc được công bố ngày 10/11/2006 tại Hà Nội, “Hơn hai phần ba dân số Việt Nam bị nhiễm những căn bệnh liên quan tới nước không sạch và tình trạng kém vệ sinh", theo lời Tiến sỹ Hans Troedsson - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. [92] Năm 2008, theo điều tra của Bộ Y tế và UNICEF về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân đã kết luận rằng tình hình trở nên rất nghiêm trọng và cần được quan tâm ngay để đảm bảo cho Việt Nam tiếp tục trên con đường phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo sức khỏe cho người dân. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp nước sạch và phương tiện vệ sinh cho người dân nông thôn, tuy nhiên chất lượng của các phương tiện vệ sinh ở hộ gia đình, nhà trường và nơi công cộng đang là một vấn đề cần được quan tâm. Khoảng 88% trường học ở nông thôn Việt Nam không có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành và hơn một phần tư trường học không có nhà vệ sinh làm cho học sinh phải đi vệ sinh ở trong rừng, ngoài vườn, trên cánh đồng hoặc dọc bãi biển, bờ sông và bờ suối. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là vấn đề của các gia đình ở nông thôn - hơn 80% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam tức là khoảng gần 50 triệu người, trong đó có 18 triệu trẻ em ở không được sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. [59]
UNICEF hỗ trợ chương trình Nước và Vệ sinh Môi trường tại hơn 90 quốc gia trên toàn thế giới. Chương trình tập trung vào việc đưa ra các can thiệp đơn giản, chi phí thấp và có thể áp dụng rộng rãi ở các hộ gia đình và cộng đồng. Chương trình Nước và Vệ sinh Môi trường chú trọng vào các giải pháp lâu dài, bền vững thông qua việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật chi phí thấp như là trữ nước mưa, nhà tiêu hợp vệ sinh và tăng cường các hành vi vệ sinh đơn giản tại các hộ gia đình như là rửa tay bằng xà phòng và xử lý nước
ăn. Tại Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF, Chương trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh môi trường đặc biệt chú trọng vào các hoạt động sau đây:
- Thông tin, tuyên truyền v tham gia
UNICEF hỗ trợ Chính phủ rút ra các bài học và kinh nghiệm thông qua công tác nghiên cứu/đánh giá, ghi chép thành văn bản và triển khai thí điểm các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động dự án và gia tăng giá trị trong quá trình thực hiện cũng như xây dựng Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn lần thứ II của Chính phủ. UNICEF còn khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch xây dựng, thực hiện và quản lý các cơ sở cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua các hoạt động truyền thông.
Một Dự án thiết lập thư viện điện tử và đánh giá các tài liệu Thông tin, Giáo dục, Truyền thông (Information, Education , and Communication - viết tắt là IEC) cho lĩnh vực Cấp nước và Vệ sinh môi trường (VSMT) được hoàn thiện vào cuối năm 2006. Dự án này được hai tổ chức UNICEF và Plan International đồng tài trợ về tài chính và kỹ thuật. Tổng ngân sách của dự án là 37,500 USD. Tổng số vốn hỗ trợ cho dự án như đã nêu trên được đóng góp đồng đều giữa Plan International và UNICEF theo tỉ lệ 50%-50%. [43] Đơn vị thực hiện dự án là Trung Tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Dự án được thưc hiện từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 12 năm 2006. Các hoạt động IEC cho lĩnh vực Cấp nước và VSMT là yếu tố rất quan trọng cho việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về cấp nước và VSMT. Các đánh giá của CTMTQG lần thứ nhất trong giai đoạn 2000-2005 cho thấy: So với đầu tư
vào xây dựng các cơ sở hạ tầng cho Cấp Nước và VSMT, rất ít ngân sách được sử dụng cho các hoạt động IEC và nâng cao năng lực quản lý các công trình. Hơn nữa đánh giá của CTMTQG lần thứ nhất còn cho thấy mặc dù có một số nỗ lực trong việc thực hiện các hoạt động IEC, sự cố gắng trong lĩnh vực này vẫn còn tản mạn và không tập trung.
Nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư của Chính phủ và các Tổ chức Quốc tế và các nhà tài trợ trong lĩnh vực cấp nước và VSMT, CTMTQG lần thứ 2 cho giai đoạn 2006-2010, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động IEC. Các hoạt động này cần phải được lồng ghép và thực hiện trong mọi hoạt động của CTMTQG lần 2 và ở mọi vùng dự án. Có rất nhiều tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ phát triển ra rất nhiều tài liệu IEC khác nhau. Tại Việt Nam, có 27 tổ chức đang làm việc về lĩnh vực truyền thông giáo dục và thay đổi hành vi trong lĩnh vực Cấp nước, VSMT, và vệ sinh cá nhân, quá nhiều thông điệp truyền tải cùng một lúc sẽ gây nên hiểu nhầm và phản tác dụng. Việc thu thập và đánh giá này sẽ tạo ra một kênh truyền thông để chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm nhằm cải tiến việc hợp tác thực hiện các hoạt động IEC và truyền thông thay đổi hành vi cho tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cấp nước và VSMT. Các kết quả nhận được từ dự án rất đáng khích lệ và đã thu được nhiều khen ngợi cũng như ý kiến xây dựng của nhiều tổ chức quốc tế, cụ thể là: Thành lập một thư viện các tài liệu IEC trong lĩnh vực cấp nước và VSMT bao gồm thư viện các tài liệu, cơ sở dữ liệu nội bộ, và một website đăng tải tất cả các tài liệu IEC thu thập được. Trang web này đã và đang được cộng đồng các tổ chức phi chính phủ, UNICEF truy cập và giới thiệu thông qua các buổi thuyết trình và được đặt dưới website của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường, UNICEF và Plan International. Hàng ngàn tài liệu IEC trong lĩnh vực Cấp nước và VSMT được thu thập từ các bộ ngành, và các tổ chức quốc tế họat động trong
lĩnh vực này. Toàn bộ các tài liệu IEC được phân loại, mã hóa và xếp theo các tổ chức. Đánh giá sơ bộ qua nghiên cứu tại chỗ toàn bộ các tài liệu IEC đã được hoàn thành. Các chỉ tiêu đánh giá đã được nhóm tư vấn và nhóm làm việc xây dựng. Các chuyến đi thực địa đánh giá tại cộng đồng tại các địa phương khác nhau trong cả nước cũng được triển khai và hoàn thiện ở các tỉnh Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số tỉnh phía Nam. Hàng trăm cán bộ IEC các cấp trung ương, tỉnh, xã và nhân dân các địa phương tham gia vào các nhóm thảo luận sâu và các cuộc phỏng vấn cá nhân.
- Khuy n khích vệ sinh môi trường v n s ng vệ sinh.
Vấn đề vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh phải được quan tâm giải quyết khẩn cấp. Nhiều cơ quan trong nước và quốc tế, trong đó có UNICEF, đã kêu gọi xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia riêng về vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh. Kế hoạch đó đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi, góp phần huy động thêm nguồn lực trong lĩnh vực vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh. Lợi ích của thực hành vệ sinh sạch sẽ là rất rõ ràng. Ví dụ như việc rửa tay bằng xà phòng có thể giúp giảm gần một nửa các ca bệnh tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc nhiểm khuẩn đường hô hấp. Tuy nhiên chỉ có 12% người dân nông thôn Việt Nam có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.[59] Vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cũng là điều kiện tiên quyết liên quan đến việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ khác về giảm tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, giảm suy dinh dưỡng trẻ em, đạt được phổ cập giáo dục tiểu học. Ở một phạm vi rộng, những tiến bộ đạt được trong y tế, dinh dưỡng và giáo dục phụ thuộc vào sự cải thiện của điều kiện vệ sinh. Ví dụ như lợi ích của tiêm chủng cho trẻ sẽ bị mất đi nếu đứa trẻ ấy bị tử vong vì bị tiêu chảy do điều kiện vệ sinh yếu kém gây ra.
Từ năm 2007, Chính phủ Việt Nam và nhóm nhà tài trợ bao gồm UNICEF, WHO và Ngân hàng Thế giới đang tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Các hỗ trợ này nhằm nâng cao năng lực của người dân địa phương thông qua việc cung cấp kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật và quản lý; và hỗ trợ việc thực hiên vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân nhằm đạt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 -2010.
Cũng trong năm 2007, UNICEF phối hợp với Cục y tế dự phòng Việt Nam (Bộ Y tế) đã tiến hành điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Việt Nam. Đây là cuộc điều tra đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh theo quyết định 08/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Cuộc điều tra này cung cấp bức tranh tổng thể về tỷ lệ bao phủ các nhà tiêu hợp vệ sinh ở các hộ gia đình, trường học và nơi công cộng ở các vùng nông thôn. Điều tra cũng tìm hiểu hiện trạng sử dụng nước, thực hành vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở hộ gia đình, nhà trường và những nơi công cộng khác ở nông thôn Việt Nam. Số liệu thu thập được phân tích theo từng vùng sinh thái và các nhóm cộng đồng dân cư khác nhau. Các phát hiện của điều tra được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những can thiệp tiếp theo, giúp cho việc giám sát và đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn II. Các số liệu này cũng được sử dụng để triển khai thực hiện và đánh giá chương trình hợp tác giữa Bộ Y tế và UNICEF giai đoạn 2006-2010. Ngoài ra kết quả điều tra sẽ là cơ sở hữu ích để đánh giá những thành tựu của quốc gia trong việc đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam và Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
- Xây dựng mô hình.
UNICEF hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình tăng cường tiếp cận với nước sạch, nâng cấp các phương tiện vệ sinh môi trường và đẩy mạnh công tác giáo dục về nếp sống vệ sinh cho các gia đình nông thôn nghèo nhất và các dân tộc thiểu số nhiều thiệt thòi. UNICEF còn hỗ trợ Chính phủ cung cấp các phương tiện nước sạch và vệ sinh môi trường thân thiện với trẻ em cho các nhà trẻ và trường học. Giáo dục thực hành tốt Vệ Sinh Cá Nhân (VSCN) và Vệ Sinh Môi Trường (VSMT) trong trường học là một phương pháp truyền thông hiệu quả để thay đổi hành vi VSCN và VSMT cho trẻ em. Đây cũng là một chiến lược lâu dài nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cho cộng đồng vì các em sẽ như là những “tác nhân thay đổi” để truyền đạt lại các kiến thức được học cho các thành viên trong gia đình của mình. Cùng với các ban ngành chính phủ và các tổ chức quốc tế khác, UNICEF trong những năm gần đây đã chú trọng tới việc hỗ trợ xây dựng các mô hình nhà vệ sinh thân thiện cho trẻ em và công tác truyền thông giáo dục trong nhà trường tại một số địa phương. Thực tế và các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy là tuyên truyền giáo dục cho trẻ em thông qua các hình thức giải trí vui chơi kết hợp với học tập sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với khi các em phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
Tổ chức ngày hội “Vệ sinh trong trường học” là một ý tưởng mới do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo tiến hành thí điểm lần đầu tiên tại hai trường ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế: Trường trung học cơ sở Lâm Mộng Quang ở xã Vinh Mỹ và Trường tiểu học Sư Lỗ Đông ở xã Lộc Điền. Hai trường này cũng đã được UNICEF hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh thân thiện cho trẻ em và hoạt động tuyên truyền giáo dục vệ sinh trong năm 2006. Xây dựng hướng dẫn và tổ chức thí điểm thành công ngày hội vệ sinh trong trường học là bước đầu cho việc thay đổi hành vi VSCN và VSMT của
các em học sinh. Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ cùng phối hợp với UNICEF tiếp tục hỗ trợ cho một số trường học tổ chức những ngày hội tương tự tại các địa phương khác. Dựa vào các bài học kinh nghiệm rút ra từ lần thực hiện thí điểm, các tài liệu hướng dẫn được sửa đổi cho phù hợp kèm các đĩa ghi hình phim phóng sự được gửi rộng rãi cho các trường học để làm tư liệu học tập. Mô hình “Ngày hội vệ sinh trong trường học” sẽ được nhân rộng cho nhiều địa phương khác trong tương lai.
Trong năm 2006 và 2007, thông qua chương trình Nước và Vệ sinh môi trường, UNICEF hỗ trợ khoảng 650,000 USD để xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh trong trường học kèm theo hoạt động truyền thông giáo dục vệ sinh. [100] Những trường được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh được chọn