Sau khi mẫu được tạo ra, chúng tôi tiến hành thực nghiệm với mẫu A25.1.60.12 ởhai chế độ: Chế độ không ủ và chế độ ủ mẫu ở nhiệt độ 350o
C trong thời gian 20 phút. Hình 3.6 là ảnh SEM chụp bề mặt mẫu A25.1.60.12 với 2 chế độ khác nhau.
(a)
63
Hình 3.6: Ảnh SEM của mẫu A25.1.60.12: (a) Không ủ mẫu, (b) Ủ mẫu ở nhiệt độ 350oC trong thời gian 20 phút.
Từ hình 3.6 ta thấy bề mặt ống khi không ủ không bằng phẳng, nhưng khi ủ mẫu trong môi trường khí oxi ở nhiệt độ 350oC trong thời gian 20 phút thì bề mặt mảng ống bằng phẳng hơn. Điều này có thể được giải thích là do khi chưa ủ mẫu có thể vẫn còn một số chất hữu cơ trong dung dịch điện phân đọng lại trên bề mặt nên bề mặt của mảng ống không bằng phẳng. Tuy nhiên khi ủ mẫu các chất hữu cơ còn đọng lại trên mẫu sẽ bị cháy hết và tạo nên màng tinh thể TiO2 bằng phẳng. Để có thể kiểm tra các thành phần có trong mẫu A25.1.60.12 trước và sau khi ủ trong môi trường khí oxi ở nhiệt độ 350oC chúng tôi đã tiến hành phép đo phổ EDS, kết quả thu được nêu rõ trong mục 3.2.
Ngoài những điều kiện về nồng độ chất điện phân, tỉ lệ thể tích nước, điện thế và thời gian ăn mòn điện hóa, chế độ ủ mẫu thì nhiệt độ và độ pH dung dịch cũng ảnh hưởng tới các thông số về chiều dài và bề dày thành ống nano. Tuy nhiên do điều kiện thực nghiệm có hạn nên chúng tôi chưa khảo sát được sự phụ thuộc của các yếu tố này.