Phương pháp phổ tán xạ Raman

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu TiO2 có cấu trúc nano ứng dụng trong pin mặt trời (Trang 50)

Tán xạ Raman là phương pháp quang phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử và sự tương tác giữa chúng trong vật liệu. Các thông tin về thành phần và nồng độ các pha tồn tại trong mẫu, cấu trúc vật liệu, liên kết giữa các nguyên tử, vị trí của nguyên tử trong cấu trúc đều có thể được xác định bằng quang phổ tán xạ Raman.

Nhờ việc sử dụng laser làm nguồn sáng kích thích và CCD (Charge Coupled Device) làm nguồn thu, kết hợp với hệ thống quang học, phương pháp tán xạ Raman đã trở thành một phương pháp nghiên cứu các mức quay và dao động của phân tử trong vật liệu rất hiệu quả.

Nguyên tắc hoạt động:

Nguồn ánh sáng được phát ra từ laser qua hệ thống quang học chiếu vào mẫu, phía sau mẫu đặt một máy đơn sắc nhận ánh sáng tán xạ từ mẫu và đưa ánh sáng tán xạ này đến bộ phận nhận tín hiệu, tia tán xạ được biến đổi thành tín hiệu điện đi qua bộ khuếch đại đến máy ghi và xử lý tín hiệu.

51

Phổ tán xạ Raman của hệ vật liệu TiO2 được đo trên máy Micro – Raman LABRAM-1B. Dưới đây là một vài thông số thực nghiệm khi đo các phổ tán xạ Raman trên hệ vật liệu này.

- Nhiệt độ đo: nhiệt độ phòng

- Số sóng: từ 100 cm-1 đến 3000 cm-1 - Nguồn: laser He-Ne, λ = 632,817 nm - Công suất phát laser: 11 mW.

52

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Với phương pháp thực nghiệm đã trình bày trong chương 2, chúng tôi tiến hành khảo sát sự hình thành của ống nano vào các điều kiện ăn mòn điện hóa khác nhau và phân tích các kết quả đạt được để tìm ra chế độ tối ưu nhất cho các nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu TiO2 có cấu trúc nano ứng dụng trong pin mặt trời (Trang 50)