Thuyết minh sơ đồ hệ thống xử lý nước thải:
II.11 TRÀ NGỌC HUYỀN TRÂM:
II.11.1. Đặt vấn đề:
Ở Việt Nam trong những năm trở lại đây, ngành đồ uống phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp bia. Có thể nói ngành công nghiệp bia “bùng nổ” giống như xi măng, đường, sữa… nhưng nó có ưu thế là chúng có thể dùng vào bất kỳ thời điểm nào như vui, buồn, …và mọi tầng lớp có thể dùng được, nó trở thành nhu cầu hàng ngày. Cho nên có nhà xã hội học đã lấy chỉ số bia trên đầu người ví dụ 1985 (khi mới mở cửa) sản lượng bia cả nước là 187 triệu lít. Năm 2000 đạt 727 triệu lít với 469 cơ sở sản xuất bia trong cả nước. Năm 2001 đạt gần 782 triệu lít, trong đó Tổng công ty Rượu –Bia –Nước giải khát (chưa thách thành 2 tổng công ty) đạt 313 triệu lít, đưa thị phần bia chiếm 40,6% cả nước, bình quân mỗi năm tăng 6%. Đó là cái “đạt được” của ngành bia.
Còn cái “chưa được” là lượng nước thải xả ra cũng lắm. Bình quân hằng năm, với 469 cơ sở sản xuất đã thải ra một lượng nước nhiễm bẩn khoảng 8,5 - 13 triệu mét khối vào môi trường.
II.11.2. Thực trạng chất lượng nước thải ngành sản xuất bia
Ta thấy chỉ có một số doanh nghiệp mới thành lập có tiềm năng về tài chính như bia Tiger, bia Halida, Cocacola,…là có hệ thống xử lý nước thải đi vào hoạt động ngay từ đầu thành lập. Phần lớn còn lại chưa có khả năng về tài chính để đầu tư. Ngay cả hai tổng công ty lớn như Sài Gòn và Hà Nội vẫn chưa có hệ thống xử lý hoàn chỉnh.Với đặc tính nước thải của nhà máy bia là giàu các hợp chất hữu cơ như tinh bột, xenlulozo, các loại đường, axit, các hợp chất photpho, ni tơ…các chất này sẽ được oxi hóa bởi vi sinh vật, tạo ra sản phẩm cuối là CO2 , H2O , NH3 và sản phẩm trung gian là rượu, aldehit, axit…Đây là nguồn ô nhiễm cao gây nên hôi thối. Như nhà máy bia Sài Gòn (thuộc liên doanh bia Sài Gòn –Phú Yên) nằm ngay trong khu dân cư ở phường 8, TP.Tuy Hòa, đã xả nước gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường, mùi hôi từ nước thải xả ra của nhà máy cứ bốc lên vào bất kỳ thời gian nào. Theo tìm hiểu nước thải của nhà máy bia đã xã trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước mưa với một lượng quá lớn, mùi hôi bốc lên từ các hố ga làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung
quanh.mặc dù đã bịt miệng cống nhưng vẫn không chặn được mùi hôi
Lưu Phong –Hoài Trung (Báo Lao động) Không chỉ có nhà máy bia ở TP.Tuy Hòa mà còn ở cơ sở sản xuất bia tại 59 Nguyễn Khắc Hiếu, Hà Nội đã xã thẳng nước thải xuống hồ Trúc Bạch
Hình 29: Hố ga nằm sát thùng chứa bia
Hình 30: Cơ sở sản xuất bia nhìn từ bên ngoài
Hình 31: “bể “ lọc của cơ sở sản xuất bia
Phúc Hưng
Thực tế, trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay còn không ít cơ sở vì lợi nhuận mà không chú ý đến môi trường xung quanh…