II.4 TRẦN HOÀNG YẾN NHI:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ THẢO LUẬN HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC (Trang 49)

 Nước thải công nghiệp một vấn đề đáng lo ngại của người dân và môi trường. Hầu như các nhà máy công nghiệp ở nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài làm ô nhiễm nghiêm trọng đến con người và xã hội. Vì lợi nhuận, vì mưu lợi mà các xí nghiệp, nhà máy nhắm mắt cho qua coi như không biết đến sự độc hại của nước thải chưa qua xử lý hay chỉ xử lý cho có để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức trách khi đưa ra môi trường sống. Qua thông tin truyền thông ta đã nghe và thấy cảnh người dân hằng ngày vẫn sinh hoạt và sống chung với rác và nước thải mà các nhà máy vẫn ngang nhiên thải ra gây ô nhiễm nghiêm trọng và đang đe dọa sức khỏe của người dân. Như người dân ở xã Lộc Ninh và phường Bắc Lý của TP Đồng Hới phải chịu sự ô nhiễm của công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình. Đã thải ra ngoài hàm lượng nước thải vượt mức cho phép về chất lượng nước, có hàm lượng chất hữu cơ cao nên bốc mùi gây ô nhiễm trầm trọng, sống quanh khu vực đó người dân phải hít vào mình bầu không khí ô nhiễm bốc mùi không chịu nỗi không chỉ những người sống

ở đó mà ai đi ngang qua đó cũng phải bịt mũi, chạy thật nhanh không những thế còn ảnh hưởng đến tôm, cá, lúa của bà con nông dân gần đó.

 Rồi tình cảnh trong nhà mà cũng phải đeo khẩu trang của người dân Trường Thi - TP Vinh vì phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu bởi nguốn nước thải từ công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh. Không những thế còn ảnh hưởng đến nhiều hecta lúa tại khu vực cạnh đó.Nhà máy nâng cấp công nghệ nhằm nâng sản lượng sản xuất, trong khi hệ thống xử lý nước thải thì không cải tiến để rồi thải ra ngoài những nguồn thải gây ô nhiễm.

 Thừa Thiên Huế là quê hương của em. Nhắc đến địa danh này em chắc rằng ít ai không biết đến sông Hương - núi Ngự, một thắng cảnh khá thơ mộng của Huế. Trước đây thơ mộng là thế, đẹp là thế nhưng bây giờ sông Hương không còn như xưa với vẻ thơ mộng vốn có của nó vì hằng ngày phải gánh một lượng nước thải chưa qua xử lý được thải ra từ các cơ sở sản xuất trong đó có nhà máy bia Huda làm ô nhiễm nguồn nước của sông.

Trên đây chỉ là một số rất ít hình ảnh về tình cảnh bị ô nhiễm bởi dòng nước thải chưa qua xử lý theo đúng tiêu chuẩn mà môi trường và con người phải hứng chịu.

Vậy nguyên nhân từ đâu mà nguồn nước thải từ công nghệ sản xuất bia lại gây ô nhiễm và có mùi khó chịu dến như vậy và trong nước thải bao gồm những gì?

Nước thải của công nghệ sản xuất bia bao gồm: nước làm lạnh, nước ngưng nhưng đây là nguồn nước thải ít hoặc gần như không gây ô nhiễm. Nước thải từ bộ phận nấu - đường hoá chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, các chất hữu cơ… nước thải từ hầm lên men có chứa bã men và chất hữu cơ. Hai dòng nước thải này là nguyên nhân gây ra mùi hôi thối khi thải ra môi trường. Và dòng nước thải gây ra ô nhiễm lớn trong công nghệ sản xuất bia. Trong nước thải rửa chai có hàm lượng đồng, kẽm và dòng thải của quá trình rửa chai có độ pH cao và làm cho dòng thải chung có giá trị pH kiềm tính.

Theo sự khảo sát, đánh giá của những nhà nghiên cứu thì cứ 1 lít bia thì thải ra 5,65 lít nước và trình độ sản xuất lạc hậu hay hiện đại cũng như khối lượng sản xuất của nhà máy cũng ảnh hưởng đến sự ô nhiễm của dòng nước thải. Như vậy với nồng độ chất thải có trong dòng thải cùng với tỷ lệ như trên cho ta thấy và hiểu phần nào sự

ô nhiễm của dòng nước thải khi không qua xử lý mà thải ra ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người dân sống xung quanh.

Và những lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo nhà máy, họ nói gì về sự việc này? Lãnh đạo nhà máy thì lấy đủ lý do để biện hộ cho việc làm sai trái của mình nào là lý do về kỷ thuật, về vốn đầu tư không đủ để thiết lập hệ thống xử lý tốt. Còn lãnh đạo chính quyền thì họ lắc đầu bất lực, họ kéo dài thời gian xử lý… theo những lời nhận định của người dân thì do những công ty này nộp thuế khá cao cho nhà nước nên chính quyền không dám đụng đến cứ thoái thác với lý do đợi chỉ thị cấp trên. Tình trạng này thì không biết người dân phải chịu tình cảnh ô nhiễm đến bao giờ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ THẢO LUẬN HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w