H ình 8: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thả
II.9 LÊ THỊ KIM THƯƠNG:
II.9.1. Thực trạng chất lượng nuớc thải trong nhà máy bia:
Như chúng ta đã biết bia đuợc sản xuất lâu đời trên thế giới, nó là sản phẩm lên men có tác dụng giải khát, tạo sự thoải mái và tăng cường sức lực cho cơ thể
Thành phần chính của bia bao gồm : 80% - 90% là nuớc; 3 - 6% là cồn ; 0,3 – 0,4 H2CO3 và 5 - 10% là các chất tan, trong các chất tan thì 80% là glucid, 8 đến10% là các hợp chất chứa Nito, ngoài ra còn chứa các acid hữu cơ, chất khoáng và một số vitamin.
Nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm: malt đại mạch, nguyên liệu thay thế như: gạo, lúa mì, ngô …; hoa Houblon; men và nước.
Trong đó nước chiếm thành phần chủ yếu, nước dùng để sản xuất bia phài là nước mềm, hàm lượng sắt, magan càng thấp càng tốt, nước phải được khử trùng trước khi đưa vào nấu, đường hóa.
Bia được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau đồng thời cũng là ngành công nghiệp gây ra nhiều tác động tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa ngày càng phát triển nên một số công ty đã vì lợi ích của mình nên đã không ngừng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có việc thải “ nước thải” một cách “ vô tội vạ” vào những dòng sông . Cụ thể là:
• Nước thải của công nghệ sản xuất bia bao gồm:
Nước làm lạnh, nước ngưng, đây là nguồn nước thải ít hoặc gần như không bị ô nhiễm, có khả năng tuần hoàn sử dụng lại .
Nước thải từ bộ phận nấu – đường hóa, chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu, bể chứa, sàn nhà,…nên chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, các chất hữu cơ,…
Nước thải từ hầm lên men là nước vệ sinh các thiết bị lên men, thùng chứa, đường ống, sàn nhà, xưởng,… có chứa bã men và chất hữu cơ.
Nước thải rửa chai, đây cũng là một trong những dòng thải có ô nhiễm lớn trong công nghệ sản xuất bia. Về nguyên lý chai để đóng bia được rửa qua các bước: rửa với nước nóng, rửa bằng dung dịch kiềm loãng nóng (1 - 3% NaOH), tiếp đó là rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài chai và cuối cung là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau đó rửa sạch bằng nước nóng và nước lạnh. Do đó dòng thải của quá trình rửa chai có độ pH cao và làm cho dòng chải chung có giá trị pH kiềm tính.
Kiểm tra nước thải từ các máy rửa chai đối với loại chai 0.5 l cho thấy mức độ ô nhiễm như sau:
Thông số Hàm lượng, mg/ l Thấp Cao Trung bình COD BOD5 Nito NH4 P tổng Cu Zn AOX 810 330 2,05 7,9 0,11 0,20 O,10 4480 3850 6,15 32,0 2,0 0,54 0,23 2490 1723 4,0 12,8 0,52 0,35 0,17 pH = 8,3 đến 11,2
Nước tiêu thụ để rửa 1 chai = 0,3 đến 0,5 l
Trong nước thải chai có hàm lượng đồng và kẽm là do sử dụng loại nhãn dán chai có in ấn bằng các loại thuốc in chứa kim loại.Trong nước thải còn tồn tại AOX là do quá trình khử trùng có dùng chất khử là hợp chất của clo.
Trong sản xuất bia, công nghệ ít thay dổi từ nhà máy này sang nhà máy khác sự khác nhau có thể chỉ là sử dụng phương pháp lên men nổi hay chìm. Nhưng sự khác nhau cơ bản là vấn đề sử dụng nước cho quá trình rửa chai, lon, máy móc, thiết bị,… Điều đó dẫn đến tải lượng nước thải và hàm lượng các chất ô nhiễm của các nhà máy bia rất khác nhau. Ở các nhà máy bia có biện pháp tuần hoàn nước và công nghệ rửa tiết kiệm nước thì lượng nước thấp, như ở CHLB Đức, nước sử dụng và nước thải trong các nhà máy bia như sau:
o Định mức nước cấp: 4-8m3/1000l bia; tải lượng nước thải: 2,5-6m3/1000l bia
o Tải trọng BOD5: 3-6kg/1000l bia; tỷ lệ BOD5: COD = 0,55- 0,7 o Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải như sau:
BOD5 = 1100 đến 1500mg/ lit; COD = 1800 đến 3000mg/ lit o Tổng Nito: 30 đến 100mg/ lit; tổng photpho: 10 đến 30mg/lit
Với các biện pháp sử dụng nước hiệu quả nhất thì định mức nước thải của nhà máy bia không thể thấp hơn 2-3 m3 cho 1000lit bia sản phẩm. Trung bình lượng nước thải ở nhiều nhà máy bia lớn gấp 10 đến 20 lần lượng bia sản phẩm
Lưu lượng dòng thải và đặc tính dòng thải trong công nghệ sản xuất bia còn biến đổi theo chu kỳ và mùa sản xuất.
Sau đây là một số trường hợp vi phạm quá trình xử lý nước thải ở một số nhà máy bia:
• Một nhà máy bia 8 năm không xử lý nước thải:
08-11-2008 00:59:38 GMT +7
(NLĐ)- Sáng 7-11, Phòng Cảnh sát Môi trường-Công an TPHCM (PC36) kết hợp với các đơn vi liên quan đã phát hiện nhà máy bia Fan SaiGon (16/8C Bùi Văn Ba,
phường Tân Thuận Đông, quận 7) do không có hệ thống xử lý nước thải nên đã xả toàn bộ nước thải không qua xử lý ra hệ thống thoát nước mưa, sau đó chảy ra kênh. Lò hơi của nhà máy này sử dụng than đá nhưng không có hệ thống xử lý khí thải, bã men phát sinh trong quá trình sản xuất được nhà máy đưa đi đâu không rõ vì không có hợp đồng mua bán.
Ông Lê Huy Hoàng, cán bộ kỹ thuật, đại diện nhà máy, cho biết nhà máy hoạt động khoảng từ năm 2000 đến nay và có đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy phép đăng ký chất lượng... Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, ông Hoàng không xuất trình được các hồ sơ pháp lý về hoạt động của nhà máy.
Sau khi lập biên bản các hành vi vi phạm, đoàn kiểm tra đã lấy nhiều mẫu nước thải, bã men, các loại bia của nhà máy để xét nghiệm xác định mức độ ô nhiễm và an toàn vệ sinh thực phẩm.
(www.baovietnam.vn) • Phú Yên :Nhà máy bia Sài Gòn gây ô nhiễm môi trường
Wednesday, 09 January 2008 12:44
(LĐ) - Nhà máy bia Sài Gòn (thuộc Cty liên doanh bia Sài Gòn - Phú Yên) nằm ngay trong khu dân cư ở phường 8, TP.Tuy Hoà, đã xả nước thải gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường. Mấy năm nay, người dân ở đây rất bất bình, nhiều lần kiến nghị Cty này xử lý, nhưng sự việc vẫn cứ kéo dài, không giải quyết triệt để.
Dân sống chung với mùi hôi nồng nặc!
Theo nhiều người dân, mùi hôi từ nước thải xả ra của Nhà máy bia Sài Gòn bốc lên vào bất cứ thời gian nào trong ngày, nhưng nhiều nhất là từ 10 giờ đêm trở về sáng. Từ nhiều năm nay, các hộ dân sống xung quanh nhà máy này (thuộc khu phố 2 Nguyễn Trung Trực, phường 8, TP.Tuy Hoà) đã ăn không ngon, ngủ không yên,
Hình 19: Mặc dù miệng cống đã được bịt kín nhưng mùi hôi vẫn bốc lên ảnh hưởng đến khu vực dân cư.
khi hàng ngày phải ngửi mùi hôi thối bốc lên từ các hố ga thu nước bố trí dọc đường Nguyễn Trung Trực.
Ông Võ Đạt - khu phố trưởng khu phố 2 Nguyễn Trung Trực cho biết, nước thải của nhà máy bia đã xả trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước mưa của đường Nguyễn Trung Trực với một lượng quá lớn, mùi hôi bốc lên từ các hố ga làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh. Quá bức xúc, người dân ở đây đã bịt tất cả miệng hố ga thu nước nằm dọc theo đường Nguyễn Trung Trực đoạn từ đường số 10 cũ đến đường Trần Phú nhưng vẫn không hết mùi hôi.
Nhiều người dân bất bình bày tỏ: "Nhà máy mới nâng công suất từ 15 triệu lít/năm lên 23 triệu lít/năm mà đã xả nước thải hôi thối như vậy thì khi nâng lên 50 triệu lít/năm chắc người dân ở khu này phải bỏ nhà cửa mà đi".
Trước thực trạng trên, nhân dân khu phố đã liên tục kiến nghị Cty liên doanh bia Sài Gòn - Phú Yên xử lý nhưng đến nay mọi việc vẫn đâu vào đấy.
Lúng túng trong xử lý ô nhiễm!
Ông Hoàng Thanh Việt, GĐ Cty liên doanh bia Sài Gòn - Phú Yên cho biết, nước thải của Nhà máy bia Sài Gòn được xử lý theo quy trình khép kín. Đầu tiên nước được tập trung vào bể cân bằng để điều chỉnh độ pH, tiếp theo bơm sang bể chỉnh có các chất xúc tác nhằm phân loại các chất cặn bã, sau đó lần lượt vào bể trung gian, bể yếm khí và bể lắng trước khi thải ra ngoài môi trường. Sở dĩ có mùi hôi là do hàng tuần nhà máy phải dọn vệ sinh bể cân bằng theo kiểu dọn ống cống. Tuy nhiên điều này lại không phù hợp thực tế vì bể cân bằng nằm trong khu xử lý nước thải của nhà máy bia còn mùi hôi lại bốc lên từ các miệng hố ga nằm dọc trong suốt chiều dài 1km ở đường Nguyễn Trung Trực.
Cũng theo ông Hoàng Thanh Việt, chính sách của Cty là làm sao bảo đảm môi trường thân thiện với cộng đồng, không làm ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. Khi nhận được kiến nghị của nhân dân, nhà máy đang tìm giải pháp trong đó có dự định làm quạt hút mùi cho qua hệ thống hấp thụ mùi bằng than hoạt tính nhưng vẫn
thấy không ổn nên hiện Cty chưa tìm ra biện pháp xử lý! Sắp tới, Cty cũng sẽ tổ chức đối thoại trực tiếp với các hộ dân xung quanh để cùng bàn giải pháp khắc phục.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Thứng, PGĐ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thừa nhận, mới đây sở đã tổ chức kiểm tra đột xuất và ghi nhận có mùi hôi từ xả thải của nhà máy bia theo phản ánh của nhân dân. Trong tuần tới, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Cty liên doanh bia Sài Gòn - Phú Yên và các cơ quan liên quan sẽ họp để tìm các biện pháp giải quyết!
Đã nhiều năm nhà máy bia này không xử lý ô nhiễm theo kiến nghị của dân. Vì vậy lần này bà con đang rất kỳ vọng và mong chờ nhà máy sớm xử lý dứt điểm mùi hôi thối từ nước thải!
( www.csr.vn)
Nhiễm nước thải của Nhà máy bia Hà Nội
Hanoinet - Đã từ rất nhiều năm nay, ngày ngày người dân ở sau Nhà máy bia Hà Nội ( ngõ 173 Hoàng Hoa Thám ) luôn phải sống trong tình trạng ô nhiễm do nước thải nhà máy bia đổ ra.
Sống chung với rác và nước thải
Nếu ai có dịp phải đi khu vực nước thải nhà máy đổ ra thì đều phải cố bước cho nhanh để thoát rakhỏi khu vực này. Cứ sáng sớm, ống xả nước thải nhà máy lại ầm ầm như thác chảy. Bọt nước tung trắng xóa cùng với đó không biết bao nhiêu rác rưởi tắc ứ tại đó tạo nên một cảnh tượng "đã bẩn nay còn bẩn hơn"..
Em Nguyệt ( học sinh Trường THPT Phan Chu Trinh) sống gần đó tâm sự " Sáng nào em cũng phải đi học qua đây. Mùi chua chua từ cống bốc lên nồng nặc rất khó chịu". Đó cũng là điều dễ hiểu vì đoạn mương này vốn là nơi chứa nước thải của hàng trăm hộ dân xung quanh, lại cộng thêm nước thải từ nhà máy bia khiến không khí khu vực này luôn nồng nặc và hôi thối.
Phản ánh xong, đâu lại vào đấy
Cách đây mấy năm, vào năm 2003, người dân khu phố đã có kiến nghị nhưng đâu lại vào đấy. Mọi việc lại rơi vào quên lãng và người dân lại tiếp tục phải sống chung với mùi chua và hôi nồng nặc từ nước thải nhà máy bia đổ ra.
Đây là một vấn đề đòi hỏi phải có sự tham gia hợp tácgiải quyết ở cả hai phía là nhà máy bia Hà Nội và nhân dân, chính quyền nơi đây mới mong sớm mang lại môi trường trong sạch cho hàng trăm hộ dân sống trong khu vực này.
www.baomoi.com
Phạm Xuân Thịnh - Số nhà 31 ngách 173/134 Hoàng Hoa Thám • Nước thải xuống hồ Trúc Bạch
Hơn 2 năm này, nước thải trong quá trình sản xuất của xưởng bia hơi 59 Nguyễn Khắc Hiếu (Hà Nội) đã được xả trực tiếp xuống hồ Trúc Bạch - nơi có hàng nghìn hộ dân sinh sống.
Hàng loạt các sai phạm của xưởng sản xuất này cũng bị cảnh sát phát hiện như: không có giấy phép khai thác nước ngầm nhưng đã tự ý khoan một giếng nước ngầm để phục vụ sản xuất. Cơ sở không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu dùng trong sản xuất bia mua ngoài thị trường tự do, không có hóa đơn, chứng từ, kiểm định chất lượng...
Hiện cơ sở sản xuất bia trên đã dừng sản xuất. "Chúng tôi đang phối hợp với cơ
quan chức năng tiến hành xét nghiệm mẫu nước thải để xác định các chất nguy
hại. Có thể cơ sở trên phải khắc phục tình trạng môi trường ở hồ Trúc Bạch mà họ đã gây ra", một cán bộ Phòng cảnh sát môi trường Hà Nội nói.
Hà Anh
• Hà nội : Ô nhiễm nghiêm trọng tại một nhà máy sản xuất bia hơi:
Hôm qua 22/5, đoàn công tác Đội 2 - Phòng Cảnh sát môi trường (PC36) - CATP Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát môi trường CAQ Thanh Xuân, Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bia hơi Trang Trung, tại phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, do bà Trương Thị Minh Tâm (SN 1961), HKTT tại tổ 90, phường Nam Đồng, quận Thanh Xuân làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, hồi 9h30 ngày 22/5, chủ cơ sở sản xuất bia hơi Trang Trung không xuất trình được hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường. Cơ sở không có bể chứa và các biện pháp xử lý nước thải, tất cả nước thải được xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước của thành phố.
Mặt bằng sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các thiết bị được sắp xếp ngổn ngang, mất vệ sinh nghiêm trọng. Đoàn kiểm tra ghi nhận, tại mặt sàn
nơi sản xuất có nhiều nước đọng, cát bẩn, hệ thống cống thoát nước thải nhỏ, không đảm bảo việc thoát nước.
Hệ thống máy móc, dây chuyền vận hành, sản xuất bia của cơ sở này đã cũ nát, 100% các thiết bị đều hoen rỉ, bong tróc, quá “date” từ lâu, hầu hết các thiết bị tự chế.
Việc tái sử dụng vỏ bom, vỏ chai đựng bia không đảm bảo vệ sinh, không có hệ thống rửa chai, lọ theo quy định. Mùi chua, hôi bốc ra từ các thùng phi đựng men bia, được bao quanh bởi ruồi, nhặng...
Nhìn hàng trăm lít bia hơi đựng trong những thùng phi nhựa cáu bẩn đang nổi lớp bọt có màu vàng đồng, khiến mỗi thành viên trong đoàn công tác ái ngại, khi biết cao điểm một ngày cơ sở sản xuất này bán ra thị trường Hà Nội không dưới 10.000 lít bia.
Trao đổi với PV, nhân viên vận hành dây chuyền sản xuất bia hơi Trang Trung
thừa nhận: Không hề được đào tạo vận hành dây chuyền sản xuất bia, không được trang bị trang phục theo đúng các quy định.
Thế nên, khi đoàn công tác tới kiểm tra, nhân viên này đang thoải mái mặc quần đùi, và dùng tay khoắng, ngoáy trong các thùng bia. Trong quá trình sang, rót bia ra bom, vỏ chai nhựa, lượng bia rơi vãi tại nền xưởng đều được thu gom, và “tái chế” cho khách hàng sử dụng.
Qua kiểm tra, đoàn công tác ghi nhận việc cơ sở bia Trang Trung đã tự ý đào giếng khoan và sử dụng nước giếng khoan sản xuất bia mà không xin phépcơ quan chức năng. Trong khi dây chuyền lọc nước tại đây chỉ nhìn bằng mắt thường cũng thấy
sự mất vệ sinh nghiêm trọng.
Kết thúc buổi làm việc, đoàn công tác đã yêu cầu chủ cơ sở sản xuất bia Trang Trung khẩn trương bố trí, sắp xếp lại cơ sở sản xuất theo đúng quy định; tăng cường vệ sinh cơ sở, trang bị thêm các thiết bị còn thiếu như: Hệ thống súc, rửa chai lọ đựng bia; giá, kệ đặt các thiết bị; đồng thời phải nhanh chóng tổng vệ sinh toàn bộ cơ sở…