II.6 LÂM THỊ PHƯƠNG:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ THẢO LUẬN HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC (Trang 54)

H ình 8: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thả

II.6 LÂM THỊ PHƯƠNG:

Đối với thị trường thục phẩm ở nước ta hiện nay người sản xuất muốn cung ứng cho người tiêu dùng thực phẩm đạt tiêu chuẩn VSATTP. Vì thế ngoài các công nghệ sản xuất sạch mà ta còn phải quan tâm đến các qui trình xử lí nước thải. Vì có xử lí tốt mới tạo niềm tin cho người tiêu dùng mà còn làm cho môi trường trong sạch không gây ô nhiễm. Tuy nhiên khong phai công ty nào cũng xây dựng hệ thống xử lí nước thải dạt tiêu chuẩn. Mà sau đây là 1 vài phân tích của cá nhân tôi về vấn đề này trong ngành sản xuất bia:

Dưới dây là các nhà máy sản xuất bia gây ô nhiễm trầm trọng đối với môi trường :

Nhà máy bia Sài Gòn –Hoàng Quỳnh

• Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung; xả nước thải vượt

tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên; không thực hiện đầy đủ các nội dung tại

bản cam kết bảo vệ môi trường; không lập hồ sơ đăng ký phát sinh chất thải nguy hại.

• Cho đến ngày 22.4.2008, hệ thống xử lý nước thải của công ty vẫn chưa hoàn thành. Kết quả phân tích mẫu nước thải sau hệ thống xử lý cho thấy lưu lượng BOD, COD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 4 - 7 lần.

• Một vấn đề nữa công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cuối năm 2007, nhưng qua nhiều lần kiểm tra (kể từ khi xây dựng) nước thải sản xuất của công ty vẫn chưa được xử lý. Lý do mà công ty đưa ra là chờ cấy vi sinh thích

hợp. Vậy đến bao giờ công ty mới tìm được vi sinh cấy thích hợp và bao giờ

nước thải của công ty mới đạt tiêu chuẩn môi trường ?

Công ty cổ phần bia Hà Nộ-Quảng Bình (sát quốc lộ 1A, phường Bắc Lý, TP Đồng Hới).

• Lưu lượng nước thải của nhà máy là 6.300m3/tháng được xả vào hồ chứa ngay trước mặt công ty, bên đường quốc lộ 1A. Vì trong nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao nên bốc mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nặng nề đến

đời sống của hàng chục hộ dân thuộc xã Lộc Ninh và tiểu khu 13, tiểu khu 14 phường Bắc Lý, TP.Đồng Hới xung quanh khu vực nhà máy bia.

• Mới đây, Nhà máy Bia đã nâng công suất từ 5 triệu lít/năm lên 20 triệu lít/năm, vì vậy hồ chứa nước thải đã quá tải. Biện pháp xử lý mùi hôi của nhà máy

trước kia là thả bèo tây phủ kín mặt hồ chứa nhưng không còn công hiệu nữa bởi bèo cũng chết vì quá ô nhiễm.

• Tuy nhiên, kết quả phân tích mẫu nước lấy từ hồ chứa nước thải của công ty bia ngày 08/3/2007 do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Quảng Bình thực hiện cho thấy: vẫn có nhiều chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cụ

thể: COD vượt 3,1 lần; BOD5 vượt 3,14 lần; photpho vượt 3 lần; amoniac vượt 1,4.

Nhà máy bia Sài Gòn (178Nguyễn Chí Thanh,Q.5,TP Hồ Chí Minh).

• Từ đó đến nay, nhà máy vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải và khí thải. Toàn bộ nước thải và khí thải được thải trực tiếp ra cống thoát nước thải của khu dân cư.

• Điều đáng nói là tình trạng trên sẽ còn tiếp tục duy trì ít nhất là đến cuối năm 2009.

• Tại thời điểm kiểm tra vào tháng 7.2008 do Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM thực hiện, đoàn kiểm tra đã xác định tổng lưu lượng nước thải của

Nhà máy Bia Sài Gòn khoảng 3.100m³/ngày. Kết quả phân tích mẫu nước và

khí thải cho thấy nước thải phát sinh từ xưởng lên men (lấy tại hố ga chính)

có độ pH vượt tiêu chuẩn cho phép gần 2 lần, COD vượt 8 lần, BOD5 vượt gần 8 lần, coliforms vượt 6 lần.

• Còn kết quả phân tích nước thải phát sinh từ xưởng lên men (lấy tại hố ga gần cổng số 2) có COD và BOD5 vượt tiêu chuẩn khoảng 3 lần, SS vượt gần 1

xưởng nấu, nước thải phát sinh có nồng độ COD và BOD5 vượt tiêu chuẩn lên

đến hơn 9 lần, coliforms vượt hơn 8 lần và SS là hơn 3 lần.

• . Khí thải phát sinh từ lò hơi số 1 có SO2: 2.035 mg/m³ cao hơn tiêu chuẩn

cho phép là 1.500mg/m³; bụi: 418 mg/m³ (tiêu chuẩn 400 mg/m³). Còn tại lò hơi số 4 thì lượng SO2: 2.322 mg/m³ và bụi: 402 mg/m³.

Nhà máy bia Sài Gòn-Phú Yên.

• Nhiều người dân bất bình bày tỏ: "Nhà máy mới nâng công suất từ 15 triệu lít/năm lên 23 triệu lít/năm mà đã xả nước thải hôi thối như vậy thì khi nâng lên 50 triệu lít/năm chắc người dân ở khu này phải bỏ nhà cửa mà đi". Ông Hoàng Thanh Việt, GĐ Cty liên doanh bia Sài Gòn - Phú Yên cho biết, nước thải của Nhà máy bia Sài Gòn được xử lý theo quy trình khép kín. Đầu tiên nước được tập trung vào bể cân bằng để điều chỉnh độ pH, tiếp theo bơm sang bể chỉnh có các chất xúc tác nhằm phân loại các chất cặn bã, sau đó lần lượt vào bể trung gian, bể yếm khí và bể lắng trước khi thải ra ngoài môi trường. Sở dĩ có mùi hôi là do hàng tuần nhà máy phải dọn vệ sinh bể cân bằng theo kiểu dọn ống cống. Tuy nhiên điều này lại không phù hợp thực tế vì bể cân bằng nằm trong khu xử lý nước thải của nhà máy bia còn mùi hôi lại bốc lên từ các miệng hố ga nằm dọc trong suốt chiều dài 1km ở đường Nguyễn Trung Trự.

Nhưng cũng có công ty không ngừng vươn lên hoàn thiện hệ thống xử lí nước thải hoàn chỉnh vươn tới công nghệ sạch:

Công ty SXKD-XNK Hương Sen.

• . Ngay từ khi bước vào đầu tư sản xuất công ty đã chú trọng xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn quy định. Trước thực trạng nước thải trong sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân và đời sống nhân dân khu vực chung quanh.

• Ðể phát triển bền vững, năm 2005 Công ty đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng. Năm 2006, nhà máy xử lý nước thải của công ty chính thức được đưa vào sử dụng. Nhà máy xây dựng theo công nghệ Nhật Bản được Hiệp hội khoa học Việt Nhật đánh giá cao. Với quy trình khép kín, nước thải trong quá trình sản xuất được thu gom theo hệ thống đường

cống chuyển qua hệ thống xử lý nước thải (hố thu, bể tách dẫn, bể điều hòa, bể phản ứng hóa chất). Sau đó chuyển sang ngăn tiêu thụ, tiếp đến bể lắng sơ cấp, bể xử lý sinh học yếm khí, bể xử lý sinh học hiếu khí, bể lắng thử cấp rồi đến bể khử trùng và đưa ra ngoài.

Như vậy, với một quy trình khép kín, nước thải trong sản xuất của công ty sau khi xử lý hàng năm được đánh giá đạt tiêu chuẩn loại B đủ điều kiện để thải ra ngoài. Hiện nay với công suất 80m3/ giờ, nhà máy xử lý nước thải có khả năng đáp ứng khi công ty phấn đấu sản xuất 150 - 200 triệu lít bia/năm. Ðể bảo đảm chất lượng xử lý nước thải, hằng năm, công ty đánh giá kết quả hai lần. Ðồng thời thường xuyên có sáu kỹ sư, chuyên gia Nhật Bản, giám sát chất lượng xử lý. Trong tháng 10-2007, qua kết quả phân tích mẫu nước thải và không khí của trung tâm Công nghệ xử lý môi trường (Bộ Tư lệnh hóa học), Thanh tra Sở TN và MT tỉnh đã có kết luận: Chất lượng sau khi xử lý nước thải đạt loại A cao hơn tiêu chuẩn quy định, giảm tiếng ồn và độ bụi trong sản xuất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ THẢO LUẬN HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w