H ình 8: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thả
II.8 ĐẶNG THỊ TUYẾT NHUNG:
Thế giới hoàn hảo là một thế giới như thế nào nhỉ? Phải chăng đó là một thế giới có đầy đủ tiện nghi về cả vật chất lẫn tinh thần, một thế giới ổn định phồn vinh và không có chiến tranh? Và một khía cạnh để góp phần tạo nên thế giới ấy là một môi trường trong lành và vững chắc mà điển hình và tiêu biểu nhất đó là nguồn nước. Ở Việt Nam có thể nói nước là một tài nguyên vô tận nhưng có ai dám chắc rằng là nước sẽ không bao giờ cạn kiệt. Điều đáng quan tâm hiện nay là vấn đề xử lí nước thải của một số nhà máy, công ty chế biến và sản xuất thực phẩm đã thải ra loại nước thải có hàm lượng lớn chất lơ lửng COD, BOD cao gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy các loại nước thải này cần phải được xử lí trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận. Hiện nay một
số nhà máy công nghiệp nói chung và công nghiệp Sản Xuất Bia nói riêng đã có đầu tư trong việc xây dựng các thiết bị xử lí nước thải tiên tiến hoặc đã đạt được hiệu quả thật đáng thuyết phục hoặc vẫn chưa thật hiệu quả. Bên cạnh đó cung còn phần đông các nhà máy vẫn thờ ơ trước trách nhiệm của mình, họ đã tạo nên và xả lượng nước thải lớn trực tiếp vào môi trường.Trước tình trạng thực tế đó đòi hỏi cần phải áp dụng tốt các biện phap tẩy lọc và xử lí tốt trước khi xả nước thải vào môi trường.
Hiện bình quân cứ một lít Bia được tạo thành thì sẽ có 8-14 lít nước thải được thải ra, và Số lượng này phụ thuộc vào công nghệ và laoi Bia được sản xuất.Các loại nước thải này chứa các chất lơ lửng COD, BOD với hàm lượng lớn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm.Với chất lượng nước thải như thế ta hãy thử nghĩ mà xem, liệu sẽ ra sao nếu như các công ty chế biến Bia cũng như các cổ phần sản xuất các laọi thực phẩm khác cứ liên tiếp và thay phiên nhau xả nước thải trực tiếp ra môi trường? Thật đáng sợ và kinh khủng phải không? Nhưng cũng thật đáng vui mừng là hiện nay nhiều công ty đã có đầu tư rất lớn vào viậc xây dựng hệ thống và công nghệ xử lí nước thải. Trong công nghệ sản xuất Bia thì nước được dùng trong quá trình sản xuất để chuyển thành sản phẩm hoặc dùng ở dạng hơi thì hầu như không bị thải bỏ hoặc thải rất ít.Nước thải trong quá trình này bao gồm:
Nước làm lạnh,nước ngưng, đây là nguồn nước thải ít hoặc gần như không bị ô nhiễm và nó có khả năng tuần hoàn sử dụng lại.
Nước thải từ bộ phận nấu-đường hoá,chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu,bể chứa,sàn nhà…nên chứa nhiều loại tạp chất như:bã malt,tinh bột,chất hữu cơ..
Nước thải từ hầm lên men là nước vệ sinh các thiết bị lên men,thùng chứa…có chứa bã men và các chất hữu cơ.
Nước thải rửa chai, đây cũng là một trong những dòng thải có ô nhiễm lớn trong công nghệ sản xuất Bia.
Mặc dù xuất phát từ hiều nguồn gốc khác nhau nhưng chủ yếu phát sinh từ quá trình rửa,vệ sinh máy móc,thiết bị và vệ sinh nhà xưởng, đặc biệt tập trung ở khu vực lên men, lọc bia và chiết sản phẩm.
Thông số Hàm lượng mg/l Thấp Cao Trung bình COD 810 4480 2490 BOD 330 3850 1723 Nitơ NH4 2,05 6,15 4,0 Photph o tổng 7,9 32,0 12,8 Cu 0,11 2,0 0,52 Zn 0,2 0,54 0,35 AOX 0,1 0,23 0.17 pH=8,3-11,2
Nước tiêu thụ để rửa một chai là 0,3-0,5 lít.
(Theo Giáo Trình Công Nghệ Xử Lí Nước Thải(Trần Văn Nhân &Ngô Thị Nga))
Trong nước thải rửa chai có hàm lượng Cu và Zn là do sử dụng loại nhãn dán chai có in ấn bằng các loại thuốc in chứa kim loại.
Với những đặc trưng riêng biệt vốn có như vậy thì việc sử dụng lượng nước rửa và vệ sinh khá lớn đó là một điều thật hiển nhiên tất yếu.Và một bằng chứng cụ
rằng:Công ty Cổ Phần Bia Rượu Viger đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa lượng nước thải thải ra nên hiện nay đạt được con số tương đối đó là khoảng 200-250 m 3/ngày đêm.
Thực tế cho thấy, đặc tính chung của nước thải trong sản xuất Bia là chứa nhiều chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo,chất rắn ở dạng lằng và lơ lửng,một số chất vô cơ hoà tan,hợp chất Nito và Photpho.Các chất này sẽ được oxi hóa bởi vi sinh vật,tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2,H2O,NH3 và sản phẩm trung gian là rượu,andehit,acid…Đây là nguồn gây ô nhiễm cao nếu thải trực tiếp ra môi trường.Nói tóm lại, nó có chứa nhiều chất dễ phân huỷ sinh học nên có màu nâu thẫm.Ngoài ra tuỳ theo nườc thải ở bộ phận nào thì có độ pH khác
nhau.Chẳng hạn như nước thải trong quá trình lên men có tính acid,nước thải rửa chai có tính kiềm…Và hàm lượng oxi hoà tan trong nước thải của nhà máy Bia rất
nhiều lần.Ví du:COD với hàm lượng 600-2400 mg/l , BOD với hàm lượng 310-1400 mg/l,tính ra thì trung bình thì lớn hơn gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép.Các chỉ số này thường không ổn định và nó có giá trị thay đổi theo thời gian trong ngày(có giá trị cao vào thời điểm xả nước rửa bã nồi nấu và thùng lên men và lưu lượng dòng thải cũng như đặc tính dòng thải trong công nghiệp sản xuất Bia cũng thế,nó cũng biến đổi theo chu kì và theo mùa.Nhìn chung,tai Việt Nam,để sản xuất 100 lít Bia sẽ thải ra khoảng 2 kg chất rắn lơ lửng,10 kg BOD5,pH dao động trong khoảng 5.8-8.Cá biệt tại một số địa phương,hàm lượng chất ô nhiễm ở mức cao:BOD5 1700-2700mg/l,COD 3500- 4000mg/l,SS 250-350mg/l…Ta thấy được rằng với các chỉ số gây ô nhiễm khá cao như trên và hệ thống xử lí nước không được đảm bảo như vậy thì chất lượng nước thải sau xử lí sẽ không đạt tiêu chuẩn thải là tất nhiên.Nhưng với tinh thần trách nhiệm và nhận thức đúng đắn của một số nhà kinh doanh nhân đạo,công ty cổ phần Bia Rươu Viger đã có những quan tâm đến tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường.Vì vậy công ty đã triển khai xây dựng một hệ thống xử lí nước thải với kinh phí gần một tỉ đồng thực hiện với công suất 300m3/ngày đêm ngay sau khi xây dựng và thành lập. Đây là một tấm gương đáng trân trọng và cần phải noi theo để cùng nhau bảo vệ môi trường trong sạch, vững mạnh của chúng ta.Mà một khâu quan trọng đó là phải xử lí tốt nguồn nước thải trước khi xả vào tự nhiên.Với những đầu tư lớn lao của Viger đã dẫn đến kết quả khá khả quan:Tháng 1/2007 Trung Tâm Quan Trắc và Bảo Vệ Môi Trường đã lấy mẫu và phân tích cho thấy:”Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ dây chuyền sản xuất và hệ thống xử lí nước thải của công ty hoạt động bình thường.Chất lượng môi trường nước thải nếu so sánh với TCVN 5945-2005,nước thải công nghiệp-tiêu chuẩn thải-giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp(đạt mức B) cho thấy,nước thải không màu,không mùi khó chịu,hàm lượng COD dao động từ 78,2-80 mg/l;BOD5 dao động từ 40-47 mg/l sấp xỉ đạt TCCP và các chỉ tiêu khác đều nhỏ hơn TCCP(Số liệu theo C.A-
http://www.baophutho.org.vn)
Ngoài Viger ra còn có công ty LD nhà máy Bia Việt Nam VBL-cũng đã thực hiện tốt công tác xử lí nước thải.Công ty không những chú trọng vào việc đầu tư cho sản xuất sản phẩm mà VBL luôn đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu.VBL đã đầu tư trên 3 triệu USD cho hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại
Việt Nam với công suất xử lí 1,5 triệu hectolit nước mỗi năm,có khả năng xử lí tàon bộ nước thải của nhà máy từ nước thải công nghiệp đến nước thải sinh hoạt bằng các phương pháp xử lí yếm khí và hiếu khí. Để chứng minh cho sự thành công với sự đầu tư qui mô như vậy và chứng tỏ rằng chất lượng nước thải là một thắng lợi lớn thì VBL đã xây dựng một hồ nuôi hàng ngàn con cá diêu hồng và cá chép ở cuối hệ thống xử lí nước thải. Đây là sự hoàn hảo về chất lượng nước thải sau khi đã xử lí_đó cũng là một cảnh tượng gây thích thú và ngạc nhiên cho các đoàn tham quan nhà máy(Theo
http://irv.moi.gov.vn)
Rồi đến nhà máy Bia Sài Gòn _Hoàng Quỳnh - một công ty vốn có tiếng như là một đơn vị điển hình vi phạm môi trường với cái nhìn tổng thể,tiêu biểu là việc thải nước thải trực tiếp không qua xử lí vao môi trường.Nhưng hiện nay hình ảnh ấy đã không còn mà đã được cải thiện.Thay vào đó môi trường xung quanh nhà máy bắt đầu ngày càng trong sạch hơn với sự đầu tư hệ thống xử lí nước thải tiên tiến,chất lượng nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn loại B.
Song song với những niệm vui hân hoan ấy lại là nổi sợ hãi,kinh hoàng luôn ám ảnh hàng trăm hộ dân chỉ vì nước thải Bia thối.Theo như người dân phản ánh thì” khi đi qua hồ chứa nước thải của công ty Cổ Phần Bia Hà Nội_Quảng Bình ai cũng phải bịt mũi chạy thật nhanh”. Đây còn được gọi là “Hồ Tra Tấn”.Nói vậy thì chúng ta cũng đã hình dung được một phần nào đó về điều j đã và đang xảy ra ở đây rồi phải không? Đây là một công ty thuộc Tổng công ty Bia Rượu 75 nước giải khát Hà Nội.Với lưu lượng nước thải là 6300 m3/tháng được xả vào hồ nước trước mặt công ty,bên dường quốc lộ 1A. Vì như đã biết thì trong nước thải sản xuất Bia có hàm lượng chất hữu cơ cao nên đã bốc mùi gây o nhiễm không khí., ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của nhiều hộ dân ở đây. Theo thông tin được cập nhật mới đây thì nhà mày Bia đã nâng cao công suất từ 5 triệu lít đến 20 triệu lít mỗi năm.vì vậy mà hồ chứa đã quá tải.Với hàm lượng chất ô nhiễm như thế mà công ty lai chỉ có biện pháp xử lí thật sơ xài nhằm giảm thiểu mùi hôi đó là thả nuôi bèo tây phủ kín cả mặt hồ chứa nhưng nay thì không còn tác dụng gì nữa bởi bèo cũng đã chết vì quá ô nhiễm.Một thực trạng thật quá khủng khiếp phải không? Vậy mà họ đã sinh sống tại đây đã ngần ấy năm rồi đó.Liệu người dân ở đây sẽ sống ra sao trong một môi trường đáng sợ như thế và họ phải gánh chịu hậu quả này trong bao lâu nữa? Thật quá bức xúc, thế là công văn phản
ảnh cũng đã được gửi và được Hội Đồng Nhân Dân tỉnh, Sở Tài Nguyên _Môi trường và chính quyền phường Bắc Lý trực tiếp làm việc với Ban giám đốc về vấn đề này.Tuy nhiên,kết quả phân tích lấy mẫu từ hồ chứa ngày 8/3/2007 do Trung Tâm Quan Trắc và Kĩ Thuật Môi Trường Quảng Bình thực hiện cho thấy vẫn còn nhiều chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: COD vượt 3,1 lần; BOD5 vượt 3,14 lần; photpho vượt 3 lần; NH3 vượt 1,4 lần…(Số liệu theo VietNamNet)
Không chỉ dừng lại ở đó,nhà máy Bia Sai Gòn_Hoàng Quỳnh thuộc công ty cổ phần Bia Sài Gòn _Bình Tây có trụ sở tại A73/I đường số 7 KCN Vĩnh Lộc.Hiện nay công ty này đã sáp nhập với Tổng công ty Bia Rượu nước giải khát Sài Gòn.Tuy đã hoạt động từ 2004 nhưng đến nay hệ thống xử lí nước thải vẫn chưa hoàn thành.Ngày 22/4/2008,sau khi lấy mẫu nước thải phân tích kết quả cho thấy chất lượng nước vẫn chưa đạt tiêu chuẩn để thải ra ngoài:lưu lượng BOD và COB vượt TCCP tư 4-7 lần. (Theo Minh Xuân).
Thậm chí xưởng Bia Cổ tại 59 Nguyễn Khắc Hiếu (Hà Nội) từ 2 năm nay vẫn điềm nhiên xả thẳng nước thải làm bia xuống hồ Trúc Bạch. Hay công ty Bia Hà Nội _Quảng Bình xả trộm nước thải ra đồng.Hậu quả gây ra thật nặng nề và không thể tưởng tượng được: làm chết tôm,cá và thối rửa gốc dẫn đến chết rụi gần 15 ha lúa vụ hè thu 2008 ở phường Đồng Phú , thiệt hại khoảng 5 triệu đồng/ha. (Theo Lam Giang).
Và đây một sự thật khiến ta không khỏi đau lòng, nhà máy Bia Sài Gòn tại 178 sản xuất từ 1977.Tuy đã được xây dựng và hoạt động lâu như thế nhưng đến nay nhà máy vẫn chưa có hệ thống xử lí nước thải và khí thải.Toàn bộ nước thải và khí thải được thải tr ực tiếp ra cống thoát nước thải của khu dân cư.Cứ ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm khác mà công ty đã tồn tại 31 năm rồi đấy.Và điềuđáng nói là tình trạng này có lẽ sẽ còn tiếp tục nữa và duy trì ít nhất là đến cuối năm 2009.Trước sự bàng hoàng, lo lắng của người dân và sự thật không thể chấp nhận được thì đến tháng 7/2008 sỡ tài nguyên và môi trường TPHCM thực hiện kiểm tra đã xác định tổng lưu lượng nước thải của nhà máy khoảng 3100 m3/ngày. Kết quả phân tích mẫu nước thải phát sinh từ xưởng lên men (lấy tại hồ ga chính) có độ pH vượt TCCP gần 2 lần, COD vượt 8 lần, BOD5 vượt gần 8 lần , colyforms vượt 6 lần. Còn kết quả phân tích nuớc thải phát sinh từ xưởng lên men (lấy tại hồ ga số 2) có COD và BOD5 vượt tiêu chuẩn khoảng 3 lần ,SS vượt gần 1 lần. Cá biệt coliforms vượt TCCP lên đến 18600 lần. Tại
xưởng nấu,nước thải phát sinh có nồng độ COD,BOD vượt tiê chuẩn lên đến hơn 9 lần ,coliforms vượt hơn 8 lần, SS vượt hơn 3 lần. (Theo SGGP)
(http:/www.laodong.com.vn)
Với những thực trạng đáng tiếc như thế thì đòi hỏi các đoàn công tác chuyên nghiên cứu và kiểm tra cần đẩy mạnh và thường xuyên khảo sát chất lượng nước của cá công ty doanh nghiệp để họ thục hiện tốt nhiệm vụ và chức trách của mình. Đồng thời khuyến khích đầu tư và phát triển-xây dựng hệ thống xử lí nước thải với công nghệ cao nhằm đạt chất lượng tốt để tái tạo nguồn nước thải trả lại thiên nhiên theo đúng tiêu chuẩn. Không những chỉ xử dụng biện pháp xử lí tốt nước thài mà còn phải tăng cường giảm thiểu tối đa lượng nước thải và các chất gây ô nhiễm. Do đặc tính của nước thải trong công nghệ sản xuất Bia có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao ở trạng thái hoà tan và trạng thái lơ lững, trong đó chủ yếu là hidrocacbon, protêin và cá chất hữu cơ. Đây là các chất có khả năng phân huỷ sinh học. Tỉ lệ giữa BOD5 và COD nằm trong khoảng 0,5 - 0,7 thích hợp với phương pháp xử lí sinh học. Tuy nhiên trong những trưởng hợp thiếu các chất dinh dưỡng như nitơ và photpho cho quá trình phát triển của vi sinh vật cần phải bổ sung kịp thời. Và nước thải trước khi đưa vào xử lí sinh học cần qua sàng, lộc để tách các tạp chất khô như giấy nhãn, nút bấc và các loại hạt rắn khác. Đối với dòng thải rửa chai có giá trị pH cao cần được trung hoà bằng khí CO2 của quá trình lên men hay bằng khí thải nồi hơi. Bằng phương pháp xử lí sinh học (phương pháp bùn hoạt tính, màng sinh học hiếu khí,hồ sinh học hiếu khí ,pp yếm khí…) trong công nghệ sản xuất Bia nói riêng và các pp khác như pp cơ học, pp lý hóa trong các công nghệ sản xuất tác phẩm nói chung hy vọng rằng các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình giảm bớt nâng cao chất lượng nước thải sau xử lí.Bên cạnh đó đòi hỏi các cơ quan chức năng nhà nước cần phải giám định hành vi của các nhà sản xuất để có những biện pháp xử lí kịp thời . Đồng thời tạo điều kiện cho mọi nhà máy có thể xây dựng được một hệ thống xử lí nước thải hoàn thiện và đưa ra những hình thức xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm kèm theo khen thưởng các