II.10 NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ THẢO LUẬN HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC (Trang 95)

H ình 8: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thả

II.10 NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM:

Sản xuất bia là một ngành sản xuất đồ uống thuộc ngành công nghiệp thực phẩm nên trong quá trình sản xuất phải sử dụng rất nhiều nước. Nước thải trong sản xuất bia chủ yếu phát sinh từ quá trình rửa, vệ sinh máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng; tập trung ở các khu vực lên men, lọc bia và chiết sản phẩm.

(http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/kinh- te/100CFBCAE4B/2008/2/11461F86841/).

Nước thải trong sản xuất bia giàu các hợp chất hữu cơ như tinh bột, xenluloza, các loại đường, axit, các hợp chất phốt pho, nitơ… Các chất này sẽ được oxi hoá bởi vi sinh vật, tạo ra sản phẩm cuối là CO2, NH3, H2O và sản phẩm trung gian là rượu,

andehit, axit… Đây là nguồn gây ô nhiễm cao nếu trực tiếp thải ra môi trường. Ở nước ta hiện nay, để sản xuất 1000 lít bia sẽ thải ra khoảng 2kg SS, 10kg BOD5, pH từ 5,8 – 8. Đặc biệt, ở một số nơi, hàm lượng chất ô nhiễm ở mức cao: BOD5 1700 – 2700 mg/l, COD 3500 – 4000 mg/l, SS 250 – 350 mg/l, PO43- 20 – 40 mg/l, N-NH3 12 – 15 mg/l. (http://viethoagroup.net/detail_product.aspx?product_id=81).

Theo kết quả phân tích mẫu được Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường thực hiện, các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS tại vị trí cống thải sau hệ thống xử lý của công ty Bia Á Châu cao hơn tiêu chuẩn cho phép (đối với nước thải cấp độ B) từ 1,4 đến 7,7 lần. (http://www.tnmtthainguyen.gov.vn/index.php?

cires=News&in=viewst&sid=3300).

Theo công ty cổ phần bia rượu Viger, hàm lượng oxi hoà tan trong nước thải của nhà máy bia rất thấp: COD 600 – 2400 mg/l, BOD5 310 – 1400 mg/l, trung bình lớn hơn 10 lần tiêu chuẩn cho phép.

(http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/kinh- te/100CFBCAE4B/2008/2/11461F86841/).

Thực tế cho thấy, nước thải trong sản xuất bia đều có những đặc tính chung là chứa nhiều chất gây ô nhiễm với các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo, chất rắn ở dạng lắng và lơ lửng, một số chất vô cơ hòa tan, hợp chất nitơ và phốt pho. Vì phần lớn lượng chất thải của ngành sản xuất bia đều có nguồn gốc sinh học nên chúng dễ bị

phân hủy sinh học, do đó chúng ta cần ứng dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải nhằm giảm bớt ô nhiễm môi trường cho các nhà máy sản xuất bia.

Để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải, phương pháp sinh học dựa trên sự hoạt động của vi sinh vật, chúng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình phát triển, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản do đó sinh khối của các vi sinh vật tăng lên.

Quá trình xử lý nước thải có thể chia ra làm 2 quá trình chính là phân huỷ yếm khí và hiếu khí. Mỗi phương pháp xử lý đều có các ưu điểm và nhược điểm khác nhau: phương pháp yếm khí có ưu điểm lượng bùn sinh ra ít, tiêu tốn ít năng lượng (không cần sục khí) và tạo ra khí metan có giá trị năng lượng (Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 2006) nhưng lại không xử lý được nitơ và phốt pho; trong khi đó phương pháp xử lý hiếu khí xử lý được nitơ và phốt pho, nhưng lại sinh nhiều bùn, tiêu tốn nhiều năng lượng cho sục khí và chi phí vận hành cao.

( http://viethoagroup.net/detail_product.aspx?product_id=8 ).

Do đó, để đạt được hiệu qủa về xử lý nước thải cũng như hiệu qủa về kinh tế, ta kết hợp cả hai phương pháp xử lý yếm khí và kị khí qua sơ đồ hệ thống xử lý nước thải.

Hình 23: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải.

(Nguồn: http://viethoagroup.net/detail_product.aspx?product_id=8 )

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ THẢO LUẬN HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w