II.5 NGUYỄN THỊ PHỤNG:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ THẢO LUẬN HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC (Trang 51)

Trong những năm gần đây, ngành đồ uống của nước ta phát triển nhanh chống. Đặc biệt là ngành sản xuất bia. Do nhu cầu về loại thức uống này càng tăng cao theo nhịp điệu tăng trưởng của kinh tế. Ước tính tiêu thụ bia bình quân đạt 18 lít trên đầu người. Sự tăng trưởng của ngành bia kéo theo vấn đề chất thải sản xuất, nhất là nước thải có độ ô nhiễm cao đe dọa nghiêm trọng tới môi trường.

Đặc tính nước thải của công nghệ sản xuất bia có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao ở trạng thái hòa tan và trạng thái lơ lửng, trong đó chủ yếu là hydratcacbon, protein và các axít hữu cơ, là các chất có khả năng phân hủy sinh học.

Lưu lượng và đặc tính dòng nước thải trong công nghệ sản xuất bia còn biến đổi theo quy mô, sản lượng và mùa sản xuất. Tại Việt Nam, để sản xuất 1.000 lít bia, sẽ thải ra khoảng 2 kg chất rắn lơ lửng, 10 kg BOD5, pH dao động trong khoảng 5,8 - 8. Cá biệt, tại một số địa phương, hàm lượng chất ô nhiễm ở mức cao: BOD5 1700- 2700mg/l; COD 3500-4000mg/l, SS 250-350mg/l, PO43- 20-40mg/l, N-NH3 12- 15mg/l. Ngoài ra, trong bã bia còn chứa một lượng lớn chất hữu cơ, khi lẫn vào nước thải sẽ gây ra ô nhiễm ở mức độ cao.

(<http://viethoagroup.net/detail-product.aspx?product-id=81>)

Do đó, việc xử lý nước thải trong công nghiệp sản xuất bia là vấn đề hết sức quan trọng.

Theo kết quả nghiên cứu của thế giới, chỉ có phương pháp sinh học để xử lý loại nước này là tốt nhất.Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh

vật để phân huỷ các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình phát triển, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối chúng được tăng lên. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxi hoá sinh hoá.

( Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 1999. Giáo Trình Công Nghệ Xử Lý Nước Thải. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội . Trang 181)

Nước thải trước khi đưa vào xử lý sinh học cần qua sàng, lọc, để tách các tạp chất khô như nút bấc, giấy nhãn và các loại chất rắn khác. Đối với dòng chảy rửa chai có giá trị pH cao cần được trung hòa bằng khí CO2 của quá trình lên men hay bằng khí thải nồi hơi.

Nước thải bia cần được xử lý yếm khí trước khi xử lý hiếu khí để giảm tải trọng ô nhiễm. Vì phương pháp yếm khí xử lý nước thải có lượng chất hữu cơ ô nhiễm cao(COD > 2000 mg/l) và có ưu điểm lượng bùn sinh ra ít, tiêu tốn ít năng lượng và tạo ra khí metan có giá trị năng lượng. Vì vậy trong xử lý nước thải cần kết hợp cả hai phương phap yếm khí và hiếu khí.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ THẢO LUẬN HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w