H ình 8: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thả
II.7.1 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM
THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM
Trong một xã hội hiện đại, đi đôi với sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Có một thực tế không thể phủ nhận. Hầu hết các quốc gia đều hướng đến mục tiêu phát triển công nghiệp. Vì nó đáp ứng được nhu cầu sống của con người cũng như nhu cầu phát triển của đất nước. Song, công nghiệp đã và đang hủy hoại môi trường sống của con người- trong đó có môi trường nước. Những công trình đồ sộ hàng năm mang lại cho con người không ít tiền của. Điều này ai cũng biết. Tuy nhiên, có một hiện trạng mà họ không biết hoặc phớt lờ. Chỉ riêng nguồn nước ô nhiễm mà họ thải ra môi trường như sông, hồ đã làm nhà nước tiêu tốn một khoảng tiền khổng lồ để xử lý. Bởi theo GSTS Lâm Minh Triết - Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Môi trường nước:
“Chúng ta bỏ ra 1 tỷ USD cho công tác bảo vệ sông bây giờ thì vẫn ít hơn rất nhiều so với hàng chục tỷ USD sẽ phải bỏ ra cho công tác khắc phục ô nhiễm dòng sông sau này (Nguồn: www.vietbao.vn ). Đây là khoảng chi phí để phục hồi sông Sài Gòn. Tình trạng nguồn nước ô nhiễm đã được khuyến cáo rộng rãi. Nhà nước ta đã đưa ra chiến
lược phát triển công nghiệp bền vững. Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường là bảo vệ nguồn sống cho thế hệ mai sau. Tuy nhiên đây là một quá trình lâu dài. Nó cần sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước kết hợp với sự nỗ lực của tất cả các tập đoàn, doanh nghiệp và cá nhân. Hiện tại, có những doanh nghiệp đã vi phạm luật bảo vệ môi trường của nhà nước Việt Nam. Trong đó có các danh nghiệp chế biến thực phẩm. Nguồn nước mà họ thải ra môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hậu quả là môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao. Ngoài thời gian làm việt mệt mỏi, con người đòi hỏi nhu cầu ăn uống, giải trí. Điều đó thúc đẩy công nghiệp thực phẩm phát triển nhất là công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát. Ở khắp mọi nơi từ Bắc chí Nam, từ nhà hàng đến các quán nhậu, quán bar không thể vắng mặt những ly bia tươi ngon lành. Việt Nam có một lượng tiêu thụ bia rất lớn. “Trên thực tế, sản lượng bia ở Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian qua từ 1,29 tỷ lít năm 2003 tăng lên 1,37 tỷ lít năm 2004 (gấp 2 lần so với năm 1997); 1,5 tỷ lít năm 2005; 1,7 tỷ lít trong năm 2006; 1,9 tỷ lít trong năm (tăng 19.1%); dự kiến 2008 sẽ vượt 2 tỷ lít và dự báo đến năm 2010, tổng sản lượng bia trong nước ước đạt 2,7 tỷ lít, tăng 45% so với năm 2007.” ( Nguồn: www.vietnamnet.vn ). Hiện nay, nước ta có khoảng 500 cơ sở sản xuất bia lớn, nhỏ. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do nước thải của các nhà máy này là rất lớn. Nhiệm vụ của các công ty sản xuất bia là phải kết hợp vừa sản xuất vừa trang bị một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh để góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời duy trì sự phát triển bền vững, lâu dài. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp vi phạm.
Điển hình có:
II.7.1.1. Một xưởng sản xuất bia xả nước thải trái phép xuống hồ Trúc Bạch:
“Khoảng 9h30 ngày 9/9, Phòng Cảnh sát Môi trường - CATP Hà Nội phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường Ba Đình, đội Cảnh sát Môi trường quận Ba Đình bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất bia tại 59 Nguyễn Khắc Hiếu. Khi chúng tôi có mặt tại hiện trường, 12 thùng chứa bia có dung tích 1.500 lít, 3 nồi nấu, 1 nồi đun nước sôi, 1 máy ép, 1 nồi hơi trên diện tích khoảng 100m2 đang hoạt động. Công suất tối đa của cơ sở này là 500lít/ngày. Quy trình sản xuất bia tại đây là từ gạo, lúa mạch, men bia, đường cho vào các thùng chứa để ủ lên men trong 25 ngày; sau đó, lọc ra sản phẩm là
bia, đóng bom bán ra thị trường. Trong quá trình sản xuất, CO2 được dùng để tạo bọt.
Hình 9: Hệ thống thùng chứa bia. Hình 10: Hố ga nằm ngay sát thùng chứa bia
Không khó để nhận ra, tại đây không có hệ thống xử lý nước thải. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trong quá trình hoạt động, nước thải sản xuất được... xả thẳng xuống hồ Trúc Bạch.”
Hình 11: Cơ sở sản xuất bia nhìn từ Hình 12: "Bể" lọc của cơ sở sản xuất bia bên ngoài.
Hình 13: Một góc hồ Trúc Bạch nhìn từ trên cao xuống.
Hồ Trúc Bạch có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân trong một khu vực rộng. Nó có vai trò điều hòa sinh thái, cung cấp nước, tạo ra một nét cảnh quan cho cuộc sống con người. Do đó, hồ Trúc Bạch cần được bảo vệ. Nếu có nhiều cơ sở xã nước chưa qua xử lý thẳng xuống hồ Trúc Bạch như cơ sở trên thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Vì vậy, các cơ quan cần tăng cường công tác điều tra, giám sát để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm. Đồng thời người dân trong khu vực nên mạnh dạn tố cáo nếu phát hiện sai phạm nhằm bảo vệ cuộc sống của chính mình.
II.7.1.2. Công ty cổ phần bia Hà Nội- Quảng Bình bị bắt quả tang gây ô nhiễm môi trường:
“Ngày 25/7, Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Bình đã bắt quả tang công nhân của Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình (tiểu khu 13, phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới) đang xả nước thải ra kênh thủy lợi.
Công nhân nhà máy bia đã xả nước thải từ nơi sản xuất ra kênh dẫn nước tưới của công trình thủy lợi Phú Vinh bên cạnh nhà máy. Nước thải của nhà máy bia đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm, cá và lúa của bà con nông dân phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới.
Đây không phải là lần đầu tiên Công ty này xả nước thải sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Tháng 4/2007, người dân sống xung quanh Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình đã phải “kêu cứu” vì nước thải bia thối. Mặc dù đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng công ty này vẫn không xử lý triệt để và vẫn tái vi phạm.”
(Nguồn: www.vnchanel.net )
Các nhà máy không chỉ sản xuất ra sản phẩm bia mà thực chất nó còn có quan hệ đến các ngành kinh tế khác như là sản xuất nông nghiệp của những người dân xung quanh. Như vậy lợi ích mà nhà máy thu được so với thiệt hại gây ra là không thỏa đáng. Do đó, chúng ta cần có những biện pháp xử lý để bảo vệ môi trường và quyền lợi của những người bị ảnh hưởng.
II.7.1.3. Nhà máy bia Dung Quất và Công ty cổ phần Quãng Ngãi:
“Qua kiểm tra, Nhà máy bia Dung Quất hoạt động vượt công suất thiết kế đến 40 triệu lít/năm nhưng chưa thực hiện đầy đủ thủ tục về môi trường theo quy định; chưa lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định. Mỗi ngày, nhà máy thải hơn 1.140 m3 nước, vượt tiêu chuẩn cho phép và không được xử lý, xả trực tiếp vào ao nuôi bèo, sau đó chảy ra mương nước thải chung của Khu công nghiệp Quảng Phú dẫn ra sông Trà Khúc.
Nhà máy cồn rượu của Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi trung bình mỗi ngày thải ra sông Trà Khúc hơn 3.000 m3 nước chưa qua xử lý, vượt tiêu chuẩn hơn 10 lần. Phân xưởng sản xuất hơi thải từ 3 đến 5m3 nước/ngày không qua xử lý đưa vào hệ thống cống chung Công ty và đổ ra sông Trà Khúc...”. (Nguồn:
www.vovnews.vn )
“Cơ sở sản xuất bia hơi Trang Trung, tại phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, do bà Trương Thị Minh Tâm (SN 1961), HKTT tại tổ 90, phường Nam Đồng, quận Thanh Xuân làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, hồi 9h30 ngày 22/5, chủ cơ sở sản xuất bia hơi Trang Trung không xuất trình được hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường. Cơ sở không có bể chứa và các biện pháp xử lý nước thải, tất cả nước thải được xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước của thành phố.
Hệ thống máy móc, dây chuyền vận hành, sản xuất bia của cơ sở này đã cũ nát, 100% các thiết bị đều hoen rỉ, bong tróc, quá “date” từ lâu, hầu hết các thiết bị tự chế.
Nhìn hàng trăm lít bia hơi đựng trong những thùng phi nhựa cáu bẩn đang nổi lớp bọt có màu vàng đồng, khiến mỗi thành viên trong đoàn công tác ái ngại, khi biết cao điểm một ngày cơ sở sản xuất này bán ra thị trường Hà Nội không dưới 10.000 lít bia.” ( Nguồn: www.tin247.com ).
Hình 14: Dây chuyền sản xuất bia cũ nát. Hình 15: Bọt bia có màu vàng đồng Với một cơ sở sản xuất xuống cấp như thế, thiết nghĩ cần cho ngừng sản xuất đến khi công ty phục hồi dây chuyền sản xuất, và xây dựng một hệ thống xử lý nứơc thải hoàn chỉnh. Vì với những sản phẩm bia kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như thế sẽ có tác hại xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến uy tín về chất lượng ngành sản xuất bia cũng như sản xuất chế biến thực phẩm trong cả nước.