Các mức độ CPTTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (Trang 30)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3.Các mức độ CPTTT

Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách phân loại mức độ CPTTT khác nhau.

Các tác giả cuốnSổ tay thống kê – chẩn đoán những rối nhiễu tâm thần IV (DSM-IV) sử dụng chỉ số trí tuệ (IQ – Intelligent Quotien) làm tiêu chí phân loại mức độ CPTTT và đã phân ra làm 4 mức độ như sau:

Loại nhẹ: Chỉ số thông minh (IQ) của trẻ từ 50-70. Trẻ thuộc loại này chiếm 75% tổng số trẻ CPTTT. Những đứa trẻ này có thể giáo dục được, có khả năng tự chăm sóc và hòa nhập xã hội, có thể làm những công việc đơn giản, ít cần sự giúp đỡ.

Loại trung bình: Chỉ số thông minh của trẻ từ 35-49. Trẻ thuộc loại này có thể huấn luyện được. Nếu được tác động từ bé, khi trưởng thành có thể tự chăm sóc, có thể làm những công việc đơn giản. Chúng cần sự trợ giúp ở một số thời điểm nào đó.

Loại nặng: Chỉ số thông minh của trẻ từ 20-34. Trẻ thuộc loại này cần theo dõi thường xuyên và cần trợ giúp hàng ngày

Loại rất nặng: Chỉ số thông minh của trẻ dưới 20. Trẻ thuộc loại này cần chăm sóc đặc biệt và trợ giúp thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc, trẻ có thể bị thêm một số bệnh khác như nghe kém, động kinh…[17].

Trẻ CPPTT dù ở mức độ nào cũng cần được phục hồi chức năng để cải thiện các kĩ năng mà trẻ bị thiếu hụt.

Hiệp hội CPTTT Mỹ (AAMR) sử dụng tiêu chí thích ứng để phân loại mức độ CPTTT và phân ra 4 mức hỗ trợ nhƣ sau:

Hỗ trợ không thường xuyên: là loại hỗ trợ dựa theo nhu cầu, nó được xác định trên cơ sở bản chất của từng giai đoạn và cá nhân không phải lúc nào cũng cần được hỗ trợ hoặc chỉ cần hỗ trợ ngắn hạn trong những giai đoạn chuyển đổi của cuộc sống. Loại hỗ trợ này có thể ở mức cao hoặc thấp.

Hỗ trợ có giới hạn: mức độ hỗ trợ tùy theo thời điểm và hạn chế về thời gian chứ không phải là hình thức hỗ trợ gián đoạn. Hình thức hỗ trợ này có thể đòi hỏi ít nhân viên hơn và kinh phí cũng thấp hơn các mức độ hỗ trợ học tập trung/chuyên sâu.

Hỗ trợ mở rộng: là loại hỗ trợ thường xuyên và ở mức độ cao; hỗ trợ nhiều trong môi trường và trong cuộc đời. Loại này cần sự tham gia của nhiều người, nó là hình thức hỗ trợ mang tính xâm nhập nhiều hơn là hỗ trợ mở rộng hay hỗ trợ hạn chế về thời gian.

Hỗ trợ toàn diện: là loại hỗ trợ thường xuyên và ở mức độ cao, hỗ trợ trong nhiều môi trường và trong suốt cuộc đời. Loại hỗ trợ này cần sự tham gia của nhiều người, nó là hình thức hỗ trợ, mang tính xâm nhập nhiều hơn và hỗ trợ mở rộng hay hỗ trợ hạn chế về thời gian [17].

Nguyễn Khắc Viện dùng phương pháp đo trí tuệ để phân loại mức độ CPTTT và chia thành 4 mức độ như sau:

Chỉ số trí tuệ 70 – 80 là CPTTT nhẹ Chỉ số trí tuệ 50 – 70 là CPTTT vừa Chỉ số trí tuệ 50 – 30 là CPTTT nặng Chỉ số trí tuệ dưới 30 là CPTTT rất nặng

Kisler (1964) cũng phân loại CPTTT thành 4 mức như sau: Mức nhẹ: chỉ số trí tuệ là 53 – 69

Mức trung bình: chỉ số trí tuệ là 36 – 52 Mức nặng: chỉ số trí tuệ là 20 – 25 Mức rất nặng: chỉ số trí tuệ dưới 20

Việc phân loại mức độ CPTTT giúp chúng ta có cơ sở đoán biết mức độ hành vi của đứa trẻ, biết được điều kiện thể chất và đặc biệt là mức độ, hình thức chăm sóc cần thiết cho đứa trẻ.

Ở nước ta hiện nay, các chuyên gia, các thầy cô giáo và các cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt đang sử dụng phân loại CPTTT theo DSM – IV.

CHƢƠNG 2

KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ CPTTT 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể khảo sát

Để có kết quả đánh giá về khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT, chúng tôi khảo sát 3 trẻ ở độ tuổi mầm non (5 – 6 tuổi) trên địa bàn Hà Nội, 3 trẻ đó là N.T.T - trường mầm non Ánh Sao, N.V.T - làng Hữu Nghị Việt Nam và N.V.N - trung tâm An Phúc Thành.

2.1.1. Trường mầm non Ánh Sao và trẻ N.T.T

Trường mầm non Ánh Sao là một trường chuyên biệt được thành lập năm 2007. Đây là một trường chuyên hỗ trợ trẻ em khuyết tật mang tính nhân đạo, hoạt động của trường dựa trên kinh phí do cha mẹ trẻ tự nguyện đóng góp, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế mỗi gia đình. Mục tiêu chính của trường là can thiệp sớm, phục hồi chức năng cho trẻ chậm nói, tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý ở độ tuổi từ 18 tháng đến 18 tuổi với các chương trình giáo dục như: giáo dục mầm non và giáo dục tiền học đường; can thiệp hành vi, ngôn ngữ trị liệu; huấn luyện về các kĩ năng sinh hoạt hàng ngày; vận động trị liệu.

Trường mầm non Ánh Sao có đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm, nhà trường đã trị liệu thành công cho nhiều em khuyết tật trí tuệ, sau khi trị liệu nhiều em đã có thể theo học ở các lớp hòa nhập.

Trẻ N.T.T sinh năm 2007, theo chẩn đoán của bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương “N.T.T bị CPTTT bẩm sinh ở mức độ trung bình”. Trước khi tới trường mầm non Ánh Sao (năm 2011) trẻ đã được can thiệp tại một số trung tâm. Trẻ khá cởi mở và dễ tiếp cận. Các giáo viên tại trường Ánh Sao đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách cung cấp vốn từ cho trẻ qua các

môn học trên lớp và thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với các bạn trong lớp. Hàng ngày, ngoài giờ học tại trường mầm non Ánh Sao trẻ vẫn theo lớp giáo dục hòa nhập tại trường mẫu giáo gần nhà.

2.1.2. Làng Hữu Nghị Việt Nam và trẻ N.V.T

Làng Hữu Nghị Việt Nam trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thành lập ngày 29 tháng 12 năm 1991 theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Đây là đơn vị sự nghiệp xã hội, hoạt động nhân đạo với sự hỗ trợ của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân có lòng từ thiện. Làng Hữu Nghị Việt Nam có nhiệm vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng, chữa trị, phục hồi chức năng cho những cháu bị hậu quả nhiễm chất độc da cam/điôxin trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Các cháu khi về làng trẻ Hữu Nghị được giáo dục đặc biệt, giáo dục hoà nhập, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo điều kiện để các cháu hoà nhập với cộng đồng.

Làng Hữu Nghị Việt Nam được khởi công xây dựng năm 1993, thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nằm bên cạnh trục đường 70), cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km [27].

Trẻ N.V.T sinh năm 2006, theo các thầy cô giáo ở làng Hữu Nghị Việt Nam “N.V.T bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, trẻ bị CPTTT nặng”. Bộ máy cấu âm của trẻ bị “ảnh hưởng” nên trẻ phát âm rất khó nghe. N.V.T khá nhút nhát, không thích giao tiếp, trẻ rất sợ người lạ. Giáo viên tại làng Hữu Nghị đã hỗ trợ ngôn ngữ nói cho trẻ bằng cách cung cấp vốn từ cho trẻ qua các môn học, đồng thời cũng tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với các bạn trong lớp. Trẻ được đưa tới làng trẻ Hữu Nghị Việt Nam vào đầu năm 2011.

2.1.3. Trung tâm An Phúc Thành và trẻ N.V.N (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm An Phúc Thành là trung tâm chuyên hỗ trợ can thiệp trẻ chậm nói, trẻ có rối nhiễu hành vi và trẻ CPTTT. Hiện tại trung tâm đang triển khai các hướng trợ giúp: trợ giúp các cháu tại trung tâm, trung tâm đang ưu tiên cho những cháu nặng, những cháu ở xa và những cháu có hoàn cảnh đặc biệt; trung tâm hỗ trợ các cháu tại nhà gồm các khâu: đánh giá, chẩn đoán, tiên lượng, tư vấn của chuyên gia với gia đình, can thiệp trực tiếp cho các cháu 1 giờ/1 ngày vào giờ phù hợp của gia đình; Trung tâm giúp gia đình hỗ trợ các cháu gồm các khâu: đánh giá, chẩn đoán, tham vấn, tiên lượng, trao đổi, quan sát, thực hành và lưu tâm những kỹ thuật trong can thiệp cũng như cách giải quyết những tình huống khó khăn của trẻ trong đời sống hằng ngày [28].

Trẻ N.V.N sinh năm 2007, trẻ bị CPTTT nhẹ bẩm sinh nhưng không rõ nguyên nhân. Trẻ khá cởi mở và dễ tiếp cận nhưng hơi nghịch ngợm. Giáo viên tại trung tâm An Phúc Thành đã cung cấp vốn từ cho trẻ qua các môn học, đồng thời thường xuyên tạo điều kiện để trẻ có cơ hội giao tiếp với các bạn trong lớp. Trẻ bắt đầu được can thiệp từ 2.5 tuổi tại một số trung tâm, đến năm 4 tuổi trẻ chính thức được can thiệp tại trung tâm An Phúc Thành. Cũng giống N.T.T trẻ N.V.N cũng được theo học hòa nhập tại trường mẫu giáo gần nhà ngoài giờ can thiệp đặc biệt ở trung tâm An Phúc Thành.

2.2. Quá trình khảo sát

2.2.1. Thời gian và tiến trình khảo sát

Chúng tôi thực hiện khảo sát 3 trẻ tại 3 cơ sở trong thời gian 4 tháng (từ tháng 10/2011 – 2/2012) với tiến trình như sau:

Trước khi tới các cơ sở để khảo sát thực tế, chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu và xây dựng bộ công cụ khảo sát khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT (5- 6 tuổi). Bên cạnh đó chúng tôi cũng chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết cho quá trình khảo sát (bút, sách, tranh ảnh, quả bóng, hoa nhựa, que tính…)

Sau đó chúng tôi tới gặp hiệu trưởng/giám đốc trung tâm tại 3 cơ sở để xin phép được tiến hành khảo sát trên học sinh của họ. Đồng thời chúng tôi lên kế hoạch về địa điểm và thời gian chúng tôi sẽ quan sát, gặp gỡ từng trẻ. Em N.T.T - trường Ánh Sao và em N.V.N - trung tâm An Phúc Thành, do các em học theo ca nên trong giờ học chúng tôi quan sát trẻ, sau giờ học chúng tôi xin phép giáo viên và gia đình gặp gỡ riêng trẻ để thực hiện khảo sát. Em N.V.T đang học tại làng Hữu Nghị, trẻ học tập trung trên lớp vào buổi sáng nên chúng tôi xin phép được dự giờ để quan sát trẻ. Buổi chiều chúng tôi gặp trẻ để tiến hành khảo sát.

Trong quá trình thu thập thông tin, đánh giá theo bộ công cụ khảo sát đã chuẩn bị, chúng tôi cũng linh hoạt thay đổi tùy theo từng trẻ với mục đích thu thập được nhiều thông tin và chính xác nhất.

Các thông tin thu được sau quá trình khảo sát được chúng tôi xử lí theo phương pháp định tính và định lượng. Những thông tin này được khái quát hóa thành những kết luận về khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT.

2.2.2. Công cụ khảo sát

Ở Việt Nam hiện nay chưa có bộ công cụ chuẩn hóa để đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT. Dựa vào đặc điểm phát triển ngôn ngữ nói của trẻ từ 0 – 6 tuổi chúng tôi xây dựng các bài tập đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ với 10 mức độ, cụ thể từng mức độ như sau:

Mức 1: Ở mức độ thấp nhất này, chúng tôi yêu cầu trẻ trong một tình huống nhất định, ở một hoàn cảnh cụ thể trẻ có thể hiểu và có những phản ứng đáp lại đúng. Đây là các tình huống đơn giản, diễn ra hàng ngày như bố mẹ hoặc ai đó chào trẻ, lúc đó trẻ cần có phản ứng đáp lại như vẫy tay. Khi giáo viên đưa ra một yêu cầu đơn giản nào đó trẻ có thể thực hiện được. Ví dụ, giáo viên yêu cầu trẻ “cất đồ chơi đi”, trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định

Ở mức độ này trẻ nói được những từ giao tiếp đơn giản có một đến hai tiếng như: mama, bà, ạ, chào cô, cám ơn, xin lỗi…

Mức 2: Ở mức độ này, chúng tôi yêu cầu trẻ chỉ đúng những người thân được nhắc đến như: bố, mẹ, ông, bà, thầy/cô giáo đang dạy trẻ, thầy/cô hiệu trưởng hoặc giám đốc trung tâm, một số bạn cùng lớp…

Khả năng diễn đạt ngôn ngữ ở mức độ này yêu cầu trẻ nói được họ tên của bố, mẹ; nói được tên của thầy/cô giáo đang dạy trẻ, tên của thầy/cô hiệu trưởng hoặc giám đốc trung tâm…

Mức 3: Trẻ hiểu được một số bộ phận của cơ thể, thể hiện qua việc trẻ chỉ đúng các bộ phận như: mắt, mũi, tai, bụng, lưng, cổ, chân, tay, khửu tay, gót chân… trên cơ thể mình và người khác.

Trẻ nói được tên của một số bộ phận cơ thể.

Mức 4: Mức độ này yêu cầu trẻ hiểu được tên đồ vật, con vật, cây cối... bằng cách trẻ chỉ đúng những vật này khi được yêu cầu. Ví dụ khi giáo viên yêu cầu “nhặt cho cô bông hoa hồng?” trẻ nhặt đúng; cô hỏi “tivi đâu?”, trẻ chỉ đúng cái tivi…

Mức độ này yêu cầu trẻ gọi được tên một số đồ vật, con vật, cây cối, hoa quả…

Mức 5: Trẻ thực hiện được các hành động khi được yêu cầu như: ngồi xuống, đứng lên, giơ tay, cúi đầu, nhắm mắt, đóng, mở…

Trẻ nói được các động từ đơn giản như: ngồi xuống, đứng lên, đi ra, lại đây, đi rồi, hết rồi…

Mức 6: Trẻ hiểu được công dụng của các đồ vật. Ví dụ, yêu cầu trẻ nhặt đúng đồ vật khi được hỏi “cái gì dùng để nấu ăn?”, “cái gì dùng để quét nhà?”, “cái gì để gắp thức ăn?”…

Trẻ nói được công dụng của đồ vật, diễn tả ít nhất bằng 1 đến 2 từ. Mức 7: Trẻ hiểu câu có 2 từ quan trọng. Ví dụ, giáo viên ra lệnh “Đặt cái bút lên quyển vở”, ít nhất trẻ phải lấy được cái bút và quyển vở.

Trẻ nói được câu có ít nhất 2 từ. Ví dụ, trẻ xem tranh và trả lời được câu hỏi “bức tranh vẽ gì?”, “cái túi màu gì?”...

Mức 8: Trẻ hiểu các từ mô tả về kích thước như: to – nhỏ; dài – ngắn; nhận biết các màu sắc cơ bản như đỏ, xanh, vàng, trắng, đen và từ chỉ sở hữu như “của ai”.

Trẻ nói được các tính từ so sánh; nói được các từ chỉ vị trí và các từ để hỏi (ở đâu, cái gì, làm gì)…

Mức 9: Trẻ hiểu câu có 3 từ quan trọng, ví dụ, giáo viên yêu cầu trẻ “lấy cho cô quả bóng, cái bút và quyển vở”, ít nhất trẻ nhặt được cái bút, quả bóng và quyển vở; trẻ hiểu được các câu hỏi “ai”, “cái gì”.

Ở mức độ này chúng tôi yêu cầu trẻ nói được câu có 3 từ và trẻ trả lời được câu hỏi “làm gì?”

Mức 10: Trẻ hiểu câu có từ xác định vị trí trong không gian: trước, sau, trên, dưới; hiểu các từ chỉ thời gian như: hôm qua, ngày mai…

Trẻ nói được các câu dài như kể một câu chuyện ngắn. Trẻ biết sử dụng đúng các từ diễn tả trong đó có sử dụng các từ chỉ số lượng, sử dụng các từ chỉ cảm giác; sử dụng câu ở thì quá khứ với trật tự các sự kiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, các mức độ đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ như trên được nâng dần từ dễ đến khó. Trong mỗi mức độ chúng tôi có 5 bài tập đánh giá.

2.2.3. Cách đánh giá

Cách đánh giá của chúng tôi như sau:

Mỗi bài tập trẻ làm đúng không cần gợi ý: 2 điểm

Mỗi bài tập trẻ làm đúng khi được gợi ý (gợi ý tối đa 3 lần): 1 điểm Mỗi bài tập trẻ không thực hiện được sau 3 lần gợi ý: 0 điểm

Như vậy, với mỗi mức độ trẻ làm đúng sẽ có 10 điểm. Chúng tôi tiếp tục phân loại khả năng ngôn ngữ của các em dựa vào số điểm các em đạt được với thang đánh giá:

Giỏi: 9 – 10 điểm Khá: 7 – 8 điểm

Trung bình: 5 – 6 điểm Kém: dưới 5 điểm

2.3. Kết quả khảo sát khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT

2.3.1. Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ CPTTT

Sau khi khảo sát khả năng hiểu ngôn ngữ của 3 trẻ (N.T.T. N.V.T và N.V.N) tại 3 cơ sở, chúng tôi có kết quả cụ thể ở từng mức độ như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (Trang 30)