Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (Trang 49)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2.Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT

Qua khảo sát thực tế tại 3 cơ sở, chúng tôi có bảng tổng kết số điểm của từng trẻ như sau :

Mức độ

Nội dung bài tập Điểm của trẻ

N.T.T N.V.T N.V.N

Mức 1 1. Trẻ nói được những tiếng: mama, baba... 2. Trẻ bắt chước được tiếng kêu của con vật 3. Trẻ nói được từ 1 tiếng có nghĩa như: ạ, chào…

4. Trẻ nói được từ 2 tiếng có nghĩa như: chào cô, chào mẹ…

5. Trẻ nói được các từ: cảm ơn, xin lỗi…

7 6 9

Mức 2 1. Trẻ nói được họ tên bố 2. Trẻ nói được họ tên mẹ

3. Trẻ nói được tên thầy/cô giáo đang dạy trẻ

4. Trẻ nói được tên thầy/cô hiệu trưởng hoặc giám đốc trung tâm

5. Trẻ nói được tên một vài bạn trong lớp

6 5 9

Mức 3 1. Trẻ nói được tên các bộ phận như mắt, mũi, miệng, tai… trên cơ thể trẻ

2. Trẻ nói được tên các bộ phận: mắt, mũi, miệng, tai... trên cơ thể người khác

3. Trẻ nói được tên các bộ phận: tay, bụng, lưng, cổ……trên cơ thể mình

4. Trẻ nói được tên các bộ phận: tay, bụng, lưng, cổ.... trên cơ thể người khác.

5. Trẻ nói được các từ: gót chân, khuỷu tay, khuỷu chân trên cơ thể mình.

6 5 8

1. 5 loại quả 2. 5 loại hoa 3. 5 dụng cụ nấu ăn 4. 5 con vật 5. 5 đồ chơi trong lớp Mức 5 Trẻ nói được các từ:

1. Ngồi xuống, đứng lên 2. Đi ra, lại đây

3. Đi rồi, mất rồi 4. Hết rồi, nữa 5. Trở lại, đi tiếp

5 6 7

Mức 6 Nói được công dụng của đồ vật: 1. Cái nồi dùng để làm gì? 2. Cái giường để làm gì? 3. Cái đũa để làm gì? 4. Cái chổi để làm gì? 5. Cái cốc để làm gì? 7 4 9

Mức 7 Trẻ xem tranh và trả lời được câu hỏi: 1. Đây là cái gì?

2. Cái bát đặt cạnh cái gì? 3. Bức tranh vẽ gì?

4. Em bé đang ăn gì? 5. Cái túi có màu gì?

8 2 7

Mức 8 1. Trẻ nói được các từ so sánh

2. Trẻ trả lời được câu hỏi “như thế nào?” 3. Trẻ nói được các từ chỉ vị trí

4. Trẻ nói được các từ chỉ sở hữu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Trẻ nói được các từ để hỏi như: ở đâu, cái gì, làm gì?

Mức 9 Trẻ trả lời được các câu hỏi:

1. Cho trẻ xem 5 đồ vật, sau đó cất đi 3 đồ vật, hỏi trẻ xem đã cất những đồ vật nào? 2. Giáo viên chỉ vào các hoạt động trong tranh và hỏi trẻ:

a. Bạn Lan đang làm gì? b. Mẹ đang làm gì? c. Mẹ làm nghề gì? d. Em bé ăn cơm với gì?

4 2 4

Mức 10

1. Trẻ nói được các từ chỉ số lượng 2. Trẻ nói được các từ chỉ cảm giác 3. Trẻ nói được các từ chỉ cảm xúc

4. Trẻ nói được tên bài học hôm qua cô dạy 5. Trẻ có thể kể lại các công việc đã làm ngày hôm qua?

3 0 4

Tổng điểm

58 37 69

Từ bảng tổng kết số điểm của từng trẻ ở từng mức độ chúng tôi tiếp tục phân tích khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ qua từng bài tập như sau:

Bài tập ở mức độ 1: bài tập ở mức độ này chúng tôi khảo sát xem trẻ có nói được những từ giao tiếp đơn giản từ 1 đến 2 tiếng. Chúng tôi khảo sát trẻ chủ yếu qua việc quan sát trẻ trong những hoạt động hàng ngày. Ví dụ, chúng tôi quan sát trẻ khi đến lớp, khi bố mẹ hoặc bà đến đón trẻ có nói “baba, mama, bàbà”; trẻ có nói “ạ, chào” hay “chào cô, chào bà, chào mẹ”… Khi cô giáo đưa cho trẻ cái gì đó trẻ có nói “cám ơn”, khi trẻ làm sai cô yêu cầu trẻ có nói “xin lỗi”. Hỏi trẻ xem tiếng kêu của các con vật thế nào (con mèo kêu thế nào? Con chó, con lợn… kêu thế nào?)

Ở những bài tập này, N.V.N là trẻ có điểm số cao nhất. Từ bài 1 đến bài 4 trẻ thực hiện rất nhanh và chính xác, riêng bài 5 trẻ “chưa quen” nói từ “cảm ơn”, “xin lỗi” nhưng khi được gợi ý trẻ cũng đã nói được.

N.T.T thực hiện bài tập ở mức độ này khá tốt. Trẻ đã nói được các tiếng “mama, baba”; biết bắt chước tiếng kêu của một số con vật, biết nói “chào”, “ạ”. Thỉnh thoảng trẻ mới sử dụng các từ có 2 tiếng như “chào cô”, “chào mẹ”. Trẻ chưa biết sử dụng từ “cảm ơn”, “xin lỗi”. Như vậy trẻ mới bước đầu nói được những từ giao tiếp đơn giản có 2 tiếng.

N.V.T đã nói được những tiếng “mama, baba”; biết bắt chước tiếng kêu của con mèo, con chó. Trẻ biết nói “chào, ạ”. Như vậy, trẻ mới chỉ nói chủ yếu được 1 từ, chưa có khả năng nói được câu có 2 từ trở lên.

Bài tập ở mức độ 2: Bài tập ở mức độ này chúng tôi yêu cầu trẻ nói được tên những người thân. Qua khảo sát 3 trẻ, chúng tôi thấy, N.V.N vẫn là trẻ có điểm số cao nhất ở những bài tập này. Trẻ nói được họ tên bố, họ tên mẹ, biết được tên thầy giám đốc trung tâm, tên cô giáo đang dạy trẻ, khi chúng tôi gợi ý trẻ cũng đã nói được tên các bạn cùng lớp.

N.T.T chưa nói được họ tên đầy đủ của bố mẹ, chúng tôi phải gợi ý cho trẻ bằng cách vừa hỏi, vừa trả lời, rồi yêu cầu trẻ nhắc lại. Sau đó chúng tôi hỏi lại trẻ đã trả lời được. Trẻ biết được tên cô hiệu trưởng, tên cô giáo đang dạy trẻ, trẻ chưa nói được tên các bạn cùng lớp.

N.V.T nói được tên bố mẹ nhưng chưa nói được họ tên, khi gợi ý trẻ cũng nói được. Trẻ nói được tên cô giáo đang dạy trẻ nhưng chưa nói được tên các bạn trong lớp. Khi được gợi ý trẻ mới nói được tên cô hiệu trưởng.

Bài tập ở mức độ 3: Bài tập ở mức độ này chúng tôi yêu cầu trẻ nói được tên một số bộ phận cơ thể. Để kiểm tra khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ ở mức độ này, chúng tôi chỉ vào từng bộ phận trên cơ thể của trẻ

cũng như của cô giáo hoặc bố mẹ trẻ và hỏi “cái gì đây?” Nếu trẻ không trả lời được chúng tôi gợi ý bằng cách vừa chỉ vào bộ phận cần hỏi vừa hỏi và trả lời, sau đó hỏi lại trẻ xem trẻ có trả lời được không.

N.V.N nói được khá nhiều tên các bộ phận cơ thể, chỉ có những bộ phận mà trẻ chưa hiểu thì trẻ không nói được như: gót chân, khửu chân, khửu tay.

N.T.T chỉ biết được khoảng hơn 2/3 tên gọi của các bộ phận cơ thể chúng tôi yêu cầu. Nhiều từ trẻ vẫn còn chưa biết như: bụng, lưng, cổ (trên cơ thể người khác), gót chân, khửu tay, khửu chân...

N.V.T nói được tên các bộ phận như mắt, mũi, miệng, mồm, tai; khi được gợi ý trẻ mới nói được tên các bộ phận như tay, bụng, lưng, cổ trên cơ thể mình.

Bài tập ở mức độ 4: Bài tập ở mức độ này chúng tôi yêu cầu trẻ gọi được tên của đồ vật, con vật, cây cối…

Tương tự bài tập ở mức độ 3, bài tập ở mức độ này chúng tôi cũng cầm từng loại quả, từng con vật, từng đồ dùng….và hỏi “quả, con, cái… gì đây?” Nếu trẻ không trả lời được, chúng tôi gợi ý bằng cách cầm vật đó lên rồi vừa hỏi, vừa trả lời; sau đó hỏi lại xem trẻ có trả lời được không.

N.T.T nói được tên 5 loại quả (nhãn, bưởi, cam, táo, lê); 5 loại hoa - trẻ nhắc lại tên 5 loại hoa mà chúng tôi đã nhắc tên trong phần kiểm tra khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ (hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa đào, hoa huệ); trẻ cũng nói được tên 5 con vật chúng tôi yêu cầu trong phần hiểu ngôn ngữ (con mèo, con chó, con lợn, con hổ, con voi); khi được gợi ý trẻ mới nói được tên 5 loại đồ chơi trong lớp (quả bóng, chó bông, búp bê, ô tô, tàu hỏa); còn 5 dụng cụ nấu ăn trẻ chưa nói được.

N.V.N, thực hiện khá tốt các bài tập ở mức độ này. Trẻ nói được tên 5 loại quả, tên 5 con vật, tên 5 đồ chơi trong lớp, khi được gợi ý trẻ nói được tên 5 dụng cụ nấu ăn (xoong, chảo, thìa, thớt, dao); trẻ chưa nói được tên 5 loại hoa (chỉ nhắc đi nhắc lại mỗi từ “hoa hồng”). Điều này cũng phù hợp với khả năng hiểu về các loại hoa của trẻ.

Vốn từ về đồ vật, con vật, cây cối, hoa quả của N.V.T rất kém. Trẻ chỉ nói được tên 5 con vật và 5 đồ chơi trong lớp (trẻ nhắc lại tên 5 đồ chơi trong phần khảo sát khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ); những bài tập yêu cầu nói tên các loại quả, các loại hoa và dụng cụ nấu ăn trẻ chưa thực hiện được.

Bài tập ở mức độ 5: Bài tập ở mức độ này chúng tôi yêu cầu trẻ nói được những động từ đơn giản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi thực hiện khảo sát trẻ ở mức độ này bằng cách vừa quan sát các tình huống trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, vừa yêu cầu trẻ thực hiện những bài tập chúng tôi yêu cầu. Ví dụ, ở bài tập 1, chúng tôi cho trẻ quan sát giáo viên làm những hành động “ngồi xuống, đứng lên” và hỏi trẻ: “cô giáo đang làm gì?” Nếu trẻ không trả lời được, chúng tôi gợi ý bằng cách đối với mỗi hành động giáo viên làm chúng tôi vừa đặt câu hỏi vừa nêu tên hành động, sau đó yêu cầu trẻ nhắc lại câu trả lời rồi tiếp tục hỏi lại trẻ. Ở bài tập 3, để kiểm tra xem trẻ có nói được các từ “đi rồi”, “mất rồi”, chúng tôi quan sát trẻ trong các tình huống: khi cô giáo ra khỏi phòng, chúng tôi hỏi trẻ “cô giáo đâu?” nếu trẻ không trả lời được, chúng tôi gợi ý bằng cách vừa hỏi vừa trả lời (cô đi rồi) sau đó hỏi lại trẻ; khi trẻ đang chơi đồ chơi, chúng tôi giấu đồ chơi đi và hỏi “…(tên đồ chơi) đâu rồi?”. Nếu trẻ không trả lời được, chúng tôi gợi ý bằng cách làm lại vài lần và nói “mất rồi”, sau đó hỏi lại trẻ. Ở bài tập 4 (hết rồi, nữa), chúng tôi cho trẻ ăn gói bimbim, khi trẻ ăn hết, chúng tôi hỏi “còn bimbim không?”. Nếu trẻ

không trả lời được, chúng tôi gợi ý cho trẻ bằng cách giơ gói bimbim đã hết lên và nói “hết rồi” vài lần và hỏi lại trẻ. Chúng tôi tiếp tục đưa gói bimbim cho trẻ và yêu cầu trẻ nói “bimbim nữa”… Các bài tập khác chúng tôi đưa ra tình huống và gợi ý theo cách tương tự.

N.V.N là trẻ thực hiện các bài tập ở mức độ này tốt nhất trong 3 trẻ. Trong vốn từ của trẻ cũng có một số động từ nhưng số lượng chưa nhiều. Trẻ nói được những từ như: ngồi xuống, đứng lên, đi ra, lại đây, đi rồi, mất rồi; khi được gợi ý trẻ mới nói được các từ “hết rồi, nữa”. Trẻ chưa nói được các từ “trở lại, đi tiếp”.

N.T.T là trẻ thực hiện các bài tập ở mức độ này kém nhất trong 3 trẻ. Trẻ thực hiện tốt bài tập 1 và 2, bài tập 3 chúng tôi gợi ý trẻ mới thực hiện được.

Trẻ N.V.T thực hiện tốt 3 bài tập đầu. Hai bài sau trẻ chưa thực hiện được.

Bài tập ở mức độ 6: Bài tập ở mức độ này chúng tôi yêu cầu trẻ nói được công dụng của đồ vật. Chúng tôi cũng khảo sát trẻ bằng cách cầm từng đồ vật rồi hỏi trẻ (ví dụ: cầm cái chổi và hỏi “cái chổi để làm gì?”). Nếu trẻ không trả lời được, chúng tôi vừa hỏi vừa trả lời rồi hỏi lại trẻ.

Bài tập ở mức độ này trẻ N.V.N thực hiện rất tốt (9 điểm), mặc dù đây là bài tập ở mức độ tương đối khó. Trẻ nói được công dụng của cái nồi (nấu ăn); cái giường (ngủ); cái đũa (ăn); cái chổi (quét nhà); khi được gợi ý trẻ cũng nói được công dụng của cái cốc (uống nước).

N.T.T thực hiện khá tốt các bài tập ở mức độ này. Trẻ nói được công dụng của cái nồi, cái đũa, cái cốc. Khi được gợi ý trẻ nói được công dụng của cái giường.

Ở bài tập này, N.V.T chỉ đạt điểm dưới trung bình (4 điểm). Trẻ chỉ trả lời được công dụng của cái đũa và cái cốc.

Bài tập ở mức độ 7: Bài tập ở mức độ này chúng tôi yêu cầu trẻ nói được câu có 2 từ quan trọng.

Ở bài tập này N.T.T thực hiện tốt nhất trong 3 trẻ. Trẻ biết trả lời câu có 2 từ, ví dụ chúng tôi chỉ vào bức tranh vẽ cái bát và hỏi “đây là cái gì” trẻ trả lời “bát ăn”. Chúng tôi chỉ vào bức tranh có “cái bát đặt cạnh cái thìa” và hỏi trẻ “cái bát đặt cạnh cái gì?” trẻ trả lời “cái thìa”. Trẻ chưa biết trả lời câu dài “cái bát đặt cạnh cái thìa”. Trẻ trả lời được câu hỏi ở bài tập 4 (Em bé đang ăn gì?) - ăn cơm; Cái túi có màu gì? - Màu xanh. Trẻ chưa trả lời được câu hỏi “bức tranh vẽ gì?” (con lợn đang ngủ).

N.V.N đã biết trả lời câu có ít nhất 2 từ quan trọng. Trẻ nói được những từ như: cái bát; cái thìa; ăn cơm; khi được gợi ý trẻ trả lời được câu hỏi bài tập 5 (màu xanh).

N.V.T chỉ trả lời được duy nhất bài tập 1 (cái bát). Những bài tập sau dù chúng tôi cố gắng gợi ý trẻ cũng không trả lời được.

Bài tập ở mức độ 8: Bài tập ở mức độ này chúng tôi yêu cầu trẻ nói được các từ so sánh; các từ chỉ vị trí; các đại từ sở hữu; các từ để hỏi…

Để khảo sát trẻ ở những bài tập này chúng tôi có những tình huống tương tự những bài tập trên, ví dụ ở bài tập 2, chúng tôi cho trẻ quan sát 2 quả bóng (1 quả bóng nhẵn, 1 quả bóng có gai), rồi cầm từng quả lên hỏi “quả bóng này như thế nào?”, nếu trẻ không trả lời được chúng tôi gợi ý “quả bóng này có gai không?”…

Ở bài tập 3, yêu cầu trẻ nói được các từ chỉ vị trí, chúng tôi đặt quyển sách lần lượt lên trên bàn, dưới gầm bàn, trước mặt và sau lưng trẻ rồi hỏi

“quyển sách ở đâu”, nếu trẻ không trả lời được, chúng tôi gợi ý “quyển sách để ở trên bàn hay dưới bàn…?”

N.T.T và N.V.N đều đạt điểm trung bình ở mức độ này, cả 2 trẻ đều nói được các từ so sánh (to, nhỏ, dài, ngắn); các từ chỉ vị trí (trên, dưới, trước, sau); và khi được gợi ý cả 2 trẻ đều nói được từ sở hữu “của T”, “của N”. Trẻ chưa trả lời được câu hỏi như thế nào và cũng chưa biết dùng các từ để hỏi.

N.V.T chỉ nói được các từ so sánh to, nhỏ, dài, ngắn; khi gợi ý trẻ mới nói thêm được các từ chỉ vị trí.

Bài tập ở mức độ 9: Bài tập ở mức độ này N.T.T trả lời được 2 bài tập là bài 1 và bài 2b. Ở bài tập 1, chúng tôi cho trẻ xem 5 đồ vật là cái bút, quyển vở, cặp sách, thước kẻ, bút chì sau đó cất đi 3 đồ vật (cái bút, quyển vở, cặp sách) rồi hỏi trẻ “cái gì được cất đi?”, trẻ trả lời: “bút, vở, cặp sách”; bài tập 2b, chúng tôi cho trẻ xem bức tranh “mẹ đang nấu cơm” và hỏi trẻ “mẹ đang làm gì?”, trẻ trả lời “nấu cơm”. Những câu khác trẻ không trả lời được.

N.V.N cũng trả lời được 2 bài tập là bài 2a và bài 2d. Bài tập 2a, chúng tôi cho trẻ xem bức tranh “Lan đang chải đầu” và hỏi “bạn Lan đang làm gì?” Trẻ trả lời “chải đầu”; tương tự chúng tôi cho trẻ xem bức tranh “Em bé ăn cơm với rau và thịt”, rồi hỏi trẻ “Em bé ăn cơm với gì?” trẻ trả lời: “rau, thịt”

Còn N.V.T chỉ trả lời được bài tập 1 với câu hỏi “đồ vật nào được cất đi?” trẻ trả lời “bút, vở, thước”.

Bài tập ở mức độ 10: Các bài tập ở mức độ này, N.T.T thực hiện hoàn chỉnh bài tập 1, trẻ nói được các từ chỉ số lượng. Chúng tôi khảo sát trẻ ở bài tập này bằng cách, chúng tôi để 5 bông hoa và 7 que tính trên bàn và

yêu cầu trẻ đếm xem có mấy que tính, có mấy bông hoa. Trẻ đếm và trả lời đúng. Chúng tôi hỏi ngẫu nhiên số lượng các đồ vật trong lớp học “đếm xem trong lớp có mấy cái quạt trần?”, “mấy cái bóng điện?” trẻ đếm và trả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (Trang 49)