7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ CPTTT
Sau khi khảo sát khả năng hiểu ngôn ngữ của 3 trẻ (N.T.T. N.V.T và N.V.N) tại 3 cơ sở, chúng tôi có kết quả cụ thể ở từng mức độ như sau:
Mức độ
Nội dung bài tập Điểm của trẻ
N.T.T N.V.T N.V.N
Mức 1 1. Trẻ vẫy tay khi có người nói “tạm biệt”
2. Trẻ biết chạy lại khi ai đó gọi “lại đây” 3. Trẻ biết xếp đồ chơi đúng chỗ
4. Trẻ biết để giầy, dép đúng chỗ
5. Trẻ biết nhận diện đúng đồ dùng của mình
8 7 9
Mức 2 Trẻ chỉ đúng khi tên của những người thân được nhắc tới
1. Bố, mẹ, ông, bà 2. Các bạn cùng lớp 3. Thầy/cô giáo dạy trẻ
4. Thầy/cô hiệu trưởng hoặc giám đốc trung tâm
5. Người quen
8 5 9
Mức 3 Trẻ chỉ được các bộ phận trên cơ thể: 1. Chỉ được các bộ phận: mắt, mũi, miệng, tai… trên cơ thể mình
2. Chỉ được các bộ phận: mắt, mũi, miệng, tai... trên cơ thể người khác
3. Chỉ được các bộ phận: tay, bụng, lưng, cổ… trên cơ thể mình.
4. Chỉ được các bộ phận: tay, bụng, lưng, cổ… trên cơ thể người khác.
5. Chỉ được: gót chân, khuỷu tay, khuỷu chân… trên cơ thể mình.
7 6 8
Mức 4 Trẻ làm đúng theo yêu cầu: 1. Nhặt đúng 5 bông hoa
2. Chỉ đúng 5 con vật 3. Chỉ đúng 5 đồ chơi
4. Chỉ đúng 5 đồ vật trong nhà
5. Chỉ đúng 5 phương tiện giao thông Mức 5 Thực hiện đúng các hành động khi được
yêu cầu:
1. Ngồi xuống, đứng lên 2. Giơ tay, nhấc chân 3. Cúi đầu, nhắm mắt 4. Cho, lấy
5. Đóng, mở
6 6 7
Mức 6 Trẻ nhặt đúng đồ vật khi được hỏi: 1. Cái gì dùng để nấu ăn?
2. Cái gì để nằm ngủ? 3. Cái gì để gắp thức ăn? 4. Cái gì để quét nhà? 5. Cái gì để uống nước?
7 4 9
Mức 7 Trẻ làm theo yêu cầu:
1. Lấy cho cô cái bút và quyển vở 2. Hãy để chìa khóa lên bàn
3. Chỉ cho cô bức tranh cậu bé đang ăn 4. Hãy đi ra ngoài sân rồi quay lại đây 5. Chạy ra chỗ cái cây kia
8 3 7
Mức 8 Trẻ làm theo yêu cầu:
1. Xếp đồ vật to vào hộp to, đồ vật nhỏ vào hộp nhỏ
2. Chỉ được đoạn dây nào dài, đoạn dây nào ngắn
3. Tìm cho cô cái áo của bạn N?
4. Chỉ vào người có cái bút khi cô hỏi “Cái bút này của ai?”
5. Chỉ đúng các màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.
Mức 9 Trẻ làm theo yêu cầu: 1. Để cái cốc dưới gầm bàn
2. Đặt các đồ vật sau lên bàn: 4 cái cốc, 3 cái bút, 3 viên sỏi.
3. Để quả bóng vào rổ
4. Chỉ đúng người “đang đá bóng” trong tranh khi được hỏi “ai đang đá bóng?” 5. Chỉ đúng quả bóng trong tranh khi được hỏi “N đá cái gì?”
4 2 5
Mức 10
Trẻ làm theo yêu cầu:
1. Trẻ biết phân biệt: trước, sau, trên, dưới 2. Chỉ được bài học hôm qua cô dạy
3. Chỉ đúng ngày mai (ngày bao nhiêu) trên quyển lịch
4. Hình tròn này nhỏ, con vẽ hình tròn to hơn
5. Vẽ cho cô bông hoa màu đỏ có 5 cánh
4 1 4
Tổng điểm
65 42 72
Từ bảng tổng kết số điểm của từng trẻ, chúng tôi tiếp tục phân tích khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ qua từng bài tập:
Bài tập ở mức 1: Ở mức độ này, chúng tôi quan sát xem trẻ có thực hiện được những tình huống trong bài tập chúng tôi đưa ra. Ví dụ, khi bố mẹ nói tạm biệt trẻ có biết “vẫy tay” hay không; trước khi vào lớp trẻ có tự
tháo giầy, dép để lên giá hay không; khi về trẻ có tự lấy đúng đồ dùng của mình (ba lô, quần áo...) hay không; khi chơi đồ chơi xong trẻ có tự cất đồ chơi đúng nơi quy định hay không...
Qua quan sát các em, chúng tôi thấy các em thực hiện khá tốt các bài tập ở mức độ này. Trong đó N.V.N thực hiện tốt nhất, (với số điểm gần tối đa, 9 điểm); trong 5 bài tập chúng tôi đưa ra, chỉ có bài tập 5 trẻ lấy nhầm ba lô của bạn khác, nhưng khi được gợi ý trẻ đã nhận diện đúng.
Trẻ N.T.T thực hiện khá tốt các bài tập chúng tôi đưa ra, chỉ có bài tập 3 em chưa xếp đồ chơi đúng chỗ (kể cả khi đã được gợi ý). Lúc đó phần vì hết giờ học nên trẻ không tập trung, phần vì trẻ biết gia đình đến đón nên không làm theo những gì chúng tôi yêu cầu. Những lần khác, thỉnh thoảng trẻ mới cất đồ chơi đúng chỗ.
Ở mức độ này, N.V.T thực hiện tốt 3 bài tập (1, 2, 5). Bài tập 4 trẻ chưa thực hiện được (trẻ chưa xếp giầy, dép đúng chỗ quy định của lớp), bài tập 3 trẻ chỉ thực hiện được khi chúng tôi gợi ý (lúc đầu trẻ chưa biết cất đồ chơi đúng chỗ, sau khi được gợi ý trẻ đã làm được).
Bài tập ở mức độ 2: Ở mức độ này N.V.N vẫn là trẻ thực hiện tốt nhất các bài tập chúng tôi đưa ra khi trẻ chỉ đúng được bố, mẹ, ông, bà; 3 bạn cùng lớp; giáo viên đang dạy trẻ; thầy giám đốc trung tâm; chỉ có bài tập 5, trẻ chưa tự chỉ đúng người chị họ hay đón trẻ khi chúng tôi hỏi “chị H đâu?” Nhưng sau khi được gợi ý trẻ đã thực hiện đúng. Chúng tôi gợi ý trẻ bằng cách nhắc lại câu hỏi “chị H đâu?” rồi cầm tay trẻ chỉ vào chị H, sau đó hỏi lại trẻ.
N.T.T thực hiện tốt 4 bài tập đầu, bài tập 5 trẻ chưa chỉ đúng người quen (cô hàng xóm hay sang chơi với trẻ).
Các bài tập ở mức độ này N.V.T lại thực hiện không tốt khi em chỉ nhận diện đúng bố, mẹ, ông, bà và cô giáo đang dạy trẻ; 2 bạn cùng lớp khi được gợi ý trẻ mới nhận diện đúng; cô hiệu trưởng và người quen trẻ chưa nhận diện được.
Bài tập ở mức độ 3: Bài tập ở mức độ này, chúng tôi kiểm tra trẻ bằng cách hỏi mắt, mũi, tai ... (tên trẻ, tên người khác) đâu? Nếu trẻ chưa chỉ đúng chúng tôi gợi ý bằng cách vừa đặt câu hỏi đồng thời cầm tay trẻ chỉ vào bộ phận đó trên cơ thể. Sau đó hỏi lại xem trẻ có chỉ đúng hay không.
N.V.N vẫn là trẻ có số điểm cao nhất ở mức này. Trẻ thực hiện được 4 bài tập (từ bài 1 đến bài 4). Riêng bài tập 5 trẻ chưa thực hiện được (trẻ chưa chỉ được các bộ phận như gót chân, khửu tay, khửu chân trên cơ thể mình).
N.T.T hoàn thành tốt bài tập 1, 2, 3. Bài tập 4 trẻ thực hiện được khi chúng tôi gợi ý. Lúc đầu chúng tôi hỏi tay, bụng, lưng... cô T đâu? Trẻ không chỉ được. Sau đó chúng tôi vừa hỏi vừa cầm tay trẻ chỉ vào những bộ phận trên, sau 3 lần gợi ý trẻ cũng thực hiện được. Bài 5 trẻ không thực hiện được.
Trẻ N.V.T thực hiện được 3 bài tập đầu, 2 bài cuối trẻ chưa thực hiện được.
Bài tập ở mức độ 4: Tương tự những bài tập trên, ở những bài tập này chúng tôi có sẵn những đồ vật bằng nhựa và yêu cầu trẻ nhặt đúng đồ vật chúng tôi yêu cầu. Nếu trẻ không thực hiện được, chúng tôi gợi ý bằng cách, vừa hỏi vừa cầm tay trẻ chỉ vào đồ vật rồi hỏi lại trẻ.
N.V.N vẫn là trẻ thực hiện các bài tập ở mức độ này tốt nhất. Trẻ nhận diện tốt các con vật, đồ chơi, đồ vật trong nhà và các phương tiện giao
thông. Trẻ nhận diện các loại hoa còn kém, trẻ chỉ nhận biết được hoa hồng, các loại hoa khác chúng tôi yêu cầu trẻ chưa nhận diện được.
N.T.T cũng thực hiện khá tốt các bài tập ở mức này. Trẻ nhặt đúng 5 bông hoa chúng tôi yêu cầu (hoa hồng, hoa sen, hoa cúc, hoa huệ, hoa đào); trẻ chỉ đúng 5 con vật: con mèo, con chó, con lợn, con hổ, con voi. Chúng tôi yêu cầu trẻ lấy 5 đồ chơi: quả bóng, búp bê, con chó bông, cái hộp, đất nặn lúc đầu trẻ chỉ nhặt đúng búp bê và quả bóng, sau khi được gợi ý trẻ nhặt đúng 5 đồ vật chúng tôi yêu cầu; trẻ lấy đúng 5 đồ dùng trong nhà chúng tôi yêu cầu là: ti vi, tủ, giường, bàn, ghế; 5 phương tiện giao thông trẻ chỉ biết xe máy và xe đạp.
Khả năng nhận biết các đồ vật, con vật, cây cối của N.V.T còn rất kém, trẻ chỉ thực hiện được 2 bài tập về nhận biết con vật và đồ dùng trong nhà. Các loài hoa và phương tiện giao thông trẻ chưa nhận diện được. 5 đồ chơi chúng tôi đưa ra (quả bóng, búp bê, con chó bông, cái hộp, đất nặn), sau khi gợi ý trẻ mới nhận diện được.
Bài tập ở mức độ 5: Để kiểm tra khả năng hiểu các động từ đơn giản của trẻ, chúng tôi vừa quan sát vừa kết hợp đưa ra các mệnh lệnh yêu cầu trẻ thực hiện. Ví dụ bài tập 1, chúng tôi yêu cầu trẻ “đứng lên, ngồi xuống”; Bài tập 2, 3 chúng tôi quan sát giáo viên thay quần áo cho trẻ, khi giáo viên yêu cầu trẻ “giơ tay”, “nhấc chân” hay “cúi đầu”, “nhắm mắt”... trẻ có làm được các động tác đó. Bài tập 4, chúng tôi sử dụng những đồ vật quen thuộc và những thứ trẻ thích như bánh, sữa, bimbim... Chúng tôi lấy những đồ vật này đưa cho trẻ xem trẻ có chìa tay ra lấy, sau đó khi trẻ đã cầm những đồ đó chúng tôi yêu cầu trẻ “cho cô”...
N.V.N thực hiện tốt các động từ trong 3 bài tập đầu là ngồi xuống, đứng lên; giơ tay, nhấc chân; cúi đầu, nhắm mắt; động từ đóng, mở trẻ thực
hiện được khi chúng tôi gợi ý (chúng tôi vừa yêu cầu trẻ đóng, mở cửa vừa cầm tay trẻ thực hiện hành động, sau đó chúng tôi yêu cầu trẻ tự thực hiện hành động); trẻ chưa thực hiện được hành động cho, lấy.
Cả N.T.T và N.V.T đều thực hiện được các hành động ở 3 bài tập đầu. Bài tập 4 (hành động cho, lấy) và bài tập 5 (đóng, mở) trẻ chưa thực hiện được.
Bài tập ở mức độ 6: Để khảo sát xem trẻ có hiểu công dụng của các đồ vật, chúng tôi yêu cầu trẻ nhặt đúng đồ dùng khi chúng tôi hỏi công dụng của chúng.
N.V.N thực hiện thành thạo 4 bài tập ở mức độ này (bài 1, 2, 3 và 5). Bài tập 3 (cái gì để gắp thức ăn?) chúng tôi gợi ý trẻ mới thực hiện được.
N.T.T thực hiện tốt 3 bài tập trong phần này (bài 1, bài 3 và bài 5); bài 2 (cái gì để nằm ngủ?) chúng tôi phải gợi ý trẻ mới trả lời được. Bài 4 trẻ không thực hiện được.
Những bài tập ở mức độ này N.V.T thực hiện rất kém. Trẻ chỉ nhặt đúng 2 đồ vật là “cái đũa”... (bài 3) và “cái cốc” (bài 5). Còn những đồ dùng khác trẻ chưa hiểu công dụng của nó.
Bài tập ở mức độ 7: Bài tập ở mức độ này N.T.T thực hiện tốt nhất trong số 3 trẻ. Trẻ lấy được cái bút, quyển vở; đặt chìa khóa lên đĩa; chỉ đúng bức tranh cậu bé đang ăn và trẻ đi ra ngoài rồi quay lại. Bài tập 5 trẻ chưa thực hiện được (trẻ không chịu chạy ra chỗ có cây mà chúng tôi yêu cầu).
N.V.N thực hiện khá tốt những yêu cầu chúng tôi đưa ra. Cũng giống N.T.T trẻ chưa thực hiện được bài tập 5. Bài tập 4 sau khi được gợi ý tới 3 lần trẻ đã “đi ra” và “quay lại”.
Ở bài tập này N.V.T thực hiện rất kém. Trẻ chỉ thực hiện được bài tập 1 (lấy bút và vở); bài tập 3 phải gợi ý 2 lần trẻ mới chỉ đúng bức tranh. Còn những bài tập khác trẻ không thực hiện được.
Bài tập ở mức độ 8: Bài tập ở mức độ này cả 3 trẻ đều thực hiện kém hơn những bài tập trên. N.T.T và N.V.N bằng điểm nhau và cả 2 đều thực hiện được 3 bài tập ở mức độ này là bài tập 1, 3 và 5. Trẻ N.V.T thực hiện các bài tập ở mức độ này rất kém. Trẻ chỉ nhận biết được 5 màu sắc cơ bản và khi được gợi ý trẻ mới xếp được đồ vật to vào hộp to, đồ vật nhỏ vào hộp nhỏ.
Bài tập ở mức độ 9: Ở bài tập này khả năng hiểu của 3 trẻ rất kém. N.V.N là trẻ khá nhất cũng chỉ đạt điểm trung bình (5 điểm) khi thực hiện được bài 1 và bài 2, bài 4 chúng tôi gợi ý trẻ mới thực hiện được.
N.T.T chỉ thực hiện được 2/5 bài tập chúng tôi đưa ra. Trẻ thực hiện được bài 1 và bài 2. Còn N.V.T chỉ thực hiện được duy nhất bài tập 1.
Bài tập ở mức độ 10: Trẻ N.T.T thực hiện được bài tập 1 (trẻ phân biệt được các từ chỉ vị trí: trước, sau, trên, dưới) và bài tập 3 (chỉ đúng ngày mai ghi trên quyển lịch); N.V.N thực hiện được bài 1 và 2 (chỉ đúng bài học hôm qua cô giáo dạy); N.V.T sau khi được gợi ý 3 lần trẻ mới phân biệt được các từ chỉ vị trí trong không gian: trước, sau, trên, dưới. Những bài tập khác trẻ không thực hiện được.
Qua bảng tổng kết số điểm cũng như phân tích cụ thể khả năng hiểu ngôn ngữ của từng trẻ qua từng bài tập, chúng tôi có biểu đồ thể hiện khả năng hiểu ngôn ngữ của 3 trẻ như sau:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mức độ Đ iể m N.T.T N.V.N N.V.T
Biểu đồ 2.1. So sánh khả năng hiểu ngôn ngữ của 3 trẻ
Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy: nhìn chung ở 10 mức độ chúng tôi đưa ra trẻ đều thực hiện được (ít hay nhiều) trong số các bài tập. Thấp nhất là trẻ N.V.T chỉ đạt 1 điểm ở mức độ 10.
Cả 10 mức độ, không trẻ nào đạt điểm tối đa, cao nhất là trẻ N.V.N đạt 9 điểm ở 3 mức độ 1, 2 và 6.
Từ mức độ 7, điểm số của 3 trẻ đều giảm, và đến mức độ 10 thì cả 3 trẻ đều đạt điểm kém (dưới 5 điểm).
Trẻ N.T.T: nhìn vào đường biểu diễn mức độ hiểu ngôn ngữ của trẻ ta thấy, các mức độ hiểu ngôn ngữ của N.T.T không đồng đều. Trong 10 mức độ, có 6 mức độ N.T.T đạt loại khá là mức 1, 2, 3, 4, 6, 7; có 2 mức trung
bình là mức 5 và 8; 2 mức dưới trung bình là mức 9 và 10. Không mức độ nào N.T.T đạt mức giỏi (đạt điểm 9, 10).
Trẻ N.V.T: trong 10 mức độ chúng tôi đưa ra, chỉ có mức độ 1 trẻ đạt loại khá, 4 mức trung bình (từ mức độ 2 đến mức độ 5), còn lại là mức kém. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, từ mức 5 đường biểu diễn khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ đi xuống, đến mức 10 đường đi xuống gần như thấp nhất (1 điểm).
Các mức độ hiểu ngôn ngữ của N.V.N đa số đều ở mức giỏi và khá. Một mức trẻ bị điểm kém (4 điểm) là mức 10. Mức 1, 2 và 6 trẻ đạt loại giỏi; mức 3, 4, 5 và 7 đạt ở mức khá và mức 8, 9 đạt trung bình.
So sánh khả năng hiểu ngôn ngữ của N.V.N và N.T.T thì phần lớn các mức độ của N.V.N đều cao hơn N.T.T. Sự chênh lệch điểm số giữa các mức độ không đều. Đặc biệt ở mức độ 7 khả năng hiểu câu có 2 từ quan trọng thì điểm số đạt được của N.T.T cao hơn của N.V.N. Và ở mức độ 10, đánh giá khả năng hiểu các từ chỉ các khái niệm vị trí trong không gian, thời gian và các câu miêu tả thì cả 2 trẻ đều đạt mức độ dưới trung bình (4 điểm).
So sánh khả năng hiểu ngôn ngữ của N.V.T và N.V.N thì các mức độ của N.V.T đều rất thấp. Hầu hết N.V.T chỉ đạt điểm số bằng ½ của N.V.N.
So sánh mức độ hiểu ngôn ngữ của N.T.T và N.V.T thì phần lớn mức độ của N.T.T đều cao hơn N.V.T, chỉ có mức độ 5 khả năng hiểu ngôn ngữ của N.V.T bằng N.T.T