6. Bố cục khóa luận
3.2.2.3. Chức năng quy chiếu/hàm ẩn
Một thành tố tiếp theo đƣợc nhà ngôn ngữ học Jacobson đề cập đến trong bất kì một sự kiện nào của truyền thông ngôn ngữ đó chính là Phạm vi. Đây là thành tố nói lên toàn bộ những điều kiện xã hội của truyền thông: Nhắn gửi dẫn chiếu, nói về điều gì, nhắc chỉ đến sự vật gì, ai? Theo đó, tƣơng ứng với thành tố này là chức năng quy chiếu/ Gồm chỉ hay còn gọi là chức năng trừu tƣợng hóa: nó thể hiện ở việc mở rộng nghĩa, về những nghĩa bao hàm – thông báo.
Một phát ngôn, ngoài cái ý nghĩa đƣợc nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp…), còn có rất nhiều ý nghĩa khác nữa mà chúng ta phải dùng đến thao tác suy ý dựa vào ngôn cảnh, ngữ cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển hội thoại, điều khiển lập luận…mới
nắm bắt đƣợc. Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại đƣợc gọi là ý nghĩa tƣờng minh (nghĩa hiển ngôn). Còn các ý nghĩa phải nhờ suy ý mới nắm bắt đƣợc gọi là ý nghĩa hàm ẩn. Để xác định đƣợc nghĩa hàm ẩn, chúng ta thƣờng phải căn cứ vào tình huống phát ngôn, cách thức sử dụng mẫu câu, từ ngữ và quy tắc suy nghĩ hợp logic.
Với TĐTT tổ chức sự kiện, nghĩa hàm ẩn thƣờng đƣợc thể hiện một cách kín đáo và khéo léo, và có tác dụng thể hiện ý nghĩa của sự kiện đó, làm cho ngƣời đọc cảm thấy cần thiết phải tham dự sự kiện này. Chúng thƣờng đƣợc thể hiện ở các dạng sau:
Bình luận về một vấn đề có liên quan đến nội dung của sự kiện.
VD: “Giá trị cuộc sống không tính bằng thời gian, bằng công sức, kinh nghiệm, sự thành công... mà được đo bằng sự cảm nhận, bằng tâm thái của bạn. Có được những tâm thái cần thiết, bạn sẽ luôn cảm nhận được sự an vui trong cuộc sống, khi đó thành công sẽ đến với bạn một cách tự nhiên.
Từ thực tiễn đời sống và những chiêm nghiệm của bản thân, tác giả Đỗ Văn Dũng sẽ có những chia sẻ tâm huyết về việc xác định Tâm Thái đúng đắn, động lực, mục tiêu nghề nghiệp, bí quyết để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Bằng những câu chuyện rất đời thường song mang tính triết lý sâu sắc, diễn giả sẽ khơi dậy và đánh thức sự sáng tạo, niềm đam mê của mỗi người học viên khi tham dự chương trình.”
(trích thông điệp sự kiện: Chuyên khảo “Làm chủ tâm thái & thành công trong cuộc sống”)
Trong thông điệp trên, ngƣời viết đã mở đầu bằng một nhận định về ý nghĩa của việc có một tâm thái tốt trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Nó làm cho con ngƣời ta cảm thấy thoải mái, từ đó mà dễ dàng đạt đến thành công. Đây đƣợc coi là nghĩa tƣờng minh của đoạn thông điệp này. Tuy nhiên, ý của tác giả chƣa dừng ở đó, mà ẩn sau câu nói chính là “làm thế nào để có một tâm thái đúng đắn để có thể vƣợt qua những thử thách cũng nhƣ đạt đƣợc những thành công trong cuộc sống” đó mới là ý định mà ngƣời viết thông điệp muốn truyền tải tới ngƣời
đọc. Tuy nhiên, rất nhanh ngƣời viết đã đƣa ra giải pháp cho ngƣời đọc. Đó là chính là tham gia Khóa học “làm chủ tâm thái & thành công trong cuộc sống”. Những lợi ích mà ngƣời đọc có đƣợc, đƣợc đƣa lên ngay trong đoạn đầu thông điệp làm cho công chúng mục tiêu nhanh chóng hiểu đƣợc ý nghĩa của sự kiện.
Hỏi nhƣng không phải là hỏi.
Đây cũng là một trong những cách thức đƣợc ngƣời viết thông điệp PR hay sử dụng. Đặt ra những câu hỏi liên quan trực tiếp đến đối tƣợng của thông điệp, nhằm giúp công chúng xác định và hiểu rõ đƣợc bản thân mình. Từ đó, khéo léo giới thiệu sự kiện hoặc sản phẩm/dịch vụ giới thiệu đem lại lợi ích tới công chúng.
Việc sử dụng những câu hỏi trong các TĐTT tổ chức sự kiện không phải với mục đích hỏi thông thƣờng mà đó là những câu hỏi tu từ, hỏi không cần trả lời, có tác dụng dẫn dắt và định hƣớng vấn đề.
VD: “ Cuộc sống mong đợi của bạn là gì? Phát triển bản thân? Tự do tài chính? Tự do về thời gian? Du lịch khắp thế giới? Cho con đi du học?
Điều gì ngăn cản bạn không thực hiện được một trong những điều trên? Phải chăng đó không phải là sự tác động từ bên ngoài mà là chính bên trong con người của bạn?
Vậy bạn là ai? Bạn suy nghĩ như thế nào? Niềm tin của bạn là gì?Thói quen và cá tính của bạn ra sao? Bạn thật sự cảm nhận như thế nào về bản thân? Bạn tự tin đến mức độ nào? Bạn có hòa hợp với những người xung quanh không? Bạn có thật sự cảm thấy mình xứng đáng được GIÀU CÓ? Bạn có thể hành động bất sợ hãi và lo lắng? Bạn có thể làm tất cả để đạt những điều bạn MUỐN chứ? Cách TƯ DUY và những NIỀM TIN của bạn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định mức độ THÀNH CÔNG của bạn.
Hãy đến với khóa học TƯ DUY TRIỆU PHÚ để:
- Cùng khám phá ra NĂNG LỰC TIỀM ẨN của bản thân.
- Cùng cài đặt lại vào TIỀM THỨC để có một TƯ DUY THỊNH VƯỢNG => Tư Duy Của Người GIÀU CÓ.
- Những chiến lược tạo ra và duy trì sự GIÀU CÓ của người GIÀU. - Làm thế nào để tốc độ tự do tài chính của bạn nhanh hơn gấp 4 lần. - Năm thói quen tài chính quan trọng của sự GIÀU CÓ .
- Nguyên nhân, nền tảng của hầu hết những vấn đề tài chính.
- 12 phương pháp kiếm thu nhập THỤ ĐỘNG để bạn vẫn có thể kiếm được tiền khi bạn đang ngủ”
(Trích Thông điệp sự kiện: Khóa học tư duy triệu phú – 16 – 18/3/2012)
Với thông điệp này, ngƣời viết dùng cách đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân ai cũng đang mong muốn có đƣợc, đó là sự giàu có. Tuy nhiên, để giàu có thì không phải là đơn giản, nó đòi hỏi nhiều yếu tố, tâm thức cũng nhƣ kĩ năng cần rèn luyện. Và không phải ai cũng biết đƣợc điều đó, không phải ai cũng biết cách làm cho mình trở nên giàu có và hạnh phúc. Chính vì vậy, ngƣời tạo thông điệp đƣa ra một giải pháp cho những ai quan tâm đó là: hãy tham gia ngay một khóa học về tƣ duy triệu phú để biết đƣợc những bí quyết đó. Cách viết này thông minh nhƣng lại hơi lạm dụng việc đặt câu hỏi. Quá nhiều câu hỏi làm ngƣời đọc hơi rối, dẫn dắt vấn đề hơi dài, nên giảm ấn tƣợng.
Qua khảo sát 50 TĐTT sự kiện, chúng tôi thống kê đƣợc 78 câu hỏi/ 657 tổng số câu (chiếm 11,8% ). Nhƣ vậy, có thể thấy thủ thuật này đƣợc dùng khá phổ biến ở các thông điệp đặc biệt là trong các bài PR hoặc bài viết giới thiệu chi tiết về sự kiện. Đa phần đƣợc sử dụng trong các TĐ thuộc lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo, hoạt động xa hội và hầu nhƣ không xuất hiện ở các TĐ thuộc lĩnh vực BĐS hoặc kinh tế.