Chỉ (Gồm 2/50, chiếm 4%)

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ thông điệp truyền thống tổ chức sự kiện (Trang 48)

6. Bố cục khóa luận

2.2.6. Chỉ (Gồm 2/50, chiếm 4%)

Đích: “SP1 nói để cho SP2 biết rõ và nhận thấy điều gì đó với một mục đích nhất định”[10;94]

Trong TĐTT, nếu nhƣ hành vi “giới thiệu” là hành vi đƣợc dùng với chức năng cung cấp thông tin đơn thuần thì hành vi “chỉ” lại là hành vi đƣợc ngƣời làm PR sử dụng với mục đích không chỉ để ngƣời tiếp nhận biết mà còn phải hiểu sâu, hiểu rõ về thông điệp, từ đó nhận thấy mối liên hệ giữa thông điệp gửi gắm và hành động của cá nhân. Có thể nói, hành vi này là bƣớc bồi đắp thêm cho hành vi giới thiệu, góp phần làm sáng rõ ý nghĩa của thông điệp. Từ đó, kích thích ngƣời tiếp nhận đi đến sự thay đổi về nhận thức cũng nhƣ hành động. Thƣờng để làm tăng thêm hiệu quả diễn đạt, gây ấn tƣợng và thuyết phục đối với các nhóm công chúng khác nhau, hành vi này sẽ đƣợc sử dụng kết hợp với các hành vi khác nhƣ: khêu gơi, bình luận…

VD: “Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường, đồng thời góp phần giải quyết sự thiếu hụt về nhà ở đạt tiêu chuẩn cao cho nhu cầu sống và làm việc ổn định lâu dài của người dân, đồng thời đáp ứng một phần quỹ nhà ở xã hội cho tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Trảng Bom nói riêng. Dự án Gold Hill đã chính thức ra đời cũng chính vì lẽ đó”

(trích bài viết PR sự kiện: Động thổ dự án Gold Hill”

Theo đó, trong đoạn thông điệp trên, ngƣời làm PR đã nêu rõ nguyên nhân ra đời của dự án đó là nhu cầu thiếu hụt về nhà ở của ngƣời dân và chính sách nhà ở xã hội của tỉnh Đồng Nai. Xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu này, mà

chủ đầu tƣ Công ty CP Đất Xanh đã hình thành nên dự án. Điều này không chỉ làm cho công chúng hiểu rõ mục đích của doanh nghiệp mà qua đó còn thấy đƣợc sự quan tâm đến đời sống cộng đồng của tổ chức doanh nghiệp. Qua thông điệp này, ngƣời làm PR mong muốn công chúng những khách hàng tƣơng lai của dự án sẽ có cái nhìn toàn diện và tin tƣởng về doanh nghiệp với những việc làm xuất phát từ cái tâm.

2.2.7. Đảm bảo/Cam kết (Gồm 5/50 TĐTTSK, chiếm 10%)

Đích: “SP1 nói và chịu trách nhiệm về lời nói của mình trước SP2 và để SP2 yên tâm, tin tưởng về một thực tế, một sự kiện nào đó chắc chắn xảy ra trong tương lai”.

Trong TĐTT, hành vi cam kết/đảm bảo là hành vi có chức năng thuyết phục mạnh bởi nó dựa trên tính trách nhiệm của ngƣời phát ngôn làm cho công chúng tiếp nhận thông điệp cảm thấy yên tâm và tin tƣởng.

VD: “Để có thể mang đến cho các em thật nhiều niềm vui và sự động viên hơn nữa, Công ty phát động chương trình quyên góp ủng hộ trẻ em mồ côi tại Chùa Bồ Đề. Các bạn quan tâm có thể quyên góp cho các em theo 2 hình thức:

1. Quyên góp bằng tiền mặt: các bạn có thể quyên góp trực tiếp tại Công ty hoặc chuyển qua tài khoản ngân hàng:

Số Tài khoản: 100001045817 - Ngân hàng Viettinbank Chi nhánh Thăng Long Chủ Tài khoản: Công ty Cổ phần TMDV Trực tuyến EPS

Nội dung chuyển tiền: Quyên góp cho Chương trình từ thiện “Xuân về gắn kết yêu thương”

Số tiền ủng hộ của tất cả các bạn sẽ được thông báo công khai trên website www.saneps.com.

Công ty cam kết sẽ sử dụng tất cả các khoản đóng góp của các bạn vào đúng mục đích”

Tuy nhiên, hành vi cam kết/đảm bảo chỉ thực sự hiệu quả khi ngƣời phát ra thông điệp giữ đúng lời hứa với câu nói của mình. Trong hoạt động PR, không ít trƣờng hợp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chỉ mải đƣa ra lời hứa hẹn mà

chƣa thực sự quan tâm đến việc thực hiện lời cam kết đó nhƣ thế nào. Chính vì vậy, nếu không thực hiện tốt hành vi này, thì ngƣời làm PR không những bị mất đi uy tín mà còn có thể bị công chúng quay lƣng.

2.2.8. Khẳng định (Gồm 2/50 TĐTTSK, chiếm 4%)

Đích: “SP1 nói rằng điều gì đó là sự thật, một cách chắc chắn trước SP2”

Hành vi tuyên bố này thực chất là hành vi khẳng định điều gì đó là sự thật trƣớc ngƣời nói. Đây là HVNN tự quy chiếu. Trong tổ chức sự kiện, các nhà tổ chức thƣờng tuyên bố để khẳng định chất lƣợng sản phẩm dịch vụ hoặc mục đích, ý chí và năng lực đáp ứng nhu cầu của công chúng mục tiêu.

VD: “Được thiết kế bởi đội ngũ kiến trúc sư đến từ Pháp, Gold Hill sẽ mang tới cho khách hàng nét kiến trúc hoàn hảo và đẳng cấp, hơn nữa còn là sự tôn tạo tuyệt đối cảnh quan tự nhiên, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các hệ thống chức năng phức hợp, thỏa mãn tối đa nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của cộng đồng dân cư nơi đây. Chắc rằng khi hoàn thành, dự án sẽ trở thành khu đô thị kiểu mẫu cho khu vực này

(trích bài viết PR sự kiện: Động thổ dự án Gold Hill”

Trong đoạn thông điệp nêu trên, ngƣời viết đã tập trung nhấn mạnh đến sự chăm chút của nhà đầu tƣ cho công trình dự án Gold Hill mà cụ thể ở đây là cách thiết kế quy mô, đẹp mắt và chuyên nghiệp đƣợc thực hiện bởi các kiến trúc sƣ nổi tiếng trên thế giới. Từ đó, khẳng định một cách chắc chắn rằng khi hoàn thành, dự án sẽ là một khu đô thị đẹp và đạt tiêu chuẩn trong toàn khu vực, đáp ứng đƣợc nhu cầu sống và làm việc của ngƣời dân.

Đối với những thông điệp truyền thông về bất động sản, hành vi này đƣợc sử dụng khá phổ biến nhằm mang lại sự tin tƣởng và hình dung tốt đẹp của khách hàng vào sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm khó nhìn thấy trƣớc mắt nhƣ những dự án bất động sản.

Chẳng hạn nhƣ: “Tòa nhà VietinBank 126 Đội Cấn chắc chắn sẽ là môi trường làm việc thuận lợi, tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ tại VietinBank có thể phát huy sức sáng tạo, sự nhiệt tình đối với công việc, phục vụ khách hàng tốt nhất”

(trích Bài viết PR Sự kiện: Khai trƣơng tòa nhà Vietinbank 126 Đội Cấn – Ba Đình)

2.2.9. Đánh giá (Gồm 4/50 TĐTTSK, chiếm 8%)

Đích: “SP1 nhận định về giá trị của một đối tượng nào đó”[10; 103]

VD: “"Tôi và Bạn hãy cùng hành động" là một cơ hội để các cá nhân và cộng đồng hành động vượt ra ngoài khuôn khổ một giờ tắt đèn vốn là hành động biểu trưng của chiến dịch GTĐ. Đây là một chƣơng trình đƣợc thiết kế rất phù hợp cho các doanh nghiêp và tổ chức, các trƣờng học và các nhóm dân cƣ.”

(trích Bài viết giới thiệu về sự kiện: Giờ Trái Đất: 2012)

Trong TĐTT, hành vi này thƣờng đƣợc dùng để nhận định về giá trị của sự kiện thông qua chất lƣợng, tính phổ biến và hiệu quả tác động của những sản phẩm, dịch vụ đƣợc giới thiệu trong sự kiện hoặc chính ý nghĩa của sự kiện đó.

Chẳng hạn nhƣ thông điệp đƣợc nêu trong ví dụ. Đây là một đoạn trích dẫn lời phát biểu nhận xét của ông Andy Ridley, Giám đốc Chƣơng trình Giờ Trái đất Toàn cầu. Qua đó, theo ông đánh giá thì đây là một chƣơng trình có tính nhân văn và nó phù hợp với các doanh nghiệp tổ chức, trƣờng học cũng nhƣ các nhóm dân cƣ mà ai ai cũng có thể thực hiện. Qua câu nói này, công chúng phần nào có thể hiểu đƣợc việc thực hiện hành động cho Giờ trái đất là một việc làm đơn giản mà lại có ý nghĩa, góp phần gìn giữ cho một trái đất đẹp tƣơi.

2.2.10. Bình luận (Gồm 12/50 TĐTTSK, chiếm 24%)

Đích: “SP1 đưa ra ý kiến nhận định của mình về ý nghĩa, tầm quan trọng của một sự kiện, vấn đề hoặc đối tượng nào đó”

Tƣơng tự nhƣ “đánh giá”, hành vi bình luận mang lại cái nhìn đa chiều và tổng quát cho một vấn đề, sự kiện hoặc đối tƣợng nào đó. Kéo theo sau lời bình luận này thƣờng là hành vi phái sinh: giới thiệu. Đây trở thành một cách mở đầu khá phổ biến trong các TĐTTSK gần đây,

VD: “Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song

hành. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử đụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính?.Để giải đáp cho những câu hỏi trên chỉ rõ định hướng, vai trò của một vị lãnh đạo chuyên nghiệp, JOY xin gửi tới Quý công ty Giấy mời tham dự buổi tọa đàm: “Xây dựng hệ thống tổ chức quản lí công ty”

(trích Thƣ mời sự kiện: Khóa học quản lí công ty)

Ở đây, để mở đầu cho việc giới thiệu Khóa học xây dựng hệ thống tổ chức quản lí dành cho các doanh nghiệp, ngƣời viết đã khéo léo đƣa ra một lời bình luận xoay quanh vấn đề: Làm sao để cân bằng quyền lợi giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động và thực hiện tốt vai trò của một ngƣời lãnh đạo”. Việc liên tiếp đặt ra những câu hỏi và lời bình chính xác về vấn đề khiến ngƣời đọc khi tiếp nhận thông điệp phải suy nghĩ về ý nghĩa mà thông điệp muốn gửi gắm. Từ đó, ngƣời làm PR mới khéo léo lồng sự kiện vào trong câu chuyện với khách hàng – những công chúng tiềm năng.

2.2.11. Bày tỏ (Gồm 16/50 TĐTTSK, chiếm 32%)

Đích: “SP1 nói cho SP2 biết rõ tình cảm, suy nghĩ của mình”. [10; 74]

Thông thƣờng, mục đích của hành vi bày tỏ là để gây thiện cảm và tạo niềm tin đối với công chúng, thể hiện đƣợc sự quan tâm và mong muốn của mình đối với công chúng tiếp nhận.

VD: “Để có thể mang đến cho các em thật nhiều niềm vui và sự động viên hơn nữa, Công ty phát động chương trình quyên góp ủng hộ trẻ em mồ côi tại Chùa Bồ Đề. Các bạn quan tâm có thể quyên góp cho các em theo 2 hình thức…”

(trích TCBC Sự kiện: Xuân về gắn kết yêu thƣơng 2012”)

Ở đây, đơn vị tổ chức chƣơng trình đã bày tỏ cho công chúng – những ngƣời có tấm lòng hảo tâm biết đƣợc mục tiêu tổ chức của chƣơng trình, đó là

mang đến niềm vui và sự động viên cho các em nhỏ mồ côi tại chùa Bồ Đề bằng việc quyên góp tiền bạc cũng nhƣ đồ dùng cho các em. Đó cũng chính là tâm nguyện và mục tiêu đề ra của chƣơng trình “Xuân về gắn kết yêu thƣơng 2012”.

Trong các TĐ khác, hành động bày tỏ không chỉ thể hiện tâm tƣ, mục đích của ngƣời làm PR mà còn thể hiện sự mong đợi, chờ đón đối với việc tham gia sự kiện cũng nhƣ hành động theo sự kiện của những ngƣời quan tâm.

VD:

2.2.12. Chúc (Gồm 1/50 TĐTTSK, chiếm 2%)

Đích: “SP1 thổ lộ mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với SP2 để làm đẹp lòng SP2,để từ đó mà SP2 có thiện cảm với SP1”

Cũng giống nhƣ “mời”, “chúc” cũng là hành vi ngôn ngữ thƣờng đƣợc sử dụng trong quá trình giao tiếp, nhằm nói lên sự trân trọng và thiện cảm của ngƣời nói với ngƣời nghe. Thƣờng những điều chúc là những điều tốt đẹp mà ngƣời nói muốn mang lại cho ngƣời nghe nhƣ: sức khỏe, tiền tài, danh vọng, kĩ năng… VD: “Hình thức Đăng ký: Quý Doanh nghiệp quan tâm đăng ký tham dự khách mời vui lòng gửi mẫu đăng ký qua email hoặc liên hệ:

Ms Thanh Huyền - Phòng Đào tạo 0919.241.399 / 0972.088.921

Chƣơng trình làm từ thiện cho 35 trẻ em mồ côi tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Ninh Bình.

Công ty cổ phần truyền thông 2E rất mong các bạn tham gia hành trình và các bạn ủng hộ chƣơng trình đóng góp quần áo, sách vở, lì xì Tết, tiền để lan tỏa những giá trị thiết thực đến cộng đồng.

Đồng thời 2E hy vọng sẽ nhận đƣợc những đóng góp từ các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức, báo chí, truyền hình để lan tỏa chƣơng trình.

Email: kimnana.joy@gmail.com

Số lượng: Để đảm bảo tính tương tác trong buổi học, mỗi một đơn vị được cử tối đa 02 người/chương trình.

Rất mong nhận được sự quan tâm của Anh!

Kính chúc Anh/chị ngày càng thành công trong công tác quản lý!”

(Trích: Thƣ mời tham dự khóa học Quản trị Marketing chuyên nghiệp)

Ở thông điệp trên, do sự kiện là một khóa học về quản trị marketing, trong đó kĩ năng quản lí là kĩ năng chủ đạo của một ngƣời nắm giữ công việc này. Vì vậy, ở cuối thông điệp, ngƣời viết đã khéo léo mong muốn điều tốt đẹp nhất mà khóa học sẽ mang lại cho khách hàng của mình.

2.2.13. Khích lệ/động viên (Gồm 3/50 TĐTTSK, chiếm 6%)

Đích: “SP1 tác động vào tinh thần SP2 làm cho SP2 hăng hái, mạnh mẽ thêm trước khi thực hiện một hành động nào đó” [10; 118]

Việc nhận diện hành vi khích lệ/động viên trong các TĐTT, có thể dựa vào kiểu cấu trúc mang tính cầu khiến dạng “Hãy + động từ…”. Tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp, cấu trúc này thƣờng đƣợc bỏ đi từ “hãy”. Dù vây, dựa vào ý nghĩa của thông điệp, chúng ta vẫn có thể xác định đƣợc hành vi khích lệ/động viên. Tuy nhiên, để đi đến hành vi này, ngƣời tạo thông điệp thƣờng phải sử dụng nhiều hành vi khác làm bƣớc đệm, đặc biệt là những hành vi tạo sức thuyết phục nhƣ: bày tỏ, khêu gợi, cam kết, tự khen…

VD: “Chương trình miễn phí dành cho các anh/chị đã đi làm (ngoại lệ số ít trường hợp: là các bạn Sinh viên năm cuối, ham học hỏi)

Anh/Chị kích vào link dưới đây để đăng kí tham dự :

https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dHBzZXV6QkRKUDdS WmdtLVMzNHFRLWc6MQ#gid=0”

(trích Bài viết PR Sự kiện: Thay đổi tâm thái và thành công trong cuộc sống” Trong đoạn thông điệp trên, sau khi giới thiệu chi tiết nội dung chƣơng trình Chuyên khảo: Thay đổi tâm thái và thành công trong cuộc sống, ngƣời làm

PR đã nêu thêm một thông tin hấp dẫn nữa (đó là miễn phí cho các đối tƣợng đã đi làm) nhằm khích lệ nhóm đối tƣợng mục tiêu này của sự kiện tham gia. Ở đây, để thuận lợi cho quá trình tiếp nhận việc đăng kí, ngƣời viết đã khéo léo đƣa cho ngƣời đọc biết cách thức tham gia mà không phải đăng kí trực tiếp hay qua quá trình nào khác phức tạp hơn. Điều này, rõ ràng khích lệ nhanh chóng ngƣời tiếp nhận thông điệp nếu họ có yêu cầu.

VD2: “Các bạn muốn tham gia cùng Công ty đến thăm Chùa Bồ Đề cũng xin vui lòng liên hệ theo thông tin trên để biết chi tiết lịch trình.

Tất cả những đóng góp của các bạn, dù nhỏ bé đều rất đáng được trân trọng. Mỗi người đóng góp một phần nhỏ, cùng chung sức, chúng ta sẽ góp nên một món quà lớn và đầy ý nghĩa dành tặng các em…”

(Trích TĐTT Sự kiện Từ thiện tại Chùa Bồ Đề)

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ thông điệp truyền thống tổ chức sự kiện (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)