Nho giáo với các vấn để phƣơng Tây trong bối cảnh xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Phụ tra tiểu thuyết của Lê Văn Ngữ khảo cứu và phiên dịch (Trang 41)

XIX - đầu thế kỷ XX

Nho giáo bắt nguồn từ Trung Quốc và Nho học thực sự là một học phái lớn có ảnh hưởng to lớn và lâu dài ở phương Đông. Nho giáo đã góp phần xây dựng một dạng thức đặc trưng trong cấu hình tư tưởng phương Đông, cấu hình tư duy phuơng Đông. Nhưng do nhiều nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 40

Nho giáo đã ảnh hưởng đến nước ta qua nhiều thế hệ và hệ tư tưởng của nó cũng thấm nhuần vào hệ tư tưởng của các nhà nho đương thời một cách sâu sắc. Các thế hệ nhà nho trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển của xã hội ít nhiều cũng có những cách nhìn khác nhau về các quan điểm chính trị, xã hội nhưng về cơ bản là luôn theo một khuôn mẫu truyền thống và không muốn thay đổi những gì đã thuộc về truyền thống và ăn sâu trong lối tư duy của họ.

Ở các nước Đông Nam Á Nho giáo có ảnh hưởng lớn và sâu rộng, Nho giáo đi sang phương Đông xuống phía Nam và sang Việt Nam ta. Về cơ bản thì tư tưởng Nho giáo ở các nước vẫn đi theo tư tưởng Trình - Chu, chỉ có điều khác là vào thế kỷ XIX, khi phương Tây xâm nhập vào Châu Á, đánh vào Trung Quốc, Nhật Bản, vào cả Việt Nam vì thế các nước này lần lượt có những sự thay đổi về số mệnh khác nhau. Khi bị thực dân Pháp đánh chiếm, Việt Nam cũng bước vào công cuộc chống Pháp và đến cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp thực hiện sự thay đổi cơ cấu xã hội, biến Việt Nam thành nước thực dân nửa phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử như vậy đồng thời đây cũng là giai đoạn Nho học suy thoái vì thế vấn đề về thái độ đối với Nho học được đặt ra khá bức thiết. Người ta hiểu Nho giáo ra sao và người ta có thái độ đối với Nho giáo như thế nào?

Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đứng trước sức mạnh của phương Tây, nhất là sức mạnh của khoa học kỹ thuật, người ta thấy Nho học là sự cản trở sự phát triển cho nên đã rấy lên một phong trào duy tân ở các nước như Nhật Bản, Trung Quôc. Tuy nhiên những nhà Nho sống ở thời kỳ này tuy ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây nhưng vẫn một lòng ra sức vãn hồi lại đạo Nho truyền thống, họ cũng không chống lại toàn bộ Nho giáo mà vẫn cho rằng Nho giáo là tốt chỉ có điều về chính trị là có hại cho nên đến giữa thế kỷ XIX họ muốn chỉ là “Đông học vi thể, Tây học vi dụng”(tư tưởng thì theo tư tưởng phương Đông nhưng vận dụng

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 41

thêm kỹ thuật phương Tây). Đến cuối thế kỷ XIX, họ tiến xa hơn một bước là đòi hỏi phải sửa chữa thể, tức là sửa chữa thể chế chính trị, một số mặt về học thuật, văn hóa….Lúc này thái độ của các nhà Nho là hai mặt, một mặt họ vẫn ca tụng truyền thống văn hóa phương Đông trong đó chủ yếu là Nho giáo, mặt khác họ cũng nhận thấy rằng trong tư tưởng của Nho giáo cũng có những mặt hạn chế nhất định đó là làm cho nước yếu dân hèn.

Trải qua các triều đại Nho giáo được phát triển một cách mạnh mẽ. Nhưng bước vào đời nhà Nguyễn (1802-1885) Nho giáo bước vào giai đoạn đầy biến động. Nho giáo đỉnh thịnh vào thời kỳ đầu nhà Nguyễn, lúc này triều đình cải thiện khoa cử và đề cao luân lý Nho giáo. Đến cuối đời Nguyễn (1886-1945) là một giai đoạn đầy khủng hoảng và cải cách có tác động nhiều đến giới tri thức mới. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam đã tiếp cận một chính sách văn hóa đề cao Tây học vì thế lúc này Nho giáo đi vào suy yếu. Nhiều người không muốn đi theo tư tưởng và các học thuyết Nho học xưa bởi thế mà truyền thống đạo nho đang đứng trước nguy cơ mất dần. Do đó một số những nhà tri thức có nền tảng gia đình là nhà nho từ nhỏ, đi theo Nho học đã mong muốn làm được điều gì đó để cứu lấy nền Nho học nước nhà.

Tư tưởng Nho giáo ở mọi thời đại nhất là trong xã hội phong kiến luôn phát huy được những vai trò và giá trị của nó. Phương pháp để nghiên cứu Nho giáo thông thường đều theo một quy tắc nhất định bởi học thuyết của Nho giáo cũng rất rõ ràng và cụ thể ở từng vấn đề ví dụ như trung, hiếu, tiết, nghĩa hay thế nào là nhân, thế nào là người quân tử, thế nào là kẻ tiểu nhân, thế nào là nền trị bình trong xã hội. Tuy nhiên không phải vì những đóng góp to lớn đó mà tư tưởng Nho giáo không có những hạn chế nhất định. Như chúng ta đã biết, xã hội luôn luôn vận

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 42

động và biến đổi không ngừng nghỉ vì thế những tư tưởng của Nho giáo cũng có

khi bộc lộ những mặt hạn chế và nhiều khi giá trị của nó cũng bị giảm xuống. Những giới hạn của Nho giáo phương Đông ta có thể gặp trong quan niệm

của các nhà Nho về chữ “học”. “Học” theo quan niệm của Nho giáo là phạm trù rất quan trọng, thời xưa chữ “học” ở đây được hiểu là chuyên tâm vào đọc sách Thánh hiền, người học phải thông hiểu hết những nội dung trong từng câu chữ của các bậc tiền nhân. Nhưng thực ra đối với cái học trong con mắt của các nhà nho phương Đông thì nó mênh mông và mầu nhiệm, kẻ học cứ đọc sách hiểu được thế nào thì hiểu. Những sự vật mà ta muốn biết thì thường tản mát trong các sách, mỗi nơi một ít chứ không xâu chuỗi lại thành từng vấn đề một và hầu như cũng không đặt ra một phương pháp gì để tìm tòi một cách chuyên sâu và có hệ thống. Thường thì những quan điểm truyền thống của Nho giáo phương Đông đã ăn sâu vào lối suy nghĩ của các nhà nho nên tất cả các nho sỹ cũng xem đó như là một công thức chung. Nhưng đối với phương Tây lại hoàn toàn khác. Theo ý người phương Tây thì mọi sự vật sự việc dù là lớn hay nhỏ, dù thấy được hay không thấy được, nếu mình đã muốn biết thì phải biết cho đến tận cùng. Khi tìm hiểu những sự vật sự việc đó người phương Tây không nhìn theo cách nhìn chủ quan của mình mà bao giờ cũng có cơ sở và căn cứ khoa học từ những lĩnh vực như thiên văn, điện học, cơ khí cho đến nông nghiệp hay thương nghiệp….Đó chính là sự tiến bộ của phương Tây mà điểm này trong tư tưởng của phương Đông là hoàn toàn không có. Hoặc ví dụ như nói về tư tưởng tự do thì trong hệ tư tưởng của phương Đông và phương Tây cũng hoàn toàn không giống nhau. Phương Tây trọng tự chủ còn phương Đông trọng thống thuộc. Tự chủ trong quan điểm của người phương Tây tức là mỗi người tự làm chủ chính mình, làm chủ cuộc đời mình. Người tự chủ được thì tất sẽ có tự

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 43

do, khi trưởng thành họ không còn phụ thuộc vào bất cứ ai, không ai kể cả bố mẹ có thể chi phối được cuộc sống của họ. Nhưng theo quan điểm của người phương Đông lại khác. Trong con mắt của người phương Đông họ chỉ biết có mỗi vua, tất cả đều là thần dân của vua, dân không được can thiệp vào chính trị, mọi việc là do vua quyết kể cả mạng sống của dân cũng do nhà vua quyết. Xuất phát từ những quan điểm Nho giáo này mà cá nhân sống trong xã hội đó hầu như không biết đến tự do là gì cả. Cả những quan điểm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy trong hôn nhân cũng ăn sâu vào tiểm thức của mỗi người. Theo cách nhìn của người phương Đông thì đây mới là một xã hội có trật tự, con người sống có tầng bậc, như thế mới là hội trị bình. Nhưng theo phương Tây thì đó lại là xã hội bất bình đẳng, nó hạn chế rất nhiều thứ ở con người làm cho con người chỉ biết tin vào số phận, không nắm bắt được vận mệnh cũng như những biến động trong cuộc sống. Có lẽ cũng bởi thế mà hình thành nên cả sự khác nhau trong lối sống: phương Đông có cách nghĩ an phận còn phương Tây thì không. Người phương Đông chỉ muốn sống sao cho êm đềm, đó là cách nghĩ cuộc sống an phận. Nếu trời đã bắt mình chết thì đó là số phận mình ngắn, vua bắt mình chết thì mình phải chết bởi họ luôn nghĩ số phận mình là do trời cho, vua định nên những thế lực kia có quyền quyết định vận mệnh của họ. Ngay cả trong mối quan hệ gia đình cũng vậy, tư tưởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đó cũng thấm sâu vào cách nghĩ của họ, cha mẹ bảo đúng là đúng. Nhưng tư tưởng phương Tây lại khác, con người sinh ra số phận là do mình quyết định chứ không phải là trời hay một thế lực nào khác định đoạt. Con người sống có tự chủ, có tự do, khi gặp bất cứ khó khăn gì họ không đổ lỗi cho số phận mà tìm cách khắc phục. Không có tư tưởng mệnh trời như sinh ra đã được sắp đặt sẵn. Sở dĩ có sự khác nhau này là bởi ngưởi phương Đông họ đã thấm nhuần tư tưởng Nho giáo từ lâu

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 44

đời, họ lại không được tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây nên họ không có sự thay đổi trong tư tưởng của mình. Họ nghĩ ngược lại cách nghĩ của phương Tây và cho rằng đi theo những tư tưởng truyền thống chính là một cách làm cho cuộc sống của họ được yên ả hơn.

Nhìn chung khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, con người chỉ bó buộc trong tầm nhìn và những truyền thống giáo dục và hệ tư tưởng Nho giáo được thấm nhuần và truyền từ đời này sang đời khác. Bởi thế mà tư tưởng của những nhà nho chỉ biết dựa trên những nền tảng vốn có, không thể vứt bỏ những giá trị tư tưởng đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ và cách sống. Đứng trước sự thay đổi của xã hội, trước sự du nhập của khoa học tiên tiến, lớp nhà nho đương thời họ gần như chưa biết thái độ của mình nên phải ứng ra sao, tiếp nhận hay từ bỏ để lập lại một xã hội đi theo quỹ đạo vốn có. Trong thời điểm lúc bấy giờ có rất nhiều nhà Nho muốn đem cái học của mình để khai triển, họ đau đáu một niềm rằng cái học cũ sẽ mất dần đi và như thế những tư tưởng và giá trị cũ sẽ dần bị thay thế bởi những cái khác. Tuy nhiên thái độ của họ là đang lưỡng lự, đang không biết phải thay đổ ra sao, đón nhận hay khước từ?

Sống trong thời điểm xã hội đầy biến động như vậy, Lê Văn Ngữ - một nhà nho có truyền thống gia đình theo Nho học đã không khỏi bùi ngùi trước nguy cơ nền Nho học nước nhà đang lãng quên và với thái độ tích cực của một nhà nho, ông muốn đem tâm huyết, tình thần của mình cùng với một số nhà nho có cùng tư tưởng muốn dùng ngòi bút để truyền đạt lại mong muốn, gửi gắm những tâm tư. Lê Văn Ngữ đã dùng rất nhiều hình thức để có thể quảng bá được những tác phẩm của mình với mong muốn mọi người đừng quay lưng lại với cựu nho. Ông muốn đem

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 45

những trước tác của mình đến với học giả các đời, muốn Nho học vẫn là những nội dung được truyền dạy trong trường học một cách chính thống.

Một phần của tài liệu Phụ tra tiểu thuyết của Lê Văn Ngữ khảo cứu và phiên dịch (Trang 41)