Những kiến văn thu đƣợc và vai trò của chuyến đi đối với sự chuyển biến tƣ tƣởng Lê Văn Ngữ

Một phần của tài liệu Phụ tra tiểu thuyết của Lê Văn Ngữ khảo cứu và phiên dịch (Trang 47)

tƣ tƣởng Lê Văn Ngữ

Chuyến công du của tác giả là một hành trình khá dài và cũng mang lại nhiều trải nghiệm thực tế ở những nơi đặt chân đến. Hành trình được ghi chép lại bắt đầu xuất hành vào ngày mùng 2 tháng 4 năm Thành Thái lúc 8 giờ sáng. Lộ trình đi phải vượt ngàn dặm xa xôi, đi qua nhiều nơi, nhiều địa danh thắng cảnh trong và ngoài nước nên tác giả không thể không có những cảm nhận riêng. Hành trình của chuyến đi được ghi lại một cách cụ thể từ thời gian xuất hành, địa điểm đặt chân đến tới cả những cảm nhận về cảnh vât xung quanh mình, cảm nhận về cuộc sống, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ở các nước phương Tây. Xuất phát điểm đồng thời cũng là điểm cuối của chuyến đi là Hải Phòng, hành trình đi và về ấy được tác giả ghi lại như sau: 本年四月初二日早八點徒。本官由統使府领纸

晚亓點下火船回南。初四日晚三點由南抵海防海門突出塗山一區天然形勝北 圻一重鎮也 (Bản niên tứ nguyệt sơ nhị nhật tảo bát điểm tẩu. Bản quan do thống sứ phủ lệnh chỉ vãn ngũ điểm sơ tứ nhật vãn tam điểm do nam để Hải Phòng hải môn đột xuất Đồ Sơn nhất khu thiên nhiên hình thắng bắc kỳ nhất trọng trấn dã) - 8

giờ sáng ngày mùng 2 tháng 4 năm Thành Thái bắt đầu khời hành. Bản quan do Thống sử phủ lệnh chỉ 5 giờ chiều xuống thuyền về phía Nam. 3 giờ chiều ngày mùng 4 từ phía Nam xuống cửa biển Hải Phòng, khu thắng cảnh Đồ Sơn là một nơi thiên nhiên tuyệt đẹp….Và 9 giờ sáng ngày mùng 7 tháng 8 năm Thành Thái lại đặt

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 46

二十二日即南成泰十二年六月二十六日收拾回裝…二十九日早八點抵芹徐海 口。八月初二日晚三點轉來中項火輪船,初三日晚一點抵牙莊津,初四日早 七點抵歸仁津,初亓日早九點抵沱囔津,初七日早九點回抵海防 (Tây nguyên nhất thiên cửu bách niên thất nguyệt nhị thập nhị nhật tức Nam Thành Thái nhị thập niên lục nguyệt nhị thập lục nhật thu thập hồi trang…..nhị thập cửu nhật tảo bát điểm để Cần Thơ hải khẩu. Bát nguyệt sơ nhị nhật vãn tam điểm chuyển lai trung hạng hỏa luân thuyền, sơ tam nhật vãn nhất điểm để Nha Trang tân, sơ tứ nhật tảo thất điểm để Quy Nhơn tân, sơ ngũ nhật tảo cửu điểm để Đà Nẵng, sơ thất nhật tảo cửu điểm để Hải Phòng) Theo lịch Tây ngày 22 tháng7 năm 1900 - tức ngày 26 tháng 6 năm Thành Thái 12 theo lịch Việt Nam bắt đầu thu thập hành trang trở về……8 giờ sáng ngày 29 tháng 7 đáp tới Cần Thơ. 3 giờ đêm ngày mùng 2 tháng 8 chuyển sang đi tàu hạng trung, đến 1 giờ đêm ngày mùng 3 về tới Nha Trang. 7 giờ sáng ngày mùng 4 về tới Quy Nhơn, 9 giờ sáng ngày mùng 5 về tới Đà Nẵng và tới 9 giờ sáng ngày mùng 7 về tới Hải Phòng. Như vậy, hành trình trở về cũng được tác giả ghi chép lại cẩn thận và chi tiết lộ trình. Tính chung cả hành trình mà tác giả đã đi là cả một quãng đường rất dài, tổng cộng hơn 8000 dặm: 按是行也 以本年四月初六日起行及八月初七日回抵海防去回行程共八千餘海裡 (an thị hành dã dĩ bản niên tứ nguyệt sơ lục nhật khởi hành cập bát nguyệt sơ thất nhật hồi để Hải Phòng khứ hồi hành trình cộng bát thiên dư hải lý).

Chuyến công du sang Pháp của tác giả là một mốc đánh dấu cho chiều hướng tư tưởng có chịu sự tác động từ những biến đổi của xã hội, của những nước đang đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật. Có lẽ cũng chính vì thế mà khi đi tìm hiểu nội dung tác phẩm ta đã thấy ít nhiều cách nhìn của tác giả có sự ảnh hưởng phần nào. Về cơ bản, thế kỳ XX là thế kỷ mà Nho giáo thực sự đang đứng trước “đôi

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 47

dòng nước”, hầu hết các nhà Nho chưa tìm được đường hướng cho Nho giáo duy trì và phát huy giá trị. Bản thân các nhà Nho cũng chưa đủ mạnh, chưa đủ sức phán đoán để dự tính Nho giáo nên lựa chọn con đường nào mà cụ thể ở đây là bản thân mỗi nhà Nho nên chọn lối đi nào, chọn tư tưởng nào. Có thể bản thân Lê Văn Ngữ nếu như không có chuyến công du này, chúng ta cũng chỉ biết đến ông như một nhà Nho bình thường cũng đang băn khoăn trước đôi nẻo đường đi. Nhưng cái đặc biệt mà tác giả mang tới cho chúng ta được biết đến ông không phải là một nhà Nho đóng cửa lắng lòng để suy nghĩ trước sự suy tàn đang dần mất đi của một nền Nho học truyền thống đã có từ lâu đời mà đáng nói hơn cả là với những trải nghiệm thực tế được tác giả trải lòng ra, viết thành sách giúp chúng ta có được những nhìn nhận, đánh giá ở một góc độ khách quan có chiều sâu để thấy được sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới cách nhìn và quan điểm của Lê Văn Ngữ.

Nói về tác phẩm “Phụ tra tiểu thuyết”, như cấu trúc nội dung đã trình bày

khá cụ thể ở chương 1 nói trên, chúng ta thấy tác phẩm là tập hợp các bài viết được bàn tới nhiều nội dung khác nhau, ví dụ như những ghi chép về nông nghiệp, thương nghiệp, cơ khí…., những đề tài khảo lược như: thái cực khảo (nghiên cứu về thái cực), tạng phủ khảo (nghiên cứu về tạng phủ)…, những vấn để biện giải, luận giải ví dụ như: phong thủy biện (biện giải về phong thủy), tinh lịch biện (biện giải về lịch), lịch số lược (lược giải về lịch số), toán số lược (lược giải về toán số) hoặc các vấn đề luận bàn như: luận bàn về sự luân chuyển của trời đất, luận bàn về sự vận hành của âm dương, luận bàn về sự vận động của tri giác….. Những vấn đề mà tác giả đề cập tới tương đối nhiều nhưng cũng có khi chỉ là đôi nét biện giải để giúp học giả có cái nhìn cơ bản về các vấn đề mà tác giả muốn nói tới và muốn nghiên cứu.

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 48

Từ thực tế chuyến đi và những ghi chép cụ thể của mình có thể nói tác phẩm đã mang lại những giá trị nội dung to lớn, làm nổi bật rõ mục đích của tác giả. Khi tác giả phụng mệnh tháp tùng đi sứ sang Pháp với Từ Đạm trong tư tưởng của ông vẫn là tư tưởng của một nhà nho được tiếp thu nền Nho học truyền thống và mong muốn cùng với những nhà nho mang tư tưởng cùng thời là làm sao khôi phục lại nền Nho học đang bị đi lãng quên dần. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, trước sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật phương Tây, lại trong hoàn cảnh thực tế ông được chứng kiến và ghi chép tận mắt những điều đang diễn ra ở đất nước này, từ đó ông suy ngẫm và liên tưởng đến vấn đề tồn tại ở các nước phương Đông mình ra sao.

Những kiến văn thu được đối với phương Đông và Việt Nam là những điều rất thực tế mà tác giả đã suy ngẫm.Ví dụ như cảm nhận về sự phát triển thương vụ ở các nước phương Tây như thế nào và ở các nước phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng ra sao. Tác giả có nói: 凡人生食用非亣易何以贍之 (Phàm nhân sinh thực dụng phi giao dịch hà dĩ thiêm chi) - người ta sống mà không giao dịch trao đổi buôn bán hàng hóa thì không thể giàu lên được. Việc phát triển thương vụ

là điều cần thiết để phát triển một đất nước hùng mạnh, muốn xem xét sự phát triển thương nghiệp của một quốc gia phải xem xét một cách toàn diện: 商買之道盛焉 僕賞上下古今 sủy 其局世而知其有开於商務者非止一端。(Thương mại chi đạo thịnh yên bộc thưởng thượng hạ cổ kim suỷ kỳ cục thế nhi tri kỳ hữu khai ư thương vụ giả phi chỉ nhất đoan) - Con đường thương mại thịnh đạt thường xem đại

cục ở thời xưa mà biết được việc mở mang thương vụ không chỉ dừng lại ở một điểm. Mở mang phát triển thương nghiệp để thúc đẩy kinh tế, khi kinh tế phát triển

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 49

ngược lại muốn đẩy mạnh thương nghiệp trước hết cũng phải ổn định xã hội về mặt chính trị, và nếu mọi sự chưa yên thì không thể đẩy mạnh phát triển thương nghiệp

được: 國法未平則上情不能下逮,下意不能上通動輒挈, 雖欲集資廣販而事多

所未安其不能開商者 (Quốc pháp vị bình tắc thượng tình bất năng hạ đạt, hạ ý bất năng thượng thông động chiếp khiệt chửu, tuy dục tập tư quảng phạn nhi sự đa sở vị an kỳ bất năng khai thương giả) - Quốc pháp chưa bình thì ý trên không tỏ xuống

người dưới, ý người dưới không thông lên bề trên được, tuy muốn đầu tư phát triển nhưng mọi sự chưa yên thì cũng không thể khai thương được. Theo quan điểm của Nho giáo, một đất nước cường thịnh là đất nước trên bảo dưới nghe, nhưng nếu như nền chính trị chưa yên thì không thể tạo ra cái gọi là xã hội lý tưởng được, mọi cái chưa yên, muôn sự còn nhiều điều chưa tỏ thì dẫu có đầu tư phát triển cũng không thể đẩy mạnh phát triển thương nghiệp được.

Ở Trung Quốc, tư tưởng coi thường thương nghiệp vốn là tư tưởng cổ hủ của Nho giáo đã chi phối lâu dài. Thường thì quan điểm trọng nông là tư tưởng nhất quán trong hệ tư tưởng của Nho gia, mong muốn của nhân dân là mở rộng đất đai nên họ chăm lo đến phát triển nông vụ. Nhưng trên thực tế nếu chỉ dừng lại như vậy thì cuộc sống con người chỉ ở mức no đủ chứ chưa dư thừa. Vì thế muốn có cuộc sống sung túc thì không thể không chú tâm phát triển thương vụ. Tuy nhiên việc phát triển thương vụ phải phát triển toàn diện, tất yếu phải có sự vận dụng của khoa học kỹ thuật. Nếu như Lê Văn Ngữ không phải là một nhà nho sống trong giai đoạn xã hội đang có sự xâm nhập của nền khoa học kỹ thuật phương Tây thì chưa chắc nhận thức của ông đã có sự so sánh về những thành tựu nói chung giữa phương Tây và phương Đông, và cũng không có được những kiến văn thu lượm được trong quá trình viết sách của mình mà chính đây lại là nhân tố để nhìn ra có hay không sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực trong tư tưởng của tác giả. Khi con

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 50

đường thương mại chưa được mở thì hàng hoá được du nhập từ bên ngoài vào, lợi dân ta không có mà lại phải tiêu thụ những hàng hóa không tươi mới. Nhưng phát triển thương vụ mà không đi đôi với phát triển khoa học kỹ thuật thì hàng hoá dẫu có được làm ra cũng không đẹp, và khi khoa học kỹ thuật phát triển như xe hỏa được làm ra, bánh xe được chế tạo ra, điện cục được chế tạo ra, những tinh hoa được làm ra mà thương vụ không được chú trọng thì lợi của ta sẽ chuyển sang cho người khác. Khi được tiếp xúc với nền khoa học tiến bộ phương Tây, Lê Văn Ngữ dường như đã lĩnh hội được và có sự chuyển biến trong cách nhìn nhận chung về xã hội phương Tây và phương Đông, đó cũng là sự chuyển biến tích cực trong tư

tưởng ông. Ông viết: 仍查泰西通列銀行一?公家私室互相通財而官其商聰為

一體。故凡有害於商者國家為杜絕之, 有利於商者國家為開導之, 一人之力 不足則合眾力以成之, 眾力不足則國家籌辨出力以助之 (Nhưng tra thái Tây thông liệt ngân hàng nhất ? công gia tư thất tương thông tài nhi quan kỳ thương thông vi nhất thể. Cố phàm hữu hại ư thương giả quốc gia vi đỗ tuyệt chi, hữu lợi ư thương giả quốc gia vi khai đạo chi, nhất nhân chi lực bất túc tắc hợp chúng lực dĩ thành chi, chúng lực bất túc tắc quốc gia trù biện xuất lực dĩ trợ chi ) - Xem xét ở các nước phương Tây, ngân hàng nhà nước và các ngân hàng tư nhân đều có mối tương thông với nhau và nó là một thể thống nhất với thương vụ. Cho nên phàm là những điều gì có hại cho thương vụ thì nhà nước không làm, nếu có lợi cho thương vụ thì nhà nước sẽ mở đường. Nếu sức của một người chưa đủ thì tập trung sức của nhiều người lại, nếu sức của nhiều người tập trung lại vẫn chưa đủ thì nhà nước sẽ cùng giúp sức. Ở các nước phương Tây, nhà nước luôn xem trọng phát triển thương

nghiệp, đặt thương nghiệp làm mục tiêu để phát triển đất nước vì thế nhà nước sát cánh cùng thương nhân, điều gì có lợi cho thương vụ thì làm, bất lợi thì bỏ qua, nhà nước tập trung tinh lực mọi người cùng hợp sức nhau lại để đẩy mạnh thương

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 51

nghiệp phát triển. Còn ở nước ta thì sao? 我國前此商務未興盡由於見闻未廣, 技 藝未精, 而其最關鍵處則本於官商世隔求名者, 從事乎儀禮之繁?常者馳聘 於文章之末焉耳茲。欲移風易俗變塞為通則凡未平者平之,未開者開之,未 起辨者起辨之。….欲興商導者蓋起而覽。夫泰西通列古今何辰夫辨別有無剖 明利害雖由於博學廣見然皆商務之常用無須敘 (Ngã quốc tiền thử thương vụ vi hưng tận vu kiến văn vi quảng kỹ nghệ vi tinh nhi kỳ tối quan kiện xứ tắc bản ư quan thương thế cách cầu danh giả, tòng sự hồ nghi lễ chi phồn ? thường giả trì sính ư văn chương chi mạt yên nhĩ tư. Dục di phong dịch tục biến tắc vi thông tắc phàm vị bình giả bình chi, vị khai giả khai chi, vị khởi biện giả khởi biện chi. …. Dục hưng thương đạo giả cái khởi nhi lãm. Phù thái tây thông liệt cổ kim hà thời phù biện biệt hữu vô phẫu minh lợi hại tuy do ư bác học quảng kiến nhiên giai thương vụ chi thường dụng vô tu tư ) - Nước ta trước đây thương vụ chưa phát triển là do chưa mở rộng quan sát, kỹ nghệ chưa điêu luyện, các quan thương thế lực chỉ cầu danh, làm việc quá trọng nghi thức, coi trọng văn chương. Muốn di phong dịch tục, thay đổi xã tắc thì phải bình được những cái chưa bình, khai thông những cái chưa được khai thông và làm rõ những điều chưa được làm rõ…..Muốn chấn hưng thương vụ phải mở mang xem xét học hỏi, như các nước phương Tây từ trước tới nay thời nào họ cũng biện biệt phân tích rõ những điều lợi điều hại đối với thương vụ. Tác giả có nói cụ thế “ngã quốc” sở dĩ chưa phát triển là bởi vì chưa

có những thay đổi trong cách làm, tronng tư duy, chưa có sự quan tâm của nhà nước. Các quan lại thương nhân chỉ trọng cầu danh lợi chứ không thực mong phát triển một nền thương vụ hùng mạnh. Và thương vụ không phát triển thì chúng ta cũng không thể phát triển các lĩnh vực khác. Muốn đẩy mạnh thương vụ phải học

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 52

tập phương Tây, biết biện biệt những điều chưa tỏ, phân tích điều lợi điều hại để từ đó ứng dụng vào mà chấn hưng thương vụ.

Đây chính là sự đổi mới trong nhận thức của một nhà nho. Nếu như chỉ mang tư tưởng thuần túy của những nhà nho kiểu cũ chắc chắn Lê Văn Ngữ không thể nhận định được vấn đề này. Trước hết ông có chuyến đi sứ thực tế, được tận mắt chứng kiến phương Tây với những đổi thay khác hẳn với phương Đông, rõ ràng ông nhận thức được tại sao người phương Đông không hùng mạnh lên được, và sở dĩ như vậy là phương Đông chưa mở rộng giao lưu với bên ngoài.

Về nông vụ cũng như vậy. Trong quan điểm của Nho giáo nông nghiệp là gốc, là nghề cơ bản, là điểm xuất phát ban đầu của mỗi một quốc gia. Ở phương Tây, họ biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để mở mang phát triển. Một đất nước giàu mạnh không thể bỏ qua nông cụ được. Phương Tây họ hùng mạnh không chỉ ở thương vụ mà còn cả nông vụ bởi họ có kỹ thuật hiện đại, họ có cả một quá trình học hỏi và thực nghiệm ứng dụng: 大國於農工一事院有學矣, 學有試矣儲水則有溝矣, 噴水則有機矣。 省人工又有耕機獲機以運用之體民 情則又春省秋省以補助之其法最備且詳其利必多且鉅惜其不能緬問而詳記之 (Đại quốc ư nông công nhất sự viện hữu học hỹ, học hữu thí hỹ, trữ thủy tắc hữu câu, phún thủy tắc hữu cơ hỹ. Tỉnh nhân công hựu hữu canh cơ, hoạch cơ dĩ vận dụng chi thể dân tình tắc hựu xuân tỉnh, thu tỉnh dĩ bổ trợ chi kỳ pháp tối bị thả tường kỳ lợi tất đa thả cụ tích kỳ bất năng miến vấn nhi tường kỷ chi) - Nước Pháp

đối với nông vụ đều có học cả, học mà có cả ứng dụng thực tế như trữ nước ắt

Một phần của tài liệu Phụ tra tiểu thuyết của Lê Văn Ngữ khảo cứu và phiên dịch (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)