Lý thuyết về Thái cực và sự hình thành của vũ trụ

Một phần của tài liệu Phụ tra tiểu thuyết của Lê Văn Ngữ khảo cứu và phiên dịch (Trang 75 - 85)

CHƢƠNG 3: “PHỤ TRA TIỂU THUYẾT” VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƢ TƢỞNG ĐẦU THẾ KỶ

3.2 Lý thuyết về Thái cực và sự hình thành của vũ trụ

Lê Văn Ngữ từng nói “có việc tất sẽ có hoài nghi, hoài nghi mà không được

giải quyết thì muôn sự bất thành”, vì thế mà ông đã từng bước đưa những vấn đề

còn hoài nghi của mình ghi lại rải rác trong các thiên để lý giải, bàn luận. Đầu tiên Lê Văn Ngữ đưa ra lý thuyết về “Thái cực”. Trong thiên “太極考” (Thái cực khảo) ông đã đưa ra những lý giải của mình về thái cực như sau:

夫太極渾然理氣而已。自先天而論太極本有形就後天而言太極又運出無 形。舉天地間無一非有形之氣無形之理曲成而範圍之其說則起於之盤古其象 則伏儀先天圖 (Phù thái cực vận nhiên lý khí nhi dĩ. Tự Tiên thiên nhi luận Thái cực bản hữu hình tựu Hậu thiên nhi ngôn Thái cực hựu vận xuất vô hình. Cử thiên địa gian vô nhất phi hữu hình chi khí, vô hình chi lý khúc thành nhi phạm vi chi kỳ thuyết tắc khởi ư chi Bàn Cổ, kỳ tượng tắc Phục Nghi tiên thiên đồ - Thái cực, khi

trời đất còn hỗn nhiên nó là lý khí mà thôi. Từ Tiên thiên luận về Thái cực cho rằng nó hữu hình nhưng đến Hậu thiên thì Thái cực lại là vô hình. Ví như trong trời đất chẳng có cái gì không phải là khí hữu hình và lý vô hình mà có thể hình thành nên. Còn phạm vi thuyết của nó tất khởi phát từ thời Bàn Cổ, tượng của nó ắt là Phục Hi tiên thiên đồ.

Ở quan điểm này, Lê Văn Ngữ đưa ra lý giải về Thái Cực dựa trên quan điểm của các học giả Châu Á. Đây là lý thuyết đã được thừa nhận bởi truyền thống tư tưởng Trình - Chu. Theo quan điểm về học thuyết này thì khi trời đất còn chưa phân tách, tức là mọi thứ còn hỗn mang thì khí hư vô bao quát càn - khôn, soi sáng đầy vũ trụ. Đó là một cái trung tâm điểm, ấy chính là Đạo. Rồi Đạo ấy mới sinh ra Thái cực, bởi thế mà khởi nguồn của Thái cực nó là khí mà thôi. Lê Văn Ngữ đã mượn lý giải của Tống nho để dẫn luận như một sự thừa nhận những cái đã được

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 74

các học giả đời trước chứng minh. Để diễn giải và hiểu được nguồn gốc của nó, ông cũng khẳng định phạm vi của Thái cực ắt khởi nguồn từ thời Bàn Cổ, rồi sau đó các nhà nho đã lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho những lý giải của mình (Bàn Cổ, theo truyền thuyết xưa vốn là vị Thánh đã có công mở ra trời đất, khi trời đất vũ trụ như một quả trứng lớn, đen tối một màu, không phân chia trên dưới, trái phải, đông nam, tây bắc).

Quan điểm Thái cực khi trời đất còn hỗn mang thì nó vốn là lý khí mà thôi - đây là lý giải của tư tưởng Trình Hạo, Trình Di. Lý và Khí theo Trình Di một cái là hình nhi thượng (Lý) còn một cái là hình nhi hạ (Khí), cái thuyết Lý Khí của Trình Di có tính cách nhất nguyên luận duy tâm khách quan và cùng với tư tưởng của các nhà Tống nho lúc bấy giờ thì Lý là tam cương, ngũ thường còn Khí là những cái phi tam cương, ngũ thường.

Đến thời Nam Tống có ông Chu Hi đã hệ thống lý thuyết về Thái cực dựa trên sự tổng hợp đại quy mô giữa thuyết Thái cực của Chu Liêm Khê, thuyết Hư Khí của Hoành Cừ và thuyết Lý Khí của hai anh em họ Trình là Trình Hạo và Trình Di. Chu Hi thấy rằng cần phải có một sự thuyết minh cho tính chất của Thái cực và ông đồng ý với quan điểm của Chu Liêm Khê rằng “Vô cực mà Thái cực” chứ không hề giải thích cái thuộc tính của Thái cực là gì. Nói một cách khác nữa, nếu muốn đem Thái cực làm chủ tể cho Lý và Khí, thì việc trước hết là phải giải thích cái bản thể của Thái cực. Thực chất sự khẳng định về Thái cực này của Chu Tử không phải hàm ý nói trên Thái cực còn có Vô cực mà chỉ muốn nói rằng Thái cực không phải là vạn vật. Sở dĩ bảo Thái cực là Vô cực bởi vì nó vốn vô hình, vô thanh, vô thủy, vô chung cho nên gọi nó là Vô cực. Vô cực không phải là không mà chính là tự tại, không có khởi đầu, không có kết thúc, bất sinh bất diệt. Chu Hi nói rằng Thái cực là cái gì siêu việt cả không gian và thời gian, khó lòng mà nói được

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 75

bản thể của nó, nhưng nếu dùng ngôn ngữ thì có thể khép nó vào trong một chữ Lý và bởi vì trước khi âm và dương xuất hiện, thì tất nhiên phải có một cái Lý đã, nghĩa là sau lưng hiện tượng, phải có một thực tại: “Thái cực chỉ là cái Lý của trời đất và vạn vật. Lấy trời đất mà nói thì trong trời đất có Thái cực; lấy vạn vật mà nói thì trong vạn vật đều có Thái cực. Trước khi có trời đất, đã có sẵn cái Lý ấy. Động mà làm dương, chỉ là cái Lý ấy; tĩnh mà làm âm cũng chỉ là cái Lý ấy ” (Tính lý đại toàn, 26). Chu Hi nói Thái cực là Lý nhưng không thể đặt nó trong mối quan hệ đối lập với Khí, mà Lý và Khí cùng tồn tại trong Thái cực là mối quan hệ tương tác tức là cả hai cái đều tồn tại: Lý là cái thế hình nhi thượng, là cái gốc của vạn vật; Khí là cái vô hình nhi hạ, là cái khí cụ làm nên vạn vật. Cho nên khi người và vật sinh ra, phải bẩm được cái Lý ấy thì mới có tính, và phải bẩm được cái Khí ấy thì mới có hình.

Trên cơ sở lý thuyết đó, Lê Văn Ngữ đã vận dụng để nói đến sự hình thành vũ trụ. Và muốn biết được điểm khởi nguồn của vũ trụ và tiến trình hình thành vũ trụ không bắt đầu từ đâu ngoài Đồ Thư. Đồ Thư được Lê Văn Ngữ và nhiều nhà nho Trung Quốc cũng như các nhà nho Việt Nam xem đây là chìa khóa chứa đựng những bí ẩn về vũ trụ. Theo Lê Văn Ngữ, Đồ Thư có nguồn gốc từ Phục Hi, ông nói:

嘗讀中史伏儀氏仰觀象于天,俯觀法于地, 中觀萬物于人畫八卦。始初 讀辰冥冥然深深然及推求仰俯中觀四字以舊聞參新觀體天地人三才一旦恍然 (Thường độc trung sử Phục Hi Thị ngưỡng quan tượng vu thiên, phủ quan pháp vu địa trung, quan vạn vật vu nhân hoạch bát quái. Thủy sơ độc thìn minh minh nhiên thâm thâm nhiên cập suy cầu ngưỡng phủ trung quan tứ tự dĩ cựu văn tham tân quan thể thiên địa nhân tam tài nhất đán hoang nhiên - Thường đọc trong sử Đế Phục Hi ngẩng lên trời quan sát các hình tượng có trên trời, cúi xuống đất quan sát

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 76

trật tự của mặt đất, ở giữa khoảng trời đất xem vạn vật ở con người mà vạch ra bát quái. Ban đầu còn u minh sau sáng tỏ sâu sắc dần. Từ việc quan sát trời đất mà quan sát được vũ trụ, lấy những điều đã nghe kết hợp với những điều mới thấy).

Đế Phục Hi khi nhìn các sự vật hiện tượng trong trời đất thì thấy rằng khi khí vận hành thì số cũng vận hành theo, vì thế ông rút ra được sự sinh thành của trời đất nằm trong sự vận động của khí số, tượng số của Hà Đồ và Lạc Thư cũng được bắt đầu từ đó. Lê Văn Ngữ cũng đã đi theo tư tưởng truyền thống đã được châp nhận để đưa ra những lý luận về điểm khởi nguồn của vũ trụ và sự hình thành nên vũ trụ diễn ra như thế nào? Trong “Thái cực đồ thuyết” của Chu Đôn Di đã cho

rằng trạng thái hỗn độn đầu tiên của vũ trụ là Thái cực. Thái cực bao hàm trong đó hai thể động tĩnh, tự vận động biến hóa sinh ra hai thế lực vật chất đối lập nhau là âm và dương. Theo quan điểm của dịch học truyền thống thì con số 5 được biểu tượng cho Thái cực, và “Chu tử đồ thuyết” đã đưa ra một khẳng định và đã được

thừa nhận rộng rãi rằng: con số 5 là dự kết hợp giữa số 3 (số trời) và số 2 (số đất). Điều này hoàn toàn phù hợp với Hà Đồ và Lạc Thư khi coi con số 5 là trung tâm: 所為參天兩地者也,三二之合則為亓矣。此河圖洛書之數,所以皆以亓為中 也 - Sở vị tam thiên lưỡng địa giả dã, tam nhị chi hợp tắc vi ngũ hỹ. Thử Hà Đồ Lạc Thư chi số, sở dĩ giai dĩ ngũ vi trung dã. Số 5 thể hiện sự giao hội của hai khí âm - dương, vũ trụ được hình thành nên phải có sự kết hợp hài hòa giữa trời và đất, giữa âm và dương. Những lý luận về điểm khởi nguồn vũ trụ Lê Văn Ngữ không khảo chuyên biệt ở riêng một thiên cụ thể nào mà ông đưa ra những dẫn giải đã được công nhận chứng thực của học giả các đời. Ngay như trong luận giải về vấn đề này, Lê Văn Ngữ cũng đã nói rằng nếu như muốn tìm hiều được sâu sắc vấn đề hẳn không nằm đâu ngoài Hà Đồ, Lạc Thư, không nằm đâu ngoài tượng số cụ thể. Tuy nhiên Lê Văn Ngữ lại có hướng lý giải khác đi so với tư tưởng truyền thống,

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 77

ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây nên những luận giải của ông đôi khi mang tư tưởng chủ quan và có chiều hướng đi lệch chiều. Trong thiên khảo về Thái cực, Lê Văn Ngữ một mặt vẫn dựa trên những tư tưởng dịch học truyền thống để đưa ra khái niệm về Thái cực khi còn ở trạng thái hỗn nhiên thì bản thể của nó là gì. Ở một chiều hướng khác mang tư tưởng diễn giải chủ quan Lê Văn Ngữ đã nói

rằng: 泰西博學家所謂渾渾之氣未分天地之前似雲非雲似霧非霧者也 (Thái

Tây bác học gia sở vị hồn vận chi khí vị phân thiên địa chi tiền tự vân phi vân, tự vũ phi vũ giả dã - Các nhà bác học phương Tây cho rằng khí hỗn nhiên có trước khi phân ra trời đất nó giống như mây nhưng không phải là mây, giống như sương nhưng không phải là sương). Đây chính là học thuyết mang tính lý giải cá nhân mà

Lê Văn Ngữ vận dụng để giải thích sự hình thành của vũ trụ theo quan điểm của những nhà Tây học. Nếu như theo quan điểm này, chúng ta thực sự không xác định được lý thuyết về sự hình thành vũ trụ nói trên đã tác giả đã tiếp thu được từ đâu. Có thể nói nó là một thuyết hiện đại nhưng lại rất mơ hồ, nếu như theo thuyết này thì trái đất được hình thành từ những đám mây bụi vật chất với nhiệt độ cao. Khi đưa lý thuyết và ứng dụng vào, có thể Lê Văn Ngữ hoàn toàn không hiểu được bản chất của những hiện tượng đó và tự cho rằng vũ trụ được hình thành từ những đám mây bụi ở nhiệt độ cao đó chính là lửa (hỏa). Theo thuyết vũ trụ luận phương Tây ở đây, Lê Văn Ngữ cho rằng điểm khởi đầu của vũ trụ chính là hỏa, và để mạch lý giải của mình đi theo chiều hướng đó, tác giả không chỉ bó gọn cách thức vận dụng lý thuyết của dịch học vào mà còn dùng cả những kiến thức của y học vào để luận giải. Chúng ta biết đến Lê Văn Ngữ không chỉ là một nhà nho đặc trị về dịch mà còn biết đến ông với tư cách là một y gia. Bởi thế khi đi luận giải về vũ trụ, Lê Văn Ngữ đã vận dụng cả những lý luận y học biến hóa trong cơ thể con người để suy ra vũ trụ. Nghe có vẻ mơ hồ nhưng nếu như chúng ta biết rằng Lê Văn Ngữ cho dù có

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 78

là nhà Nho muốn tiếp thu những tư tưởng hiện đại phương Tây thì ông vẫn mang trong mình những tư tưởng của nhà nho truyền thống, vẫn đi theo tư tưởng Nho giáo Trình Chu. Mục đích viết sách và đưa ra những vấn đề luận giải, biện giải, hay đưa ra những lý thuyết nào đó Lê Văn Ngữ bao giờ cũng dựa trên những nền tảng tư tưởng truyền thống nhưng bên cạnh đó ông còn đưa cách nhìn, cách lý giải theo hướng chủ quan của mình và thực chất của việc làm này thể hiện một mong muốn được dung hòa giữa tư tưởng phương Đông và tư tưởng phương Tây. Sự linh hoạt trong cách lý giải về vũ trụ luận của tác giả là ông vận dụng cả tri thức y học vào con người để biến hóa sang vũ trụ. Lê Văn Ngữ từng nói: 不學易不可以言醫,今 敢曰:不學醫也不可以明易無論乾龍坤馬圣人多取於內經而人稟陰陽亓行之 氣以生. 易則明陰陽,醫明臟腑,臟俯即陰陽,陰陽即亓行。八卦一亓行, 亓行一陰陽,陰陽一太極者也然則醫同人命其可言乎哉 (bất học dịch bất khả dĩ ngôn y, kim cảm viết: bất học y dã bất khả dĩ minh dịch, vô luận càn long khôn mã, Thánh nhân đa thủ ư nội kinh nhi nhân bẩm âm dương ngũ hành chi khí dĩ sinh dịch tắc minh âm dương, y minh tạng phủ, tạng phủ tức âm dương, âm dương tức ngũ hành. Bát quái nhất ngũ hành, ngũ hành nhất âm dương, âm dương nhất thái cực giả dã. Nhiên tắc y đồng nhân mệnh kỳ khả ngôn hồ tai - Không học dịch thì không thể hiểu được về y, nay lại dám nói: Không học y cũng không thể làm sáng tỏ được dịch và cũng không luận bàn được về càn khôn. Thánh nhân phần nhiều lấy trong nội kinh mà con người bẩm thụ được khí ngũ hành từ đó được sinh ra. Dịch làm sáng tỏ âm dương, y làm sáng tỏ tạng phủ, tạng phủ tức là âm dương, âm dương tức là ngũ hành. Bát quái thống nhất ngũ hành, ngũ hành thống nhất âm dương, âm dương thống nhất thái cực. Y đồng nghĩa với mệnh của con người.).

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 79

vũ trụ, đó cũng chính là sự kế thừa và duy trì quan điểm truyền thống: thiên địa nhân. Trong vũ trụ to lớn thì con ngưởi là một tiểu vũ trụ: 夫天以六節地以亓制, 人稟天地之氣以生故必生六腑亓臟而應之也 (phù thiên dĩ lục tiết địa dĩ ngũ chế, nhân bẩm thiên địa chi khí dĩ sinh - Trời có lục tiết, đất có ngũ chế, con người bẩm

thụ được khí trong trời đất mà được sinh ra cho nên ắt cũng sinh ra lục phủ ngũ tạng mà ứng với trời đất). Ông nói, vũ trụ có 亓制 ngũ chế và 六節 lục tiết (ngũ vận và lục khí) thì tương ứng con ngưởi cũng có 六腑 lục phủ và 亓臟 ngũ tạng, ngũ tạng ứng với ngũ vận, còn lục phủ ứng với lục khí. Nếu như tác giả đã vận dụng y học ứng vào con người để luận giải về điểm khởi nguồn của vũ trụ vậy thì ở con người cái gì là điểm mấu chốt, ông nói: 夫空氣者在西博物家謂之渾淪,在 南天文家則謂之太極,在人身所謂命門火也 (Phù không khí giả tại tây bác vật gia vị chi hỗn luân, tại nam thiên văn gia tắc vị chi Thái cực, tại nhân thân sở vị mệnh môn hỏa dã - Các nhà bác học phương Tây nói rằng: Không khí là thứ hỗn nhiên, còn những nhà thiên văn học phương Đông lại cho rằng không khí là thái cực, trên con người thì gọi là mệnh môn hỏa và không khí được chảy trong tạng phủ của con người). Con người có chân hỏa đó chính là hỏa mệnh môn, phàm là

con người tồn tại được là do tri giác điều khiển vận động và mọi hoạt động của con người đều tương thông với không khí của trời đất. Mệnh môn hỏa ở con người nằm ở vị trí thận, điều này cũng bắt gặp trong “Thái cực đồ thuyết biện” của Hoàng

Tông Viêm: 命門,兩腎空隙之處,氣之所由以生 - Mệnh môn, lưỡng thận không khích chi xứ, khí chi sở do dĩ sinh - Mệnh môn là chỉ khoảng giữa của hai quả thận, khí thông qua đó mà được sinh ra. Vậy chân hỏa của vũ trụ là gì? Nếu

như theo những lý giải dẫn trên thì chân hỏa của vũ trụ được Lê Văn Ngữ nói đến nó chính là những đám mây bụi vật chất được tạo nên ở nhiệt độ cao.

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 80

Tựu chung vấn đề chúng ta thấy Lê Văn Ngữ đã xác định được khởi nguyên của vũ trụ gốc của nó nằm trong tượng số Đồ Thư. Đây là tư tưởng truyền thống kế thừa bất biến không thay đổi, tuy nhiên Lê Văn Ngữ có những kiến giải ứng dụng

Một phần của tài liệu Phụ tra tiểu thuyết của Lê Văn Ngữ khảo cứu và phiên dịch (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)