0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Vị trí của Phụ tra tiểu thuyết trong hệ thống tác phẩm của Lê Văn Ngữ

Một phần của tài liệu PHỤ TRA TIỂU THUYẾT CỦA LÊ VĂN NGỮ KHẢO CỨU VÀ PHIÊN DỊCH (Trang 35 -37 )

Trong hệ thống tác phẩm của Lê Văn Ngữ, “Phụ tra tiểu thuyết” có thể nói

là tác phẩm tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu trong học thuật của tác giả sau này. Từ những ghi chép thực tế trong chuyến công du của mình trên cơ sở có sự so sánh giữa tư tưởng phương Đông và những tiến bộ của phương Tây tác phẩm đã đưa đến cho học giả cái nhìn khái quát về tư tưởng Nho học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của tác giả nói riêng và của những nhà nho cùng thời nói chung.

Tác phẩm đã có những đóng góp tích cực đáng kể cho sự nghiệp của Lê Văn Ngữ. Sống trong giai đoạn nền Nho học truyền thống đang suy vong, lại được tiếp thu với nền văn mình phương Tây nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tư tưởng của tác giả. Ông không biết nên theo nền Nho học thuần tuý truyền thống và khôi phục các dòng tư tưởng theo đúng nguyên bản của nó hay nên thay đổi theo sự tiên tiến của phương Tây, của thời đại, của những gì ông đang được chứng kiến xung quanh mình. Nhưng dẫu sao tác phẩm “Phụ tra tiểu thuyết” cũng là một đánh dấu bước đầu trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Điều ghi nhận to lớn để tạo nên vị trí cho tác phẩm có lẽ chính là công phu muốn được đem cái học của mình đến với mọi người của tác giả. Ông cho rằng con đường học thuật mà mình và các nhà nho cùng thời theo đuổi đó vẫn là cái học nền tảng được dựa trên tư tưởng Nho giáo truyền thống. Việc thực hiện mục đích chấn hưng Nho học cũ của tác giả đã được cụ thể hóa bằng hành động viết sách của mình với mong muốn đem hết những tâm tư nguyện vọng của mình gửi gắm đến học giả đương thời để tư tưởng Nho giáo truyền thống không bao giờ bị mất đi.

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 34

“Phụ tra tiểu thuyết” là một một công trình khá công phu của tác giả, nó là tâm

huyết, là thái độ của nhà nho đang đứng ở buổi giao thời muốn khẳng định giá trị học thuật của nước nhà. Những đóng góp từ việc ghi chép những điều chứng kiến xung quanh mình ở một thế giới hoàn toàn xa lạ với phương Đông, ông cũng không khỏi có những bỡ ngỡ khi trước mắt mình là sự tiến bộ của thế giới phương Tây và thái độ của mình sẽ ứng phó ra sao.

Tác phẩm là sự trình bày các vấn đề theo một quy trình từ việc ghi rõ hành trình của chuyến đi để rồi nổi bật lên là mục đích trình bày các vấn đề của tác giả trong đó. Sự ghi nhận những đóng góp trong tác phẩm chính là những nỗ lực của tác giả đối với nền học thuật Nho giáo truyền thống khi bối cảnh tri thức trong xã hội lúc bấy giờ đang có những thay đổi với thời đại. Vì vậy tác phẩm được ra đời cũng góp phần giúp chúng ta tìm hiểu hai mặt của vấn đề. Một mặt, thông qua tác giả ta có thể thấy được tư tưởng đại diện cho một thế hệ nhà nho truyền thống trong giới tri thức nói chung đang cố gắng duy trì những nền tảng giá trị tư tưởng học thuật đã được hình thành, mặt khác ta cũng thấy được sự cố gắng nắm bắt để tìm hiểu các yếu tố tác động xung quanh có những ưu điểm gì, trên cơ sở đó xây dựng nên hệ thống quan niệm tư tưởng riêng.

Nếu như xét một cách tổng thể thì “Phụ tra tiểu thuyết” là tác phẩm viết khá phức tạp ở chỗ các vấn đề được tác giả trình bày tản mát, nhưng nếu như xác định rõ được mục đích ban đầu của tác giả thì chúng ta có thế dễ dàng tổng hợp được thành những nội dung cơ bản. Là tác phẩm được viết đầu tiên nên có thể nói việc tìm hiểu những giá trị nội dung của tác phẩm phải đặt trong cả bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ, tại sao lại có những trình bày như vậy và phải chăng nó có đặt nền móng cho việc hình thành học thuyết lý luận nào đó của tác giả hay không. Nếu như nói rằng “Phụ tra tiểu thuyết” là tác phẩm khẳng định tên tuổi của tác giả thì e

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 35

rằng sẽ khó đánh giá được giá trị tinh thần của một loạt những tác phẩm ra đời sau này của ông, nhưng phải khẳng định một điều rằng “Phụ tra tiểu thuyết” là sự mở

đầu cho hệ thống tư tưởng mà tác giả muốn trình bày và triển khai ở những trước tác về sau. Dẫu sao nó cũng thể hiện bước quan trọng trong sự hình thành tư tưởng nội dung và định hình nên những quan điểm mang màu sắc cá nhân trong quá trình thâm nhập, tìm hiểu bằng kiến thức và sự ảnh hưởng của bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu PHỤ TRA TIỂU THUYẾT CỦA LÊ VĂN NGỮ KHẢO CỨU VÀ PHIÊN DỊCH (Trang 35 -37 )

×