CHƢƠNG 3: “PHỤ TRA TIỂU THUYẾT” VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƢ TƢỞNG ĐẦU THẾ KỶ
3.1 Tƣ tƣởng kết hợp “cựu học” và “tây học” của tác giả
Tư tưởng giáo dục và đề cao sự học đã có từ thời Khổng Tử. Khổng Tử được tôn vinh là bậc Thánh của nhân loại và những nội dung tư tưởng Nho giáo của ông luôn được ứng dụng trong đời sống. Về tư tưởng giáo dục nói chung Khổng Tử đề ra chủ trương “hữu giáo vô loài” (giáo dục không phân biệt con người hay đẳng cấp) với phương châm “học không biết chán, dạy không biết mỏi” và những nội dung giáo dục đó không nằm ngoài các sách Tứ thư, Ngũ kinh - đó được coi là những chuẩn mực về đạo đức của đạo làm người, dạy con người ta biết thế nào là nhân - lễ - trí - tín, thế nào để trở thành một vị vua hiền tôi sáng, thế nào để trở thành một bậc chí nhân quân tử, thế nào là đạo tam cương ngũ thường. Các nhà
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 62
Nho luôn biết tiết chế các hành động và suy nghĩ của mình, luôn làm theo lời Thánh nhân chỉ bảo. Trong tư tưởng của các nhà nho là không xa dời đạo Khổng, học chữ Nho để điểu được những lời Thánh nhân truyền dạy. Cái đích vươn lên của nhà Nho là trở thành một bậc quân tử có thể an định được xã tắc, chính vì thế việc học tập của nười quân tử được so sánh như việc làm ngọc. Như ta biết ngọc vốn là thứ đồ quý giá, nhưng để làm được thành một viên ngọc sáng giá không phải là điều đơn giản. Muốn viên ngọc càng trở nên đẹp hơn, sáng hơn người làm ngọc phải bỏ công mài rũa và sự học của người quân tử cũng như vậy - muốn trở thành một bậc chính nhân quân tử phải bỏ công học tập (Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất trí lý).
Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu nhưng thực ra nó lại rất cụ thể, nó vốn chú trọng đến luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, cái học của Khổng Tử là dạy con người ta trở thành bậc quân tử biết ứng xử ở đời. Như sách Đại học đưa ra tam cương lĩnh: Minh minh đức (làm sáng cái đức sáng); Tân dân (làm mới dân chúng); Chỉ ư chí thiện (dừng ở nơi chí thiện). Tam cương lĩnh này được cụ thể hóa ở bát điều mục: cách vật (tiếp cận và nhận thức sự vật), trí tri (đạt tri thức về sự vật), thành ý (làm cho ý của mình thành thực), chính tâm (làm cho tâm của mình được trung chính), tu thân (tu sửa thân mình), tề gia (xếp đặt mọi việc cho gia đình hài hòa), trị quốc (khiến cho nước được an trị), bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ được yên bình) để dạy người ta cách tu thân và cai trị thiên hạ theo chủ trương "vi đức dĩ chính" của nho gia.
Lê Văn Ngữ cũng là một nhà nho được tiếp thu tư tưởng Nho giáo sâu sắc, quan điểm về sự học của Lê Văn Ngữ luôn nằm trong hệ tư tưởng vốn đã được hình thành từ lâu. Tựu chung, tư tưởng về học của Lê Văn Ngữ cũng không hề rời xa những tư tưởng Nho học truyền thống nhưng tư tưởng của ông lại rất thức thời
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 63
bởi trong quan điểm về học của Lê Văn Ngữ, tác giả luôn muốn thể hiện sự dung hòa giữa cổ học và tân học. Có điểm này là bởi tác giả sống trong thời điểm lịch sử khi cái học cũ đang mất dần và muốn thay vào đó là cái học mới hoàn toàn. Tuy nhiên với trách nhiệm của một nhà nho không cho phép tác giả đứng yên nhìn nền Nho học nước nhà bị lãng quên hẳn, bởi thế mà các trước tác của ông, ở mỗi thiên đều thể hiện rõ tư tưởng muốn khôi phục lại nền Nho học, lấy cái học sách Thánh hiền là cái gốc, là bàn đạp để phát triển xã hội nhưng bên cạnh đó là tư tưởng thức thời muốn vận dụng cả cái học của phương Tây.
Đạo học theo Lê Văn Ngữ cốt là ở chỗ phân biệt tự thể và vẫn lấy cái gốc là học chữ Nho truyền thống hay còn gọi là cựu học: 夫八卦陰陽之象也上應太極故 皆橫棑,橫非縱不立。故圣人按四體制六書以象之。欲窮陰陽之變非儒字不 可。(Phù bát quái âm dương chi tượng dã, thượng ứng thái cực cố gia hoành bài, hoành phi tung bất lập. Cố Thánh nhân an tứ thể chế lục thư dĩ tượng chi. Dục cùng âm dương chi biến phi Nho tự bất khả - Chữ Nho khởi nguồn từ bát quái mà bát quái là tượng của âm dương ứng với thái cực. Cho nên tự thể đều là nét ngang, nhưng ngang mà không dọc thì không thành chữ được. Bởi vậy cho nên Thánh nhân mới căn cứ theo tứ thể chế ra lục thư. Muốn hiểu được tận cùng lẽ biến hóa âm dương không học chữ Nho không được). Như vậy quan điểm về học của Lê
Văn Ngữ rất rõ ràng, điều đầu tiên phải học chữ Nho mới hểu được mọi lẽ biến hóa trong trời đất, điểm này đã thể hiện rất rõ tư tưởng không làm mất đi cái học cũ của tác giả. Đó là lẽ dĩ nhiên bởi nếu như vứt bỏ đi cái gốc thì cái học không còn tồn tại những giá trị cơ bản của nó. Tuy nhiên nếu như chỉ học nguyên chữ Nho theo Lê Văn Ngữ là chưa đủ mà cần phải học cả mẫu tự la tinh phương Tây: 泰西母子事物 之象也應二十四氣故皆縱立, 縱非橫不成,故後人推出亓點十一韻以通之,欲
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 64
盡事物之變非母子不能學者不可不成 - Thái tây mẫu tự sự vật chi tượng dã, ứng nhị thập tứ khí cố giai túng, túng phi hoành bất thành cố hậu nhân suy xuất ngũ điểm thập nhất vận dĩ thông chi. Dục tận sự vật chi biến phi mẫu tự bất năng, học giả bất khả bất thành - Còn chữ cái la tinh ở các nước phương Tây nó vốn là tượng
của sự vật, nó ứng với 24 khí cho nên đều là dọc, nhưng dọc mà không ngang thì cũng không thành chữ. Cho nên người đời sau đã làm ra ngũ điểm và thập nhất vận để thông. Muốn tận được sự biến hóa của vạn vật không học chữ la tinh cũng không được, như vậy sự học cũng không thành. Điều này cũng có nghĩa là chữ Nho
hay nói cách khác cựu học là gốc còn chữ la tinh hay tân học là ngọn. Sự song hành giữa hai cái là để làm cho cái học được phát triển toàn diện. Lê Văn Ngữ vốn là một nhà nho đặc trị về dịch, ông nhìn sự vận động của vũ trụ luôn nằm trong sự vận động biến hóa vô cùng của âm dương ngũ hành, vạn vật đã hội đủ sự phức tạp của nó bởi thế mà con người không thể dựa vào vốn tri thức hạn hẹp để lý giải sự biến hóa vô cùng của nó và cái học cũng không thể chỉ bó hẹp ở những luân lý cổ học mà cần phải học cả những cái tiên tiến ở bên ngoài. Học là để làm sáng tỏ những nghĩa lý mờ tối và ông vẫn nhấn mạnh với bậc học rằng cái học ở đây vẫn là cái học không được xa rời đạo Khổng.
Lê Văn Ngữ tuy không hướng tư tưởng của mình đi theo con đường tây học và trong các thiên ghi chép của mình trong tác phẩm “Phụ tra tiểu thuyết” ông
không để cao tây học nhưng ông cũng không thể phủ nhận những giá trị tích cực của nó. Tác giả chỉ dừng lại ở việc so sánh như một đường hướng mở ra cho chúng ta đoán định được chiểu hướng tư tưởng của ông. Tác giả viết rằng: Đối với cái học không ai cảm thấy khổ vì hoàn cảnh và cũng không ai vì hoàn cảnh mà không theo đuổi cái học cả -凡人之為學莫苦於為境所囿莫最苦於又為境所迁 (phàm nhân chi vi học mạc khổ ư vi cảnh sở hữu mạc tối khổ ư hựu vi cảnh sở thiên). Ông đưa
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 65
ra những so sánh về cái học ở phương Đông và thực tế của xã hội mà ông đang sống khác nhau như thế nào: 女學論之夫稟性剛柔女固非男此也而我分內外男 必得而女家道成是以女學設而富強之業興焉 - nữ học luận chi phù bẩm tính cương nhu, nữ cố phi nam thử dã nhi ngã phân nội ngoại, nam tất đắc nhi nữ gia đạo thành thì dĩ nữ học thiết nhi phú cường chi nghiệp hưng yên - Nói về sự học của nữ giới nếu xét theo bẩm tính cương nhu nữ và nam vốn khác nhau cho nên ắt cũng phân ra nội ngoại không giống nhau. Nam ắt được học còn nữ nếu đã thành gia đạo thì việc học quan trọng nhất của người phụ nữ là làm hưng nghiệp tổ tiên, quan trọng ở việc phải có con kế tự. Như vậy, đối với người phương Đông cái học theo tư tưởng truyền thống Nho giáo có sự phân biệt giữa nam và nữ. Trong xã hội phong kiến nữ hầu như không được học chữ mà điểu quan trọng đối với người phụ nữ là thành gia đạo là làm hưng nghiệp tổ tông, có con kế tự. Còn nam ắt hẳn được tự do học hành, đó chính là tư tưởng cố hữu mà bất kỳ nhà nho cùng thời nào như Lê Văn Ngữ đều được tiếp thu và kế thừa. Còn ở phương Tây người ta không phân biệt là nam hay nữ, bất kể là ai đều có thể học.
Về phương pháp học tập, tác giả nêu ra những ưu điểm của phương pháp học phương Tây. Ở phương Tây từ xưa tới giờ phương pháp học tập được chia ra làm ba cấp: thượng đẳng, trung đẳng, và hạ đẳng. Căn cứ vào trình độ của từng người mà sắp xếp vào những cấp khác nhau bởi thế mà việc giáo dục cũng quy củ hơn mà việc phát triển của nó cũng chẳng thua kém gì sơ với thời thịnh trị Tam Đại. Ông nói rõ nếu muốn đẩy mạnh việc học ở các nước phương Đông cần thiết phải học tập và thay đổi dần về phương pháp. Sở dĩ phương Tây người ta phát triển là bởi người ta có cách thức dạy học rõ ràng, phân ra các môn học và căn cứ theo đúng năng lực của từng người để truyền dạy. Muốn phát triển cái học nước nhà không thể xa dời sách Tây được và phương pháp mà Lê Văn Ngữ đề cập đến để làm hưng cho đường
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 66
lối giáo dục ở đây chính là việc phải xác định xác lập nên các khoa thi để tuyển chọn nhân tài, tất cả thư tịch phải được dịch ra bằng chữ Quốc ngữ để có thể hiều đúng và đầy đủ những ý nghĩa nội dung. Việc dung hòa giữa cái học cựu nho và tây học - Lê Văn Ngữ đã thể hiện tư tưởng khá rõ ràng: 若欲倣而行之則必繹出西書 及刊定。我東方古來書籍屏滛去繁如夫子答為邦之意然後研成國語參與西書 教之,夫如是則噟聞新見耳染目濡不為境所迁亦不爲境所囿。他曰:陽唱陰 隨,南外女內而國家富強之業可不於此。(Nhược dục phóng nhi hành chi tắc tất thích xuất tây thư cập san định. Ngã Đông phương cổ lai thư tịch bính dao khứ phồn như Phu Tử đáp vi bang chi ý nhiên hậu nghiên thành Quốc ngữ dữ tây thư giáo chi. Phù như thị tắc cựu văn tân kiến nhĩ nhuộm mục nhu bất vi cảnh sở thiên diệc bất vi cảnh sở hữu. Tha viết: dương xướng âm tuỳ, nam ngoại nữ nội nhi quốc gia phú cường chi nghiệp khả bất vu thử - Nếu muốn noi theo mà làm tất phải làm sáng tỏ được sách tây. Ở phương Đông chúng ta từ trước tới nay thư tịch đã bị mất mát nhiều như Khổng Tử đã nói vì quốc gia mà sau này chữ Quốc ngữ đã ra đời có tham khảo sách Tây để truyền dạy, như vậy tức là xem cái cũ để thấy được cái mới, tai được tỏ mắt được thông, không vì bất cứ hoàn cảnh nào mà thay đổi. Lại viết: dương xướng âm tuỳ, nam ngoại nữ nội mà sự nghiệp quốc gia đựơc phú cường chẳng phải là ở điều đó hay sao).
Đề cao tư tưởng tây học của Lê Văn Ngữ còn thể hiện ở việc ông đề cập đến vấn đề phải học toán pháp phương Tây. Ông nói muốn làm sáng tỏ được thiên văn, địa lý, con người nếu như không dùng toán số thì không thể tỏ tường được. Cái học tận cùng lý lẽ của thời Tam đại trước đây làm lợi cho nền giáo hóa nhờ đó mà nền chính trị được an định, nghĩa lý được khởi phát. Chủ trương của Lê Văn Ngữ vẫn là sự kết hợp giữa cổ học và tây học cho nên khi đề cập tới vấn đề phải học cả toán
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 67
pháp phương Tây ông vẫn không quên một điều dẫu sao vẫn phải lấy toán số nguyên gốc làm trọng: …文章馳聘則義理晦藏,義理晦藏則心神不定,心神不 定則事理不決,事理不決則工業無由以成,工業不成而太和之治終不能?而 上可勝嘆哉推此則讀書以窮理為本而窮理以能算為先。故必從原算數參與泰 西算法別立會算新書演成國語 (…Văn chương trì sính tắc nghĩa lý hối tạng, nghĩa lý hối tạng tắc tâm thần bất định, tâm thần bất định tắc sự lý bất quyết, sự lý bất quyết tắc công nghiệp vô do dĩ thành, công nghiệp bất thành nhi thái hòa chi trị chung bất năng ? Suy thử tắc độc thư dĩ cùng lý vi bản nhi cùng lý dĩ năng toán số tiên. Cố tất tòng nguyên toán số tham dữ Thái tây toán pháp biệt lập hội toán tân thư diễn thành quốc ngữ - Văn chương không phát triển thì nghĩa lý mờ tối, nghĩa lý mờ tối thì tinh thần không an định, tinh thần không an định thì muôn sự không giải quyết được, muôn sự không giải quyết được thì sự nghiệp bất thành, sự nghiệp bất thành thì nền thịnh trị thái hoà không thuận. Cho nên để có thể tận được lý mà tính toán được phải học toán số nguyên gốc và kết hợp với toán pháp phương Tây phân ra làm các sách khác nhau diễn thành quốc ngữ).
Lê Văn Ngữ luôn ý thức cần phải giữ lấy giá trị của nền cổ học sắp bị mai một nhưng đồng thời ông cũng thấy được những tác dụng của tư tưởng phương Tây. Đối với cổ học, ông vẫn đề cao tinh thần và những nội dung tư tưởng Nho học truyền thống nhằm duy trì quốc túy. Còn với tây học, ông nhấn mạnh việc đọc sách tây, dịch thuật sách tây để mở mang giáo hóa, ông đề cao quốc âm và dùng quốc âm để dịch thuật. Có như vậy mới có thể vừa kế thừa vừa phát huy được những tư tưởng mới mẻ. Ông nói mọi sự đều có thể giải quyết được những vấn đề còn khuyết nghi nếu như ta biết nhìn vào sự vật để xét đoán, và như thế mới hiểu được tận cùng lý lẽ, có như vậy tinh thần mới an định và sự nghiệp cũng được thành công.
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 68
Lê Văn Ngữ còn nhấn mạnh đến phương pháp học tập, trên hết phương pháp học tập mà ông muốn nói đến đều nằm trong những phương pháp giáo dục mà Khổng tử đã truyền dạy lại cho các học trò và học giả muôn đời sau. Điều này có thể thấy một điều rằng, trong sự đấu tranh theo cái cựu học hay đi theo tây học của Lê Văn Ngữ nói riêng, ông đã lựa chọn cho mình con đường làm sao phải kết hợp dung hòa nhưng dường như ông vẫn hướng tư tưởng của mình theo hướng coi trọng cổ học hơn tây học. Theo Lê Văn Ngữ muốn cải thiện hay phát triển giáo dục không thể không tham khảo những điều mới mẻ ở phương Tây nhưng nếu như vứt bỏ những cái nguyên gốc thì cái học sẽ bị mất đi truyền thống đã có từ lâu đời. Bởi thế mà trong phương pháp giáo dục nêu ra của mình, Lê Văn Ngữ luôn lấy trích dẫn những tư tưởng truyền thống của Nho gia mà ông đã được hấp thụ từ xưa để giảng cứu. Theo ông việc luyện tập là cách học làm cho con người có tư duy và tri
thức đủ đầy hơn: 今初學稍有智哉者習之是亦學問中之最第一先著。夫以著即
先則凡先著之後者莫不先後舉之此間之當後當先無用有用又登有外於算學中 哉 (Kim sơ học tiêu hữu trí tai giả tập chi thị diệc học vấn trung chi tối đệ nhất tiên trứ. Phù dĩ tiên trứ tức tiên tắc phàm tiên trứ chi hậu giả mạc bất tiên hậu cửu chi gian chi đương hậu đương tiên vô dụng hữu dụng hựu đăng hữu ngoại ư toán số học trung tai - Việc luyện tập cũng được coi là vấn đề hàng đầu trong sự học. Nếu biết lấy điều đó làm trọng thì phàm là trước hay sau, nhưng việc làm trước hay làm sau, vô dụng hay hữu dụng tất cả những cái đó không có cái gì có thể nằm ngoài toán học được). Cách luyện tập để không quên được nhắc lại bằng trích dẫn lời dạy
của Khổng Tử: 吾夫子則曰:學而不思則罔,又曰:吾十有亓而志於學,又曰
:吾非生而知也 (Học nhi bất tư tắc võng, hựu viết: Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư