Học thuyết âm dƣơng ngũ hành trong các vấn đề luận giả

Một phần của tài liệu Phụ tra tiểu thuyết của Lê Văn Ngữ khảo cứu và phiên dịch (Trang 85)

CHƢƠNG 3: “PHỤ TRA TIỂU THUYẾT” VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƢ TƢỞNG ĐẦU THẾ KỶ

3.3 Học thuyết âm dƣơng ngũ hành trong các vấn đề luận giả

Học thuyết âm dương không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tâm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này. Việc vận dụng học thuyết âm dương ngũ hành đã đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 84

duy khoa học phương Đông, nhằm đưa con người thoát khỏi tư tưởng khống chế bởi quỷ thần hay thượng đế.

Trong Kinh dich, ta thấy học thuyết âm dương được thể hiện một cách sâu sắc nhất. Tương truyền, Phục Hi nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được sự biến hóa của vũ trụ, mới đem vạch thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt (–) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Hai vạch (-), (–) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lý của vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi âm dương, không vật gì không được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho nhau. Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng, do sự giao cảm của âm dương mà ra, đồng thời coi âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật. Trời đất là một đại vũ trụ được hình thành nên trong sự vận hành biến hóa của âm dương ngũ hành. Khởi đầu là Thái cực, chưa có sự biến hóa. Thái cực vận động biến thành hai khí âm dương, hai khí âm dương này luôn luôn chuyển hóa làm cho vũ trụ động và vạn vật được sinh tồn. Trong dịch học người ta ghi rằng: Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Hai khí Âm Dương giao tiếp tuần hoàn sinh hóa ra vạn vật theo 4 trạng thái phát triển và suy tận được gọi là Tứ Tượng (Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm). Tứ Tượng lại sinh Bát Quái. Bát Quái là tạm tướng chính của Âm Dương, sinh hóa ra 5 khí chất chính là Ngũ Hành. Theo Đổng Trong Thư thì "Khí của trời đất, hợp thì là một, chia thì là âm và dương, tách ra làm bốn mùa, bày xếp thành ngũ hành." Âm dương là một, nhưng âm dương thiên biến vạn hóa để sinh ngũ hành, và với tính cách tương phân tương thành đã sinh hóa vạn vật, muôn loài, tạo ra một chuỗi nhân qua liên tục không dứt.

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 85

Bất cứ một sự vật, hiện tượng hay sự biến đổi của vật chất nào đó đều nằm trong quy luật vận động của âm dương ngũ hành. Vũ trụ quanh ta luôn vận động không ngừng nhưng đều nằm trong cái lý tự nhiên. Khi học thuyết âm dương ngũ hành đã trở nên phổ biến, con người không còn mơ hồ tin vào thuyết quỷ thần mà đã đưa những lý giải của mình gắn với sự vận động của thuyết này để thấy được cái lẽ sinh thành vốn có của nó. Trong cuộc vần vũ của đất trời không có cái gì nằm ngoài âm dương. Âm dương - ngũ hành luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Cũng như khi chúng ta tìm hiểu về con người, muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, cũng đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương - ngũ hành. Vì thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương và ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời.

Trong tự nhiên, xét về nguồn gốc xuất hiện sớm nhất của âm dương là dựa vào bối cảnh thiên văn của sự vận động mặt trời và mặt trăng. Người xưa sớm có một mối quan hệ không thể tách rời với mặt trời, bởi vì mặt trời tượng trưng cho ánh sáng, ấm áp, đối lập với nó là tăm tối và giá lạnh. Người xưa quan sát hiện tượng mặt trời lặn và mặt trời mọc, hai kết quả trái ngược nhau là bóng tối và ánh sáng, đồng thời từ đó họ có hai khái niệm đối lập nhau, về sau nó được đem ví cho hai phạm trù đối lập là ban đêm và ban ngày. Lê Văn Ngữ khi quan sát hiện tượng vận động của mặt trăng mặt trời đã thấy được sự vận động của nó đều nằm ở lẽ biến hóa âm dương, ông nói: 夫陰陽天地自然之理也,日月其陰陽之象乎如月 在內而日在外或謂月行而日不成不知果已確否盡 (Phù âm dương thiên địa tự

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 86

nhiên chi lý dã, nhật nguyệt kỳ âm dương chi tượng hồ, như nguyệt tại nội nhi nhật tại ngoài hoặc vị nguyệt hành nhi nhật bất thành bất tri quả dĩ xác thực bĩ tận - Âm

dương là lý tự nhiên của trời đất, nhật nguyệt là tượng của âm dương. Nếu bảo nguyệt ở trong còn nhật ở bên ngoài hoặc bảo rằng nguyệt vận hành mà nhật bất thành thì phải chăng đã hiểu được cái lý của trời đất). Sự vận động của mặt trăng

mặt trời không tách dời khỏi âm dương. Nếu xét về lý như đã biết âm dương là lý tự nhiên của trời đất, còn nhật nguyệt chính là tượng của âm dương, dương là biểu tượng cho ánh sáng, còn âm là biểu tượng cho bóng tối thì âm và dương luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, sự vận hành của cái này sẽ tạo ra kết quả ở cái kia. Nhưng nếu như tách dời âm và dương ra riêng biệt thì khó mà có thể hiểu hết được cái lý tự nhiên vốn có của nó, cũng giống như mặt trăng và mặt trời vậy: nếu ta bảo nguyệt ở trong mà nhật ở ngoài hay nguyệt vận hành mà nhật bất thành thì phải chăng là chưa hiểu được cái lý của trời đất, chưa hiểu được thế nào là quy luật vận hành của âm dương.

Theo lý tự nhiên thì trời đất vận động không ngừng nghỉ, cũng không thiên lệch và phân rõ ngày đêm, sự vận động của mặt trăng và mặt trời nằm trong sự giao hòa của âm dương từ đó định ra phương hướng và bốn mùa theo những đặc trưng

vốn có: 蓋聞天形如兩盆相覆曰見之則為昼, 不見則為夜。不料今日而地球果 分為東西然則北斗其天之樞紐乎。蓋天之有北斗星亦猶人之有耳目口鼻七 竅。凡日月行度之參差星辰次舍之錯落均從斗柄步占以此推之。極北天門極 南地戶中門亦隔一塊冰亦猶東西僅隔一帶土。日月則偏行於南,固彚東而向西 地球則高於北又由西而轉東所謂日往月來陽來陰受者也。夫是以知日行赤道 上則凡環梂之徙北者為夏而徙南反為東。日行赤道下則凡徙南者為夏而徙北 又為冬 (Cái văn thiên hình như lưỡng bôn tương phúc, viết: hiện chi tắc vi trú, bất

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 87

hiện tắc vi dạ. Bất liệu kim nhật nhi địa cầu quả phân vi đông tây nhiên tắc bắc đẩu kỳ thiên chi xu nữu hồ. Cái thiên chi hữu bắc đẩu tinh diệc do nhân chi hữu nhĩ mục khẩu tị thất khiếu. Phàm nhật nguyệt hành độ chi sâm si tinh thìn thứ xả chi thố lạc quân tòng đẩu bính bộ chiêm dĩ thử suy chi. Cực bắc thiên môn, cực nam địa hộ, trung gian diệc cách nhất khối thủy, diệc do đông tây cẩn cách nhất đới thổ. Nhật nguyệt tắc thiên hành ư nam cố vị quả nhi hướng tây địa cầu tắc cao ư bắc hựu do tây nhi chuyển đông sở vị nhật vãng nguyệt lai, dương lai âm thụ giả dã. Phù thị dĩ tri nhật hành xích đạo thượng tắc phàm hoàn cầu chi tỷ bắc giả vi hạ, nhi tỷ nam phản vi đông. Nhật hành xích đạo hạ tắc phàm tỷ nam giả vi hạ nhi tỷ bắc hựu vi đông - Thường nghe thiên hình giống như lưỡng bôn, bảo là nhìn thấy thì gọi là ngày, không nhìn thấy thì gọi là đêm. Còn quả địa cầu thì phân ra đông tây sau đó xuất hiện các chòm sao bắc đẩu. Trời có 7 chòm sao bắc đẩu cũng giống như con người có mắt, mũi, mồm miệng, tai ...Cực bắc thiên môn, cực nam địa hộ, ở giữa ngăn cách bởi một khối băng cũng giống như đông tây cách nhau bởi một dải đất. Nhật nguyệt dịch chuyển ở phương nam, cố vị ở phương Đông còn nếu quay theo hướng tây quả địa cầu thì cao ở phương bắc. Từ hướng tây quay sang hướng đông thì gọi là ngày qua đếm đến, dương đến âm nhận. Cho nên biết nhật chuyển động theo đường xích đạo trên thì quả địa cầu di chuyển theo hướng bắc là mùa hạ, theo hướng nam là mùa đông. Nếu nhật quay theo hướng xích đạo dưới thì theo hướng nam là mùa hạ còn theo hướng bắc lại là mùa đông).

Sự hài hòa của âm dương còn được biến hóa trong nhạc khí. Lê Văn Ngữ khi đi luận giải các vấn đề đều vận dụng dich học truyền thống và cụ thể hóa ở việc dùng âm dương ứng dụng vào mỗi sự vật hiện tượng. Nhạc khí vốn là cái thể hiện ra bên ngoài, dựa vào âm luật mà người nghe có thể đoán định được tinh thần, nhìn vào góc độ dịch học thì nhạc khí cũng luôn ứng hợp trong cách phân chia: 律會九

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 88

數者有之應陰陽, 象者有之應三陰三陽者亦有之應二亓之氣與亓六合之數 (luật hội cửu số giả hữu chi ứng âm dương, tượng giả hữu chi ứng tam âm tam dương giả diệc hữu chi ứng nhị ngũ chi khí dữ ngũ lục hợp chi số - luật hợp với cửu số có cái ứng với tượng của âm dương, có cái ứng với tam dương tam âm, cũng có cái ứng với nhị ngũ khí và ngũ lục hợp số). Nói về sự ra đời của âm nhạc

theo tích xưa khi thiên hạ đã thái bình thịnh trị, Hoàng Đế lệnh cho Linh Luân tạo ra nhạc khí để diễn tả lại cảnh thái hòa đó, do đó mà hoàng chung được ra đời, âm dương làm cho tiết tấu hài hòa: 三十六宮之運者亦倂有之就中等類不同而陰陽 起伏節奏諧和可以導吾入性情 (tam thập lục cung chi vận giả diệc bính hữu chi tựu trung đẳng loại bất đồng nhi âm dương phục tiết tấu giai hòa khả dĩ tuân ngô nhập tính tình - Tam thập lục cung có những cái không giống nhau nên âm dương lại chế ra tiết tấu cho hài hòa có thể dẫn con người nhập vào khí của đất trời).

Theo cách lý giải này ta có thể hình dung dịch học và nhạc khí thành một bức đồ hình cụ thể: Trong dich học có vô cực thì trong âm nhạc tương ứng với vô cực là vô thanh. Vô cực thành thái cực thì trong âm nhạc thanh đã hữu hình - đó là âm và cung; thái cực sinh lưỡng nghi thì trong âm nhạc các thanh âm đã phân ra làm hai loại là thanh âm và thanh trọc; lưỡng nghi sinh tứ tượng tương ứng vào âm nhạc là các cung: Thương, giốc, chủy, vũ. Bát quái tương ứng với bát âm: cách, bàu, trúc, mộc, ti, thổ, kim, thạch. Như vậy trong âm nhạc cũng có cái lý và cái khí của nó, tiết tấu âm nhạc hài hòa được là nhờ âm dương điều hoà.

Âm dương còn là gốc của thuyết phong thủy. Trong thiên “Phong thủy biện” tác giả đã nói rằng phong thủy là do âm dương, ngũ hành, can chi, bát quái hợp lại với nhau mà thành. Khái niệm về phong thủy được nói đến trong sách vở nhiều: 风

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 89

晉郭璞造塟書而其說盛行于世 (Phong thủy nhất danh kham dư, Hứa Thận viết: Kham thiên đạo dã, Dư địa đạo dã. Ngũ trở tạp trở vi cầu cát địa Tần bang lí thủy chí Tấn Quách Phác tạo “tàng thư” nhi kỳ thuyết thịnh hành - Phong thủy hay cũng

gọi là Kham dư. Hứa Thận nói: Kham là chỉ đạo trời, Dư là chỉ đạo đất. Phong thủy được khởi thủy từ thời Tần và được truyền bá rộng khắp vào thời Tấn. Thời nhà Tấn có ông Quách Phác đã làm ra cuốn “tàng thư”, đây là một mốc quan trọng của phong thủy học, từ khi sách này được làm ra mà phong thủy được thịnh hành ở đời). Người Trung Quốc xưa mê tín cho rằng đất đai, nơi ở hay chung

quanh nơi mồ mả, các thứ hình thể như hướng gió, dòng nước chảy có thể gây nên họa phúc cho cả nhà người ở hay cả nhà người táng nơi đó...cũng chỉ là cách dựng nhà, lập mộ. Khái niệm về phong thủy được hiều một cách tổng thể nhất đó là đạo của trời đất, mà trời đất vận hành theo quy luật của âm dương, cho nên việc tìm hiểu phong thủy là tìm hiểu sự hài hòa của âm dương, ngũ hành, can chi, bát quái. Con người tin vào phong thủy, bởi phong thủy thường gắn với cả vận mệnh của con người. Theo quan điểm của người xưa, phong thủy là cái quyết định rất nhiều tới phúc, lộc, thọ của con người, ta thường nghe nói về khái niệm thuật phong thủy là nói về địa thế, phương hướng...của đất hay mồ mả và cho rằng có thể gây nên phúc họa may rủi cho con người. Cơ sở lý thuyết khoa học của thuật phong thủy chủ yếu dựa vào những học thuyết về sự hình thành của vũ trụ và các quy luật vận hành của vũ trụ, và cơ sở lý thuyết ấy chính là dựa vào âm dương ngũ hành để lý

giải sự vật, hiện tượng: 圣人之道味不知圣人觀變於陰陽而畫卦教人以隨辰也,

質鬼神以決疑也。干支則從亓制六節中推來以定歲辰之所在其列於八方者。 所以便於測算盈虛易於考求度數初非為風水設也 (Thánh nhân quan biến ư âm dương nhi họa quái giáo nhân dĩ tùy thời dã, chất quỷ thần dĩ quyết nghi dã. Can

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 90

chi tắc tòng ngũ chế lục tiết trung suy lai dĩ định tuế thì chi sở tại kỳ liệt ư bát phương giả. Sở dĩ tiện vu trắc toán doanh hư dịch ư khảo cứu độ số sơ phi vi phong thủy thiết dã - Thánh nhân cũng xem xét vạn điều biến trong âm dương mà vạch ra các quẻ để dạy người tùy theo thời mà xử trí; hỏi quỷ thần để giải quyết những điều còn nghi hoặc. Can chi theo ngũ chế lục tiết suy ra, định năm tháng ở trong bát phương. Sở dĩ tính toán được đầy thiếu khuyết vơi, khảo cứu độ số chẳng có gì không nằm trong phong thủy).

Theo quan niệm mê tín của con người từ ngày xưa, nói đến phong thủy là nói đến mồ mả đất đai có nghĩa là nó sẽ gắn liền với họa phúc. Bởi thế cho nên khi con người biết đến phong thủy thì hoàn toàn tin theo rằng họa phúc đều được quyết định từ đó mà ra. Trong khi biện giải về phong thủy bằng việc vận dụng học thuyết âm dương ngũ hành, Lê Văn Ngữ dẫn giải vấn đề theo lối tư tưởng của phương Đông học, quan điểm của người phương Đông và người phương Tây như thế nào trong vấn đề này. Có những người hoàn toàn tin phong thủy tốt hay xấu quyết định vận mệnh của con người, nó giống như “nhà tích thiện sẽ giáng trăm điều thiện, nhà tích bất thiện sẽ giáng trăm điều tai ương” vì thế con người chấp thủ theo tư tưởng này để mong cầu những điều tốt đẹp sẽ tới, mong muốn khi sống cũng như lúc chết đi đất đai mồ mả sẽ được hun đúc linh khí tốt. Lê Văn Ngữ là một nhà nho truyền thống, tất cả những biện giải các vấn đề của ông đều dựa trên những tư tưởng hoặc kế thừa những học thuyết đã được ứng dụng. Ngoài ra ông còn là một nhà nho đặc trị về dịch cho nên trong những biện giải của mình, Lê Văn Ngữ bao giờ cũng gắn với dịch học, bao giời cũng nhìn sự vật trong sự vận hành của âm dương, để thấy được mọi sự vật đều có những điều tương hợp và tương khắc của nó. Cái khác biệt của Lê Văn Ngữ là nhiều khi ông đi lý giải các vấn đề thường mang tính chủ quan của mình, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận một điều ông

Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 91

cũng cố gắng đưa những điều đã được học hỏi mới mẻ do được tiếp xúc với tri thức phương Tây. Ông lý giải mọi vật đều nằm trong sự giao hòa của âm dương, con người tin vào số mệnh của mình và dường như nó bị quyết định chính bởi những

Một phần của tài liệu Phụ tra tiểu thuyết của Lê Văn Ngữ khảo cứu và phiên dịch (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)