Giá trị về mặt lịch sử
Kế thừa tinh hoa Nho học - Nho giáo hoàn toàn không có nghĩa là quay trở lại với xã hội Nho học - Nho giáo ngày xưa. Xã hội phong kiến đã qua không bao giờ trở lại, những tinh hoa của Nho giáo vẫn là công cụ hữu ích cho quá trình phát triển xã hội ngày nay. Học giả Will Durant nhận xét về những nhược điểm của Nho giáo như sau: Không ai lại đòi một triết gia phải suy tư cho hai chục thế kỷ. Trong một đời người làm sao có thể tìm được con đường đưa tới tri thức cho hết thảy các đời sau. Càng hiểu rõ ông, chúng ta càng ngạc nhiên rằng chỉ có một phần nhỏ trong đạo của ông là không hợp với khoa học, với những sự biến đổi do thời gian. Khi ta nhận thấy rằng ngay ở thời đại chúng ta, ông vẫn còn là người chỉ đường chắc chắn cho chúng ta thì chúng ta quên những lời đôi khi hơi nhàm của ông và đức độ quá hoàn toàn của ông làm cho ta có lúc chịu không nổi”.
Ở Việt Nam, kể từ khi Nho giáo chấm dứt vai trò lịch sử ở bình diện ý thức hệ thống trị bằng kì thi tuyển quan lại cuối cùng, vận mệnh của nó vẫn được xã hội và đặc biệt là giới tri thức quan tâm và suốt một thời gian dài, cả xã hội Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. Những cố gắng của Lê Văn Ngữ trong việc
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 36
đưa nội dung tư tưởng Nho giáo truyền bá đến đông đảo mọi người mong học giả các đời đều biết đến những học tuyết Nho giáo, những tư tưởng đã tồn tại từ bao đời và làm nên một xã hội tốt đẹp. Giờ đây đứng trước sự duy tàn của Nho học, ông luôn mong muốn làm sao khôi phục lại cựu Nho, tuy nhiên sống trong thời đại khoa học kỹ thuật ở các nước phương Tây đang phát triển mạnh nên ít nhiều tư tưởng của ông đã có sự nhìn nhận mang tính cá nhân một chút. Vì thế mà những đóng góp của tác giả ít nhiều cũng mang những ý nghĩa to lớn.
Hoạt động viết sách của Lê Văn Ngữ là mong truyền đạt lại những tư tưởng học thuật của Nho giáo, không muốn những nền tảng giá trị tốt đẹp lại bị mai một đi. Công sức của ông được ghi nhận là một sự cố gắng và thực sự được đánh giá cao bởi hành động dùng chính ngòi bút của mình kêu gọi mọi người hãy cùng nhau chung tay gây dựng lại nền Nho học chân chính.
Giá trị về phương diện nghiên cứu học thuật
Tác phẩm đã đóng góp thêm vào việc khẳng định vai trò của Nho giáo trong đời sống con người, khẳng định tư tưởng Nho giáo không bao giờ mất đi. Việc nghiên cứu tác phẩm “Phụ tra tiểu thuyết” về cơ bản luận văn chỉ đi tìm hiều một số tư tưởng hay quan điểm đặc trưng mà tác giả đề cập đến để tiếp nối theo hướng tìm hiểu và nghiên cứu các tác phẩm cũng như hệ tư tưởng của Lê Văn Ngữ ở những nhà nghiên cứu khác.
Khi đi tìm hiểu nội dung tác phẩm chúng ta cũng thấy được phần nào sự thấm nhuần về tư tưởng Nho học của cả một thế hệ nhà Nho, thấy được các tư tưởng của nhà Nho được thể hiện rất rõ ràng. Bởi thế mà tác phẩm sẽ giúp cho những nhà nghiên cứu về Nho học có những hướng phát triển, hay tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề nào đó.
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 37
Có thể nói những nghiên cứu hay những ghi chép của Lê Văn Ngữ chưa thể đại diện cho cả một trào lưu tư tưởng Nho học thời bấy giờ. Nhưng ít nhiều ông cũng đưa được những cảm quan, cách nghĩ và kiến thức của mình để truyền tới người đọc. Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ có sự thay đổi rất đáng kể, Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng Nho học ở các nước nói chung, bản thân Lê Văn Ngữ là một người được sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống Nho học, thời điểm này ông lại đang có những sự tác động bởi sự thay đổi của nền khoa học phương Tây nên ít nhiều những điều ông trình bày cũng có tri thức tây học trong đó.
Về mặt giá trị học thuật mà nói, những vấn đề nghiên cứu của tác giả sẽ đặt ra cho nhiều học giả đời sau những bước nghiên cứu tìm hiều sâu hơn mới có thể thấy được những đóng góp tích cực hay hạn chế còn tồn tại. Việc luận văn khái quát ý nghĩa giá trị của những nội dung tư tưởng đã được xâu chuỗi theo hệ thống tư duy nhất định này cũng chỉ nhằm mục đích muốn nhấn mạnh thêm công sức và những cố gắng bằng hành động của tác giả trong công cuộc tìm lại vị trí của Nho học truyền thống, không muốn để nó mất đi trong khi nó vốn là nền tảng tạo dựng nên xã hội này.
Tiểu kết:
Việc phân chia các tiểu mục trong chương 1 này, luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản về tác giả cũng như sự nghiệp tác phẩm Lê Văn Ngữ. Đồng thời qua việc tìm hiểu sự ra đời và kết cấu nội dung tư tưởng của riêng tác phẩm
“Phụ tra tiểu thuyết” đã cho ta thấy được vị trí và những đóng góp về mặt giá trị học
của tác phẩm nói chung.
Như vậy, với tiêu đề của chương được chia làm hai phần nội dung chính là tác giả và sự nghiệp tác phẩm, luận văn đã cố gắng tập trung khai thác và tìm hiểu để đưa ra những tư liệu cơ bản nhất giúp độc giả nắm bắt được những thông tin chính
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 38
yếu về Lê Văn Ngữ. Ở phần tìm hiểu về con người tác giả, luận văn chỉ khai thác vừa đủ những nội dung, không đi sâu quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu cần và đủ.
Phần giới thiệu về sự nghiệp trước thuật của Lê Văn Ngữ, luận văn đã chia làm hai phần nhỏ. Trước hết, đã giới thiệu được những tác phẩm của ông và điểm qua nội dung được bàn luận tới. Tiếp đó, luận văn tập trung hơn cả vào tác phẩm lựa chọn nghiên cứu của đề tài - tác phẩm “Phụ tra tiểu thuyết”, xác định đây là nội dung trọng tâm cần được khai thác sâu nên luận văn cũng đã làm được các công tác chia nhỏ vấn đề để bài viết được thâu tóm cơ bản từ sự ra đời, bối cảnh lịch sử tác động cho đến cấu trúc nội dung tác phẩm. Cuối cùng đưa ra những đánh giá về mặt giá trị của tác phẩm đối với sự nghiệp của tác giả nói riêng và đối với giới học giả nghiên cứu nói chung. Đó là những nội dung cơ bản luận văn đã giải quyết được trong chương này.
Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 39
CHƢƠNG 2: CHUYẾN CÔNG DU TÂY PHƢƠNG VÀ SƢ̣ ẢNH HƢỞNG TỚI CÁCH NHÌN CỦA LÊ VĂN NGƢ̃ HƢỞNG TỚI CÁCH NHÌN CỦA LÊ VĂN NGƢ̃
Trong chương 2 này, luận văn nhằm giải quyết vấn đề tìm hiểu xem cách nhìn của Lê Văn Ngữ đã có những ảnh hưởng như thế nào từ chuyến công du Tây phương của mình. Việc tìm hiểu sự biến chuyển có hay không trong tư tưởng, thái độ của tác giả nói chung được trình bày trên cơ sở tìm hiểu những nội dung được tác giả ghi chép lại trong suốt hành trình đi của mình, những cảm nhận xen lẫn những đánh giá nhận xét về sự vật, sự việc đang diễn ra. Đây cũng chính là những kiến văn mà tác giả đã thu được trong suốt chặng đường của chuyến công du. Để thấy được sự ảnh hưởng của chuyến đi đối với cách nhìn của Lê Văn Ngữ, trước hết chúng ta cũng nên tìm hiểu xem Nho giáo phương Đông nhìn nhận như thế nào về phương Tây, và trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ như vậy, những nhà nho cũ như Lê Văn Ngữ đã có những ảnh hưởng ra sao đặc biệt là bản thân tác giả đã có chuyến đi Pháp thực tế, được chứng kiến, được nhìn nhận tận mắt sự biến đổi của thế giới bên ngoài. Trong chương này, luận văn cố gắng tổng hợp những nội dung được tác giả ghi chép lại trong các phần đã được bố cục để đánh giá, nhận định sự những ảnh hưởng của Tây phương trong cách nhìn của Lê Văn Ngữ.