Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ (Trang 91)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Ngôn ngữ

Có thể nói, ngôn ngữ ca dao với đặc trƣng tính chất của thể loại thơ ca dân gian, mang âm sắc của giai điệu lời nói với hình thức kết cấu đối đáp, ngôn ngữ diễn tả thời gian, không gian nghệ thuật mang tính gợi hứng và lối sử dụng đại từ nhân xƣng đầy biểu cảm là những yếu tố cơ bản tạo giá trị thẩm mỹ cho những lời hát dân ca mang mầu sắc của sinh hoạt diễn xƣớng dân gian. Là cơ sở (phần lời) của những lời hát dân ca, ca dao trong sự liên kết với mầu sắc của âm thanh, động tác điệu múa đƣợc diễn ra trong môi trƣờng sinh hoạt cụ thể mang tính đặc trƣng vùng miền của sinh hoạt diễn xƣớng dân gian đã thực sự bay cao hơn, xa hơn đạt đến giá trị hiện thực thẩm mỹ trọn vẹn hơn.

Trong ca dao dân ca ngƣời Việt, ngôn ngữ đa thanh giàu nhạc tính của tiếng Việt là cơ sở nhạc điệu của thơ ca, mà trong dân ca, ta thấy rõ nhất qua những bài hát mang phong cách nói hay ngâm. Và “sự hình thành các kiểu giai điệu này gắn rất chặt với cơ sở ngữ âm tiếng Việt và các hình thức thơ ca... Càng lùi lại khởi điểm phát triển của giai điệu dân ca thì mối quan hệ giữa nó với ngữ âm và các hình thức thơ ca càng rõ nét và gắn bó” [17, tr 124]. Nghiên cứu khía cạnh diễn xƣớng của ngôn ngữ “không phải là sự tập hợp, thậm chí không phải là tìm hiểu những dấu hiệu biểu lộ của hình thức giao tiếp ngôn ngữ đơn thuần nhƣ là biểu tƣợng, từ, câu mà hơn thế đó là sự trình bày, sự phát ra của những biểu tƣợng, từ, câu qua hình thức biểu diễn của hành động, lời nói”[17, tr 124]. Nhƣ vậy tìm hiểu khía cạnh diễn xƣớng của ngôn ngữ tức là tìm hiểu ngôn ngữ của hành động, ngôn ngữ của hình thức biểu diễn, ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc, ngôn ngữ miêu tả... Ngôn ngữ diễn xƣớng trong ca dao đƣợc thể hiện qua một số hình thức sử dụng ngôn ngữ cơ bản của một số thủ pháp nghệ thuật trong ca dao.

Trở lại với ca dao Khmer Nam Bộ, việc tiến hành phân tích đặc điểm về ngôn ngữ cũng chính là một đặc trƣng trong hình thức nghệ thuật. Là một tộc ngƣời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, ngƣời Khmer đã sinh sống lâu đời ở đồng bằng sông

88

Cửu Long. Ngƣời Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhƣng cùng chung một nền văn hoá, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp. Và chính trong đời sống cộng cƣ ấy, sự ảnh hƣởng qua lại giữa tiếng Khmer và tiếng Việt diễn ra nhƣ một quy luật tất yếu của ngôn ngữ. Trong phần này, chúng tôi không có tham vọng gì hơn là chỉ tìm đọc, và học thêm những chữ có liên hệ giữa tiếng của ngƣời Kinh và Khmer, liệt kê ra đây một số câu ca – vốn là lời ăn tiếng nói có trong dân gian. Ở đây, chúng tôi có sự phân tích sự giao thoa giữa ngôn ngữ của ngƣời Việt và ngƣời Khmer, đặc biệt trong các bản dịch từ văn bản tiếng Khmer sang Tiếng Việt (điều mà chúng tôi dựa vào để nghiên cứu đề tài này).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)