Diện mạo văn học dân gian Khmer Nam Bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ (Trang 26)

7. Bố cục của luận văn

1.3.1. Diện mạo văn học dân gian Khmer Nam Bộ

Nhƣ ở trên, chúng tôi đã giới thiệu khái quát về lịch sử khai hoang và địa bàn cƣ trú của ngƣời Khmer, cùng những tác động của tôn giáo tới đời sống ngƣời dân tại vùng Nam Bộ. Sinh hoạt về văn học - nghệ thuật của ngƣời Khmer Nam Bộ rất đa dạng và phong phú.

Điêu khắc, hội họa cũng đƣợc gìn giữ và lƣu truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay nghề in đã phát triển, một số truyện cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn… đã đƣợc in ấn nhƣng số lƣợng vẫn còn hạn chế. Chúng ta cần có một kế hoạch sƣu tầm, tập hợp và phân loại những truyện kể dân gian bằng văn xuôi lẫn văn vần của ngƣời Khmer để góp phần phát huy nền văn học dân gian Nam Bộ. Nghệ thuật của ngƣời Khmer Nam

23

Bộ rất phong phú và đa dạng, bao gồm các loại hình âm nhạc, múa, sân khấu, kiến trúc, hội họa…

Mỗi bộ môn nghệ thuật của ngƣời Khmer lại bao gồm một số loại hình nghệ thuật và thƣờng có liên quan với nhau. Thídụ, trong âm nhạc có nhạc cổ, nhạc dân gian, các loại nhạc cụ..., đó đều là những bộ phận trên các sân khấu Rôbam, Yukê. Hội họa luôn có mặt trong kiến trúc, còn dùng để trang trí phông màn, tranh ảnh… Múa không những đƣợc áp dụng phổ biến trong các sinh hoạt dân gian của ngƣời Khmer mà còn là các yếu tố quan trọng trong các vở tuồng cổ... Mỗi bộ môn nghệ thuật trên sân khấu Rôbăm, Yukê đều có giá trị nhất định và có xu hƣớng phát triển riêng. Các điệu nhạc cổ Sâm pông, Phát cheay, Nê, Khan bram, Chôl chhung... lúc đầu chỉ đƣợc dùng trong các lễ nghi nghiêm túc, dần dần đƣợc áp dụng trong vở tuồng cổ của sân khấu Rôbam,nay đã mở rộng ra trên sân khấu Yukê. Trong tƣơng lai, các điệu nhạc cổ này cần phải mở rộng thêm phạm vi phục vụ trong các sinh hoạt lễ hội dân gian khác. Sự phát triển này cũng gần nhƣ sự phát triển các bài ca cổ trong đàn ca tài tử của ngƣời Kinh. Song song tồn tại và phát triển với nhạc cổ là nhạc dân gian, nhƣng nhạc dân gian lại đƣợc phổ biến sâu rộng trong quần chúng hơn. Nó đƣợc hình thành và biến đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và đã đƣợc sử dụng trong hầu hết các sinh hoạt của đồng bào Khmer. Chỉ riêng nhạc dân gian Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có đến hàng trăm làn điệu khác nhau. Các làn điệu này lại đƣợc thể hiện qua các hình thức ca, ngâm, tụng, đọc, xƣớng họa, đối đáp... và bao gồm nhiều loại dân ca, nhất là Ayai - một thể loại hát đối đáp huê tình đã đƣợc các giới trong cộng đồng ngƣời Khmer ƣa thích; họ đã thi nhau sáng tạo và tính đến nay đã có 13 làn điệu khác nhau. Múa là một loại hình nghệ thuật đƣợc phổ biến rộng rãi nhất trong cộng đồng ngƣời Khmer Nam Bộ. Ở đây, từ bao đời nay, múa đã đƣợc sáng tạo và tích tụ thành một kho tàng nghệ thuật với nhiều thể loại rất phong phú và hấp dẫn. Đa số ngƣời Khmer đều biết múa, mỗi kỳ lễ hội, đám tiệc, liên hoan… đều có tổ chức múa. Múa cũng là một bộ phận quan trọng trên các sân khấu, riêng sân khấu Rôbam, múa còn đƣợc xem là một loại ngôn ngữ để biểu đạt nghệ thuật. Ba điệu múa dân gian tiêu biểu nhất là Râm vông (còn gọi là Lâm thôn) Lâm lêv và Sarvan vốn có nguồn gốc từ Thái Lan, Lào và Inđônêxia tới, nhƣng từ lâu đã hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng ngƣời Khmer

24

nhƣ một thứ máu thịt không thể tách rời. Cũng có một số điệu múa càng ngày càng ít thấy nhƣ điệu múa con sáo (Sarikakev), để múa điệu múa này đòi hỏi phải có nghệ thuật cao; múa trống chhayam thì vừa phải khéo vừa có thể lực mạnh mới múa đƣợc. Múa đám cƣới, đám ma, múa cúng Arăk, múa cầu Neakta,tất cả đều có những nghi thức tín ngƣỡng riêng biệt, nhƣng ngày nay cũng đang hạn chế dần. Những điệu múa chuyên nghiệp trên sân khấu Yukê Rôbam từ trƣớc đã có khuôn khổ nhất định trong từng vai diễn, nhƣng đến nay lại đƣợc canh tân để phù hợp với từng vai trong vở diễn. Múa chuyên nghiệp ở đây không còn là vai múa cung đình của những ngày xƣa cũ mà nó đã thực sự đƣợc tích hợp vào sân khấu của ngƣời Khmer Nam Bộ. Ngoài ra, có một số điệu múa chuyên nghiệp nhƣ múa chằn, múa khỉ đang từng bƣớc đƣợc dân gian hóa và ngƣợc lại, trên sân khấu Yukê cũng đang tiếp nhận một số điệu múa phƣơng Tây. Sân khấu Rôbam hiện nay là loại sân khấu cổ truyền còn lại duy nhất của ngƣời Khmer Nam Bộ. Loại hình sân khấu này có nguồn gốc xa xƣa từ cung đình nhƣng dần dần bị dân gian hóa để trở thành một nghệ thuật của toàn dân, tuy có sinh khí và tính phổ cập hơn ngày xƣa, nhƣng sự điêu luyện về chuyên môn lại bị hạn chế do những nghệ sĩ thủ vai ít đƣợc huấn luyện. Đa số họ chỉ là những nghệ sĩ nghiệp dƣ, sau mùa lúa chín tập họp lại để biểu diễn góp vui.

Hiện nay, ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn một số đoàn hát Rôbam do một số nghệ sĩ yêu nghề cố gắng duy trì để bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống này. Các diễn viên nòng cốt đa số đã lớn tuổi, điều kiện hoạt động lại không thuận lợi, và thể loại này chỉ còn những khán giả lớn tuổi yêu thích. Nói chung loại hình này bị hạn chế nhiều mặt, nếu không sớm có kế hoạch nâng đỡ và bảo tồn, loại hình nghệ thuật cổ này sẽ dần bị mai một.Riêng về sân khấu Yukê vốn là một sản phẩm nghệ thuật do chính ngƣời Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long sáng tạo. Nó không cổ kính nhƣ sân khấu Rôbam mà lại trẻ trung và hợp thời hơn nên đƣợc sự ủng hộ của mọi ngƣời, nhất là giới trẻ. Vì vậy, hoạt động của các đoàn Yukê tƣơng đối dễ dàng hơn. Nhƣng sân khấu Yukê không phải là không có khó khăn, nhất là số lƣợng đoàn hát thì ngày càng nhiều, chỉ riêng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có hơn trăm đoàn, nhƣng diễn viên chuyên nghiệp lại có hạn. Vì vậy không sao tránh đƣợc chuyện “lắp vá” tạm thời, do đó vấn đề nghệ thuật khó đáp ứng đƣợc các nhu cầu của

25

ngƣời xem. Về tuồng, tuy cũng có một số ít vở diễn mới nhƣng đa số vẫn là các vở cũ nên chƣa thể đáp ứng theo các yêu cầu phục vụ. Để vừa phát huy những giá trị nghệ thuật của sân khấu Yukê vừa chuyển tải đƣợc những thông tin, những tƣ tƣởng lớn của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, nên có kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng diễn viên, soạn giả, chỉnh lý hoặc thay đổi một số vở diễn không còn phù hợp và giúp đỡ cơ sở vật chất cho những đoàn hát yukê của đồng bào Khmer Nam Bộ. Một loại hình nghệ thuật đáng chú ý khác của ngƣời Khmer là kiến trúc. Tiêu biểu ở đây là kiến trúc chùa, bao gồm cả kỹ thuật xây dựng, điêu khắc, hội họa và trang trí hoa văn. Để thực hiện một công trình kiến trúc chùa, phải có một đội ngũ xây dựng bao gồm nhiều bộ phận kỹ thuật, mỹ thuật và phải có một thời gian dài để xây dựng, chƣa kể đến chi phí cũng khá lớn, cho nên đa số các ngôi chùa Khmer phải trải qua nhiều giai đoạn mới hoàn thành, một số ngôi chùa xây dựng dở dang vì thiếu điều kiện phải tạm dừng lại. Thợ xây dựng và nghệ nhân kiến trúc đều xuất thân ở chùa, vì vậy, khi xây dựng chùa nhất thiết đều phải tuân thủ ý kiến của sƣ trụ trì, mọi chi tiết về kỹ thuật và mỹ thuật đều phải theo một khuôn khổ nhất định. Cũng bởi 1ý do này mà các ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ từ trƣớc đến nay về hình dáng thƣờng tƣơng tự với nhau. Đội ngũ xây dựng truyền thống, kể cả những nghệ nhân điêu khắc, hội họa... chỉ có một số ít qua trƣờng lớp đào tạo, còn đa số đều là thợ gia truyền hoặc có năng khiếu bẩm sinh, do vậy đội ngũ này càng ngày càng ít. Ngƣời ta phải thay vào đó lớp thợ mới hoặc những kỹ thuật gia của các loại hình kiến trúc khác nên đôi khi kết quả kiến trúc không đáp ứng theo những yêu cầu ban đầu. Tuy có nhiều mặt hạn chế, nhƣng với một quyết tâm cao và một lòng tin vững chắc, ngƣời Khmer Nam bộ đã xây dựng đƣợc hàng loạt công trình kiến trúc đồ sộ, đó là những ngôi chùa lớn đƣợc phân bố, tọa lạc gần nhƣ đều khắp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong nhiều thế kỷ qua, Phật giáo đƣợc xem nhƣ là một tôn giáo chính thống của ngƣời Khmer, mọi hình thức sinh hoạt văn hóa - xã hội từ các phum sóc cho đến thị thành đa số đều có liên quan đến chùa nên các phong tục tập quán và lễ hội dân gian của ngƣời Khmer đều có yếu tố Phật giáo.

Đến đây, chúng tôi đi sâu hơn vào giới thiệu về kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú của ngƣời Khmer Nam Bộ. Cũng nhƣ các nền văn học dân gian khác, ngƣời Khmer phát triển đa dạng các thể loại. Có thể nói việc ảnh hƣởng của ba tôn

26

giáo cùng với nền nông nghiệp lúa nƣớc, văn học dân gian Khmer phát triển một cách tự nhiên, đƣợc truyền miệng rộng rãi, và cho đến nay có tầm ảnh hƣởng văn hóa không nhỏ đối với trong nƣớc và quốc tế. Chúng tôi tìm hiểu văn học dân gian Khmer Nam Bộ dƣới hai dạng: văn xuôi và văn vần.

Về văn xuôi, có thể nói Phật Giáo, Bà La Môn, Ấn Độ giáo là ba tôn giáo có ảnh hƣởng đến tƣ duy sáng tạo văn học nói chung và truyện dân gian nói riêng. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết đến cổ tích, ngụ ngôn, truyện cƣời phát triển trong quá trình lâu dài tạo nên bản sắc thẩm mĩ riêng, chứa đựng một nội dung lịch sử - xã hội sâu sắc của dân tộc Khmer. Trong quá trình cùng chung sống lâu dài trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngƣời Việt và ngƣời Khmer đã xây dựng một truyền thống đoàn kết lâu dài và bền vững. Trong đó có sự đồng cảm trong tƣ duy thẩm mĩ, tƣ duy phản ánh trong văn học của ngƣời Khmer– ngƣời Việt. Điều này đƣợc phản ánh qua sự tồn tại một số lƣợng lớn những tác phẩm quen thuộc thƣờng gặp của ngƣời Việt nhƣ môtip hạt lúa thần, Tấm Cám, hai cây khế, Thạch Sanh, Trạng Quỳnh…Về truyện thần thoại, cũng nhƣ các dân tộc khác, thần thoại Khmer cũng phản ánh đời sống con ngƣời trong buổi bình minh của lịch sử hình thành vũ trụ và giải thích các hiện tƣợng tự nhiên. Tuy nhiên, quá trình tổng hợp các yếu tố thần thoại và tôn giáo Ấn Độ đồng thời với quá trình nhào nặn theo khuôn mẫu phong kiến tuy có làm hệ thống hoá và phong phú hoá thần thoại Khmer nhƣng đồng thời cũng làm cho thần thoại Khmer trở nên trừu tƣợng, có tính chất tự biện hơn là đƣợc sáng tạo bởi nếp tƣ duy thần thoại hồn nhiên thời cổ nhƣ: Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, sự tích mưa, gió, mặt trời và mặt trăng, Nàng Mêkhalag,…Khác với thần thoại, truyền thuyết lại tồn tại dƣới dạng từ nguyên địa danh dân gian, giải thích những đặc điểm điạ lí lịch sử. Những tác phẩm này làm nổi bật tính độc đáo lịch sử và mối quan hệ giữa mẫu đề thần thoại sáng thế bản địa trong các thần thoại đã đƣợc hệ thống hoá ở thời kì sau này. Rương Pơ-rêng là thuật ngữ chỉ các truyền thuyết. Cũng giống nhƣ thuyền thuyết của văn học dân gian ngƣời Việt, truyền thuyết cuả văn học dân gian Khmer có dụng ý giải thích các điạ danh, núi non, sông hồ,…Đặc diểm nổi bậc của truyền thuyết Khmer Nam Bộ là gắn bó chặt chẽ với phong tục và lễ hội nhƣ: Sự tích lễ Chol Chơ Năm ThaMây, lễ cầu mƣa Ốc Om Bóc…Đồng thời cũng nhờ lễ hội, truyền thuyết dân gian cuả ngƣời Khmer mới đƣợc

27

lƣu truyền rộng rãi. Ngƣời Khmer Nam Bộ cũng là một cƣ dân nông nghiệp, sống tập trung trong vùng đất đƣợc tạo thành do sự bồi đắp của sông Tiền, sông Hậu và cùng với sự tác động của thủy triều biển Đông đã tạo ra các giồng cát hình vòng cung, chịu ảnh hƣởng bởi các thảm họa thiên nhiên nhƣ: hạn hán, lũ lụt,… Tất cả đã sáng tạo ra những câu chuyện phản ánh cuộc sống lao động cuả ngƣời dân Khmer trong mối quan hệ xã hội của thời kì đó, nhƣ: Sự tích ao Bà Om, Sự tích giếng chị - giếng anh, Sự tích cây dừa nƣớc…Thế mạnh của văn học dân gian Khmer là thể loại văn xuôi, trong đó có truyện cổ tích. Truyện cổ tích thƣờng mang màu sắc Phật giáo, nội dung thƣờng là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Thân phận con ngƣời trong mọi hoàn cảnh đƣợc khắc họa rất sinh động. Truyện cổ tích Khmer cũng bao gồm truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thế sự với các mảng nhân vật vợ chồng, nhân vật xấu xí, nhân vật mồ côi, hiếu thảo,… nhƣ: Chiếc cồng ngũ âm thần kì, Hai người bạn, Chàng khố chuối, Chàng cá cóc, Chàng cứt ngựa,… Tuy thƣờng biểu đạt cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa con ngƣời với lực lƣợng thần kì quái dị nhƣng truyện cổ tích cũng tập trung biểu lộ rõ nét hiện thực xã hội, những tình cảm lành mạnh và đạo đức của những ngƣời lao dộng nghèo khổ. Đây là thế giới quan tôn giáo, quan niệm về cuộc sống là bể khổ và thuyết lí về luân hồi, nghiệp báo của Phật giáo. Bên cạnh thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, thể loại văn xuôi của văn học dân gian Khmer còn có truyện ngụ ngôn và truyện cƣời. Trong đó, truyện cƣời đƣợc thích thú hơn cả bởi nó mang lại tiếng cƣời vui tƣơi, hóm hỉnh, sảng khoái và còn là bài học có ý nghĩa thâm thúy. Truyện ngụ ngôn phổ biến là chi tiết: xử kiệnthỏ thông minh. Tất cả nhằm khẳng định trí thông minh của con ngƣời và bộc lộ lòng khát khao công lí. Còn trong truyện cƣời thì việc phản ánh mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng gay gắt là đề tài chủ yếu. Quá trình đấu tranh trực diện và công khai với giai cấp phong kiến đƣợc thể hiện nổi bật từ đầu đến cuối truyện.

Nhìn chung các loại hình nghệ thuật và truyện văn học dân gian Khmer Nam Bộ rất phong phú và phát triển trong quá trình dài đã tạo đƣợc bản sắc thẩm mĩ riêng.. Các thể loại có trong văn xuôi là truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cƣời, ca dao, tục ngữ, nói lái, câu đố... chỉ có một số đƣợc ghi chép trên lá thốt nốt, còn phần lớn là do truyền miệng dân gian. Bởi thế mà thông qua việc sƣu tầm,

28

nghiên cứu và phân chia các thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ, chúng tôi cũng đã thu thập đƣợc khá nhiều các ý kiến và thành tựu bƣớc đầu của các nhà nghiên cứu. Có thể nói, cột mốc từ sau năm 1975, nhiều hội thảo, nhiều đợt sƣu tầm, điền dã về văn học dân gian Khmer đã đƣợc tiến hành và có nhiều công trình đã đƣợc xuất bản, có giá trị tham khảo lâu dài. Từ những tài liệu đó, ở góc độ quan niệm về các thể loại, tựu trung có các hƣớng nhìn nhận khác nhau.

Công trình đầu tiên đặt vấn đề về thể loại truyện dân gian Khmer là một trong những bài tham luận đƣợc trình bày ở các hội nghị khoa học về văn hóa, văn nghệ truyền thống của ngƣời Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long đƣợc tổ chức vào các năm 1981, 1983 và 1986 [39, tr.5], đó là bài viết Một vài thể loại văn học dân gian Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long của Châu Ôn. Bài nghiên cứu này tập trung một phần vào việc hệ thống hóa các thể loại văn học dân gian Khmer theo cách hiểu của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)