Ca dao tình yêu đôi lứa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ (Trang 80)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Ca dao tình yêu đôi lứa

Ca dao dân ca trữ tình về tình yêu nam nữ hay nói đến những cuộc gặp gỡ của trai gái trong khung cảnh lao động. Tình cảm gắn bó giữa gái trai, do đó, thƣờng đƣợc biểu hiện trong mối quan hệ khăng khít với cuộc sống lao động của nhân dân. Cũng giống nhƣ ca dao dân ca các dân tộc khác, ngƣời Khmer luôn đƣa hơi thở sôi động và nhiều màu sắc của cuộc sống vào trong các bài ca. Tình yêu đôi lứa cũng là mảng đề tài in đậm nếp sống văn hóa ngƣời Khmer. Những cung bậc của tình cảm, những sắc thái của cảm xúc cũng đƣợc gửi gắm trong ít nhiều bài. Chúng tôi chia các bài ca ở mảng đề tài này theo các cung bậc của tình yêu.

77

Đây là cung bậc mà hầu nhƣ trai gái đến tuổi xuân thì đều trải qua. Những rung động đầu đời khi nhìn thấy nhau, khi gặp gỡ nhau trong các ngày lễ hội, trong các trò chơi, họ nảy sinh tình cảm, rồi nói với nhau những lời ngọt ngào, tình tứ:

- Anh quăng chhung tới Chhung tung lên trời Duyên em sáng ngời Đón lấy chhung của anh [7, tr 723]

Ngƣời con trai đang điều khiển trò chơi ném chhung (giống trò ném cầu của ngƣời Kinh vậy). Và ngƣời cùng chơi là một cô gái trẻ trung xinh xắn. Họ kết hợp với nhau rất ăn ý, ngƣời con trai ngắm nhìn nét duyên sáng ngời của ngƣời con gái, để mà rung lên nhiều xúc cảm. Đáp lại, ngƣời con gái cũng không kém phần :

- Em ném chhung nhanh Chhung mắc trên cành Anh đứng anh nhìn Đón bắt chhung em [7, tr 724]

Cô gái biết chàng trai đang nhìn mình với ánh mắt trìu mến, có lẽ thế mà sự e thẹn đã làm cô gái mất cả phƣơng hƣớng ném chhung, làm cho chhung « mắc trên cành ». Điều này cho thấy, tình cảm trong sáng của đôi thanh niên từ ánh mắt nhìn, chàng trai có phần mạnh dạn và vững vàng hơn, còn cô gái thì dịu dàng, ngây thơ, xấu hổ khi bắt gặp ánh mắt của anh chàng này. Họ tiếp tục đối đáp với nhau, giọng điệu ngày càng tƣơi vui :

- Anh ném chhung sang Tìm kiếm duyên lành Ai là duyên anh Hãy bắt đƣợc xem - Em bắt đƣợc rồi

Hỡi bạn lứa đôi Xin chớ quên lời

78 Đón lấy chhung em.

(Chôl chhung) [7, tr 724 – 725]

Tình yêu nhƣ đơm hoa kết trái trong trò chơi này. Chàng trai mạnh dạn bày tỏ luôn ý định đi tìm duyên của mình với ngƣời con gái. Anh mong nàng bắt lấy chhung của anh, để anh biết đƣợc đây chính là mối duyên trời định, là tình yêu sét đánh, là thứ tình cảm dạt dào của tuổi thanh xuân. Và khi cô gái đáp lại bằng việc bắt đƣợc chhung, cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình với « bạn lứa đôi » đó là « xin chớ quên lời ». Giống nhƣ một sự e ngại, nên cô gái dặn dò thật sâu sắc, để khẳng định lại một lần nữa tình cảm mà họ đang dành cho nhau. Giọng điệu bài ca tƣơi vui nhẹ nhàng, mang hơi thở của những trai thanh gái tú Khmer trong ngày hội vui.

Sau những tình tứ của đôi bạn trẻ trong ngày lễ hội, là những sợi nhớ sợi thƣơng tha thiết của cô gái, của chàng trai dành cho ngƣời yêu của mình, họ cũng gửi gắm hết vào các bài ca dao dân ca.

Nỗi nhớ của cô gái cũng xuất phát từ lao động ngày thƣờng, bởi ngay từ đầu, cô gái đã nhắc tới « giọt mồ hôi đổ xuống » đã làm nên câu chuyện tình yêu của họ. Tiếp đến, cô gái hƣớng ánh mắt nhìn ra xa, nơi có cánh đồng lúa đang vào mùa chín bông, thì càng tin hơn vào duyên của đôi mình. Phải chăng, đây cũng là một cách ca ngợi sự chăm chỉ làm ăn, cần cù với lao động của chàng trai – điều đầu tiên mà cô gái chọn lựa. Nỗi nhớ cứ nhẹ nhàng, đầy dƣ âm khi cô gái thực hiện hành động « thêu tên » ngƣời yêu mình trên gối, để đêm nằm ngủ, cô gái gửi lời theo gió, mạnh dạn với chàng chai « em nhớ anh nhiều ». Tất cả những điều trên đƣợc thể hiện qua bài ca :

Mồ hôi đổ xuống mới làm nên chuyện tình Nhìn đồng lúa tƣơi đẹp lòng tin vào

Đôi ta nên duyên em thêu tên anh trên gối

Chiều xuống em gởi lời theo gió là em nhớ anh nhiều (Quê hƣơng hai mùa lúa chín) [6, tr 559] Đến nỗi nhớ của chàng trai cũng da diết không kém phần :

Bông ơi bông tƣơi Bông mặc giữa hàng rào

79 Làm sao anh hôn đƣợc

Anh đƣa tay với sợ hoa em giật mình Làm sao hôn đƣợc hoa kia còn búp [7, tr 728]

Ngƣời con trai bày tỏ nỗi nhớ bằng cách liên hệ so sánh với việc ngắm nhìn hoa. Bông hoa từ xƣa đến nay thƣờng để ví với vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ, bởi thế mà ở đây, cách ví von này cũng mang nét truyền thống của thơ ca bao đời. Chàng trai nhớ đến nỗi muốn hôn lên bông hoa, nhƣng lại sợ cô gái giật mình, nên anh chàng trở lại với thực tại, có phần hụt hẫng : « làm sao hôn đƣợc hoa kia còn búp ».

Tình cảm lứa đôi thể hiện ngay cả khi giáp mặt nhau trong lao động. Chàng trai an ủi cô gái vì chỉ sợ cô gái hiểu lầm và buồn vì mình :

Bơi xuồng giữa cánh đồng hoang

Cùng em đi bẻ bông súng bạt ngàn trên bƣng Bông sen nét đẹp nhƣ em

Anh là bông súng mọc bên bờ hồ Bơi xuồng lƣớt sóng từ từ

Đƣa tay anh ngắt em ơi đừng buồn [7, tr 724]

Ở cung bậc đầu tiên, những nhớ nhung, hẹn hò mà trai gái Khmer dành cho nhau, vẫn nguyên vẹn một Khmer giàu nét đẹp của sự trong sáng, hiền hậu. Những rung cảm yêu đƣơng thuở ban đầu thật dịu nhẹ, và đáng yêu, giống nhƣ chàng trai trong bài ca sau:

Bên kia sông có một vƣờn dâu Em biết đâu chính tay anh chồng Đƣa em đi con nƣớc xuôi dòng Em biết không, lòng anh xôn xao

80 Anh cùng em qua sông hái dâu Em nuôi tằm cái áo viền bâu Áo em mặc kín đáo bít lòng Mọi việc phải do mình yêu nhau. (Oum tuk) [52]

Nhƣng đôi khi cũng là cả một sự táo báo đến bất ngờ của chàng trai: Chiều xuống anh đƣa em đi chơi

Xóm làng mình sông sâu nƣớc chảy Để em ngồi trên thuyền lòng anh áy náy Sợ sóng đánh làm ƣớt đôi chân em

Để em ngồi đằng trƣớc thì sợ trúng mái dầm Ngồi ở giữa thì xa lơ xa lắc

Em ngồi ở đâu thật khó lòng tính đƣợc Chỉ còn cách bồng em lên đùi anh [6, tr 560] Bài ca này còn có một dị bản khác:

Mái dầm anh đong đƣa Cùng với em dạo mát Đặt em ngồi đằng trƣớc Hay em ngồi đằng sau Ôi em ngồi chỗ nào

Anh cũng không ƣng bụng Mái đầm anh lúng túng

81 Đặt em lên đùi anh

[7, tr 727]

Ở cả hai dị bản này đều chung một nội dung đó là chàng trai đƣa cô gái đi chơi bằng xuồng – một đặc điểm quen thuộc của vùng Nam Bộ - phƣơng tiện đi lại chủ yếu là thuyền, xuồng, ghe…bởi ở đây, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Nhân cơ hội này, chàng trai thể hiện sự tinh nghịch, lém lỉnh của mình khi muốn cô gái ngồi lên đùi mình, vì theo lý sự của chàng thì đó là chỗ ngồi an toàn nhất. Ngƣời Khmer vui tính, dân dã, và thẳng thắn trong cả tình yêu lứa đôi. Sự táo bạo không chỉ từ phía chàng trai, mà còn từ cả phía các cô gái Khmer nữa:

Em nuối tiếc dƣới bóng dừa kỉ niệm Có cả anh nhìn theo cửa sổ

Chó của nhà em sủa anh ơi Mẹ em thầm mắng chửi. Ngọn gió thổi ào ào anh ơi Những bụi tre đu đƣa theo gió

Em yêu – nhớ anh đến muốn điên lên đƣợc Mẹ em lại thầm mắng chửi em.

[14, tr 69]

Đôi trai gái chia tay nhau sau buổi hẹn hò, ngƣời con trai tiễn cô gái về nhà, và đứng luyến tiếc dƣới cổng. Lúc này, mới xa một chút thôi mà cô gái đã nhớ nhung đến “điên lên đƣợc”, nỗi nhớ đến cao trào và mặc kệ lời mắng của mẹ, cô gái vẫn cứ dõi theo chàng trai, vẫn cứ nghĩ về chàng trai của lòng mình.

2.3.2.2. Ghen tuông, trách móc

Đã yêu nhau thắm thiết, đã nhung nhớ không đƣợc gặp mặt, đôi trai gái chuyển sang sự giận dỗi, trách móc, cao trào hơn nữa là nghi ngờ tình cảm của nhau :

82 Lòng anh thƣơng em

Nhƣ thƣơng vì sao Sao sáng mỗi ngày Làm anh đau khổ [14, tr 75]

Sự ví von « nhƣ thƣơng vì sao » kia nhƣ một điều trớ trêu của cuộc sống. Vì sao thì xa xôi mãi ở trên trời đêm, làm sao để chạm tới, để đi đến mà đối diện đƣợc. Ngƣời con trai đành đau khổ trông chờ ở bên dƣới, và giọng điệu gần nhƣ là trách móc, vì mãi chẳng thấy cô gái mình yêu đâu.

Còn sự trách móc của ngƣời con gái thì mang tín đa nghi hơn khi thoáng nghe tin về ngƣời mình yêu :

Anh dối em, anh giả vờ bay vào rừng kiếm ăn Nhƣng anh vào rừng kiếm ngƣời yêu mới Bỏ em một mình lẻ loi.

[7, tr 729]

Bản tính của ngƣời con gái bao giờ cũng dễ lo sợ, ghen tuông là vậy. Hoặc cũng có thể đây là những lời oán tránh vì sự thật đang diễn ra nhƣ vậy. Điều này cũng khó tránh đƣợc khi nói đến thực tế mà ca dao dân ca phản ánh.

Dạm hỏi, đám cƣới của ngƣời Khmer xƣa là do ông mai bà mối. Những bài ca dao về mảng đề tài này có phần hiện đại, mang hơi thở cuộc sống mới hơn. Bởi vậy mà cũng có bài ca trách móc về việc ngƣời con gái đi lấy chồng nhà ngƣời :

Con cò bay có cặp Con diều bay có đôi

Em ơi đừng đi lâu, bỏ anh một mình lẻ loi

Em thƣơng ngƣời khác, anh biết làm sao, em ơi ! Anh đấm ngực tức giận vì em thƣơng ngƣời ta (Koc hê tê eng khiêng) [7, tr 729]

Bài ca nghe tha thiết, là lời của ngƣời con trai khi cô gái mình yêu thƣơng ngƣời khác, phụ tình cảm của mình dành cho. Hình ảnh thực tế « con cò bay có cặp,

83

con diều bay có đôi », thiên nhiên trong mắt chàng trai càng đẹp bao nhiêu thì tâm sự càng chua chát bấy nhiêu. Từ tâm lý nảy sinh ra hành động « đấm ngực tức giận » - chàng trai không thể kìm nén nổi cảm xúc của mình đƣợc nữa, đành phải thể hiện ra để nguôi ngoai đi phần nào. Còn ngƣời con gái thì có bài ca:

Con tim em đau nhói vì tình

Anh hứa là sẽ chung thủy một mình em Em tin lời anh chẳng nghi ngờ

Lời gian dối em không bao giờ nghĩ đến

Anh thay lòng đổi dạ với em mà không một nuối tiếc Em hết hi vọng và mỉm cƣời

Trong lòng anh đã mất một tình yêu lớn nhất cuộc đời [14, tr 81]

Nhân vật trong bài ca là một chàng trai đã phụ bạc cô gái, cô gái trách móc thật nhiều, và đã hi sinh cũng nhiều vì tình yêu dành cho anh chàng. Và rồi cuối cùng, một tâm thế vững vàng làm sáng cả linh hồn bài ca, đó là sự cả gan của cô gái khi cho rằng anh chàng đã mất một tình yêu lớn nhất cuộc đời, khi phụ bạc mình. Cái mỉm cƣời của cô gái, cũng chính là sự tự tin và cao giá của ngƣời con gái Khmer Nam Bộ.

Và rồi sự xa cách cũng dần dần trở thành nỗi đau, bởi nhớ nhung dằn vặt trái tim ngƣời con gái, tiếng trách móc vì thế mà cũng nảy sinh:

Tạm biệt rồi tạm biệt rồi tình yêu Tạm biệt rồi nỗi đau và luyến tiếc Tạm biệt rồi bóng anh,

Không biết ngày nào em gặp lại Tạm biệt khuôn mặt đầy vẻ đẹp

Tạm biệt lời nói đu đƣa mật ngọt mà đầy dối trá Em không thể nào quên

Em muốn tránh xa tình anh mà uất hận Tạm biệt tình yêu, tạm biệt rồi

84

Đây là lời trách móc sau một cuộc tình bị tan vỡ, khi mà chia tay rồi, cô gái mới nhận ra chàng trai mình yêu đã nói những lời dối trá. Cô gái không thể quên đƣợc vì quá uất hận với duyên tình.

2.3.2.3. Thề ƣớc

Đây có lẽ là phần lãng mạn, đáng yêu nhất của tình yêu đôi lứa. Đôi trẻ Khmer thể hiện tình cảm của mình qua lời thề ƣớc. Nhƣng chủ yếu là ngƣời con trai thể hiện lời thề của mình với ngƣời con gái. Chúng tôi tìm đƣợc ba bài ca dao Khmer thể hiện cung bậc này :

Cây bồ kết đầu mùa lá rụng Anh tu rồi anh sẽ cƣới em ngay

Khi cây bồ kết lá rụng, cũng là lúc mà chàng trai hoàn thành khóa tu ở chùa, chàng trai sẽ về để hỏi cƣới cô gái nhƣ lời hẹn ƣớc từ trƣớc.

Có những chàng trai không đƣợc may mắn nhƣ thế, mà có phần da diết hơn khi lời thề ƣớc kèm theo mong mỏi da diết :

Anh xin em, khoan đi lấy chồng Chờ anh đi tu, trả hiếu mẹ cha Em khoang lấy chồng chờ anh Anh tu tháng 5 anh về tháng 4 Chờ anh hoàn tục hãy đi lấy chồng [6, tr 558]

Ngƣời con trai nghe tin cô gái mình yêu ở nhà sắp đi lấy chồng, thì chàng trai gửi lời về luôn, “anh xin em”. Công việc đi tu đang còn dở dang, nên chàng mong cô gái hãy chờ đợi cho đến khi nào đến thời hạn hoàn tục về nhà. Có lẽ chàng trai cũng mong nhìn thấy cô gái lần cuối trƣớc khi cô về nhà chông chăng? Hơn cả thế, ở bài ca này, chúng ta cũng có thể hiểu phần nào tầm quan trọng của việc tu hành đối với nam

85

giới Khmer. Ngƣợc lại, ngƣời chăm cũng có lời thề ƣớc của chàng trai, mong cô gái chờ đợi mình, nhƣng không mang tƣ tƣởng tôn giáo nhƣ ca dao Khmer:

Chim cu kêu cúc cu Nó đậu trên ngọn tre Anh gặp rồi anh thƣơng Em đây còn nhỏ Em ơi anh chờ em Em đi lấy chồng Sao đành bỏ anh Em hãy chờ anh Chỉ một thời gian Em hãy chờ anh (dân ca Chăm) [21, tr 197]

Thề ƣớc đôi khi còn là lời hứa của chàng trai:

Bạc bài anh không đánh, lúc lắc anh không chơi Làm anh lƣơng thiện anh kiếm tiền cƣới em Chờ anh công toại thành danh

Chờ anh, anh về hỏi cƣới em liền. [6, tr 566]

Ở bài ca này, chàng trai đang đi làm ăn, để lập công danh, có tiền của về nhà chuẩn bị cƣới vợ. Chàng trai hứa với cô gái: bài bạc anh không đánh, lúc lắc anh không chơi – giống nhƣ một lời quyết tâm tu tâm dƣỡng tính, chăm chỉ cần cù cho sự nghiệp, để khi nào «công thành danh toại» có thể về, tự tin dạm hỏi. Đây có thể là một chàng trai có chí lớn, muốn lập nên công danh để không làm phụ lòng cha mẹ, không

86

làm phụ lòng mong mỏi của ngƣời con gái mình yêu. Để khi nào trở về, trong tƣơng lai, chàng sẽ gây dựng cho gia đình một cuộc sống sung túc, đầm ấm.

*Tiểu kết

Nhƣ vậy, khép lại những nghiên cứu bƣớc đầu về đặc điểm nội dung của ca dao Khmer Nam Bộ, chúng tôi đƣa ra đƣợc nhiều cách hiểu hơn về văn hóa, xã hội cũng nhƣ bản tính của con ngƣời nơi đây. Bất ngờ hơn, ca dao dân ca giống nhƣ mạch nguồn giúp mỗi ngƣời có thể gửi gắm bất cứ tình cảm nào, suy nghĩ nào để lƣu truyền lại cho con cháu muôn đời sau. Từ xƣa đến nay, dòng chảy của ca dao Khmer Nam Bộ cũng có nhiều biến đổi để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại hóa. Tuy vậy ở chƣơng này, chúng tôi còn một số thiếu sót trong việc sƣu tầm các bài ca tang lễ và bổ sung thêm các bài ca nông lễ. Có lẽ cần phải chờ đến một công trình dài hơi hơn, nhìn nhận trong sự đối chiếu so sánh giữa các dân tộc Chăm, Kinh, Hoa sống chung ở vùng Nam Bộ này, và hơn cả là cần thêm nhiều của cuộc khảo sát để sƣu tầm của cƣ dân bản địa các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu nhiều hơn, để có đƣợc một kho tàng ca

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)