Nghệ thuật so sánh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ (Trang 106)

7. Bố cục của luận văn

3.3.2. Nghệ thuật so sánh

So sánh tu từ là cách đối chiếu hai hay nhiều hiện tƣợng khác loại có cùng một dấu hiệu chung nào đấy( nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tƣợng. Cấu trúc so sánh trong ca dao gồm lối so sánh trực tiếp và so sánh song hành.

So sánh trực tiếp là kiểu so sánh với sự hiện diện của các liên từ “nhƣ, nhƣ thế, cũng thế”. Trong cấu trúc so sánh trực tiếp này có 2 dạng: so sánh triển khai và so sánh bổ sung. Trong cấu trúc so sánh bổ sung này, sự liệt kê, điệp ý có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm tƣơng đồng hoặc đối lập của các sự vật, cái này bổ sung cho cái kia mà không cần có sự giải mã hoặc triển khai.So sánh song hành là một kiểu so sánh chìm, giữa hai vế không có liên từ. So với so sánh trực tiếp thì so sánh song hành tạo điều kiện cho sự liên tƣởng rộng rãi hơn, kích thích sự phát triển của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn.

Trong ca dao, thủ pháp nghệ thuật so sánh giúp ta nhận thức sâu sắc hơn phƣơng diện nào đó của sự vật, hiện tƣợng. Nhờ so sánh mà các khái niệm, đặc điểm, thuộc tính trừu tƣợng trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Ví nhƣ câu ca sử dụng biện pháp so sánh của ngƣời Việt:

103

Thân em nhƣ chổi đầu hè Phòng khi mƣa gió đi về chùi chân

Chùi rồi lại vứt ra sân

Gọi ngƣời hàng xóm có chân thì chùi

Thân phận con ngƣời là khái niệm trừu tƣợng đƣợc cụ thể hoá bởi hình ảnh chổi đầu hè. Hình ảnh so sánh giúp cho việc thể hiện rõ thân phận trôi nổi , bất lực của ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa.

Ngoài ra, so sánh còn là biện pháp tạo hình giúp cho bài ca tăng tính chất tƣợng hình nghệ thuật, ví nhƣ câu ca:

Em nhƣ cá lƣợn đầu cầu

Anh về lấy lƣới, ngƣời câu mất rồi

Bài ca dao miêu tả một tình huống có ý nghĩa lớn vì nó nói về cái mốc quan trọng trong đời ngƣời. Nhanh chậm một chút thôi là mất thời cơ trong tình yêu hay những cơ hội khác trong cuộc sống. cách diễn đạt của bài ca này giúp cho cách diễn tả vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa khái quát, giàu chất thơ.

Trên đây, chúng tôi lấy ví dụ về biện pháp so sánh trong ca dao ngƣời Việt, bởi so sánh và ẩn dụ đƣợc ngƣời Việt sử dụng nhiều hơn cả trong ca dao. Với ngƣời Khmer, cách nói trực tiếp, tƣờng thuật lại những suy nghĩ của mình in đậm trong ca dao. 276 bản dịch trong tay chúng tôi đang có, những liên từ “nhƣ, nhƣ thế, cũng thế” hầu nhƣ không xuất hiện, chủ yếu là biện pháp so sánh song hành. Ví nhƣ câu ca:

Hoa hồng Bat Đum Bon

Hoa hồng Bat Đum Bon ơi ! Anh đã trở về

Ôi hoa hồng mà anh thƣờng thƣơng nhớ, em đã đi đâu rồi Nếu anh có duyên đƣợc gặp hoa hồng

Anh sẽ hết lòng chăm sóc vun tƣới. [7, tr 725]

Hay nhƣ một dị bản khác :

Anh nghe ngƣời ta nói em rất xinh đẹp Nếu anh có duyên gặp đƣợc hoa hồng Anh cố gắng chăm sóc vun tƣới

104

Anh mong hoa hồng hiểu đƣợc lòng anh [7, tr 726]

Hình ảnh « Hoa hồng Bat Đum Bon » chính là chỉ ngƣời con gái mà chàng trai thƣơng nhớ. Đây là hình ảnh đẹp, rất giản dị và ngan ngát hƣơng thơm. Cách gọi nhƣ thế đã làm tăng thêm phần quan trọng của ngƣời con gái, làm cho lời tỏ tình nhớ thƣơng giá trị hơn.

Trong ca dao Khmer, so sánh hình ảnh ngƣời con gái đẹp nhƣ hoa xuất hiện 34 lần trong các bài ca về tình yêu đôi lứa. Ngoài hoa hồng, còn cả những loài hoa khác nhƣ : hoa Di, hoa xứ Xiêm Riệp, hoa đu đủ, hoa bông, hoa chuối đỏ, bông súng, bông sen…Nhƣ vậy, vẻ đẹp của ngƣời con gái Khmer vô cùng sống động, luôn đƣợc tôn vinh.

Hình ảnh đàn chim với nhiều loài quen thuộc nhƣ : con cò, con sáo, con đa đa, con bồ lông….cũng đƣợc sử dụng để so sánh với tình cảm vợ chồng, tình yêu đôi lứa :

- Con cò bay có cặp Con diều bay có đôi

Em ơi, hai chúng mình bên nhau hạnh phúc [6, tr 524]

- Đôi con sáo đang nhảy trên cành Hồn nhiên nhƣ tình yêu của em và anh [6, tr 526]

Bên cạnh ca dao về tình yêu đôi lứa – tình cảm gia đình, ca dao lao động cũng xuất hiện biện pháp so sánh, với sự xuất hiện của liên từ “nhƣ”. Chúng tôi khảo sát đƣợc liên từ này xuất hiện 16 lần trong 276 bài ca – tuy không nhiều, nhƣng cũng làm nên ấn tƣợng về cách nghĩ mộc mạc chân thành của ngƣời Khmer. Ví nhƣ câu ca:

Chàng trai Khmer sức khỏe nhƣ voi Nhổ cả mây rừng, nhổ cả tre làng Gặt cả cánh đồng lúa không biết mệt [52]

105 Nó nhƣ muốn nứt

Buồng giấu với bụi Chắc nó sẽ ngon Ngọt nhƣ mật ong Chặt rồi lại dú Để cúng tổ tiên

[23, tr 78]

Từ sức mạnh của con ngƣời đến thành quả lao động, ngƣời Khmer đều có cách nói so sánh rất bình dị, mộc mạc, không ví von xa xôi. Có lẽ nhờ hình ảnh so sánh gần gũi này, mà những bài ca đƣợc cất lên thành câu hát, điệu múa hết sức tự nhiên trong đời sống sinh hoạt ngƣời Khmer.

Nhƣ vậy, ngoài cách nói trực tiếp quen thuộc, biện pháp so sánh cũng góp phần làm sinh động hơn nội dung của ca dao Khmer Nam Bộ. So với ca dao ngƣời Việt, tuy số lƣợng không nhiều bằng, nhƣng ca dao Khmer Nam Bộ cũng làm nên dấu ấn riêng, đậm đà bản sắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ca dao Khmer Nam Bộ (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)