7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Ca dao về tình cảm gia đình
63
Có lẽ trong bất cứ kho tàng ca dao dân ca của dân tộc nào trên đất nƣớc Việt Nam, thì mảng về tình cảm gia đình luôn là phần lắng đọng, dồi dào xúc cảm nhất. Bởi gia đình luôn là cái nôi nuôi dƣỡng tâm hồn mỗi con ngƣời. Sự trở về và gửi gắm của những tâm sự về các thành viên trong gia đình cũng mang nhiều màu sắc, đa cung bậc trong từng câu ca. Ở khía cạnh này, ngƣời Khmer đã khéo léo gửi gắm trong khúc hát ru của mẹ dành cho con, và những lời răn dạy của ngƣời lớn với trẻ con, của bà của mẹ dành cho con cháu, hay vợ chồng bảo ban lẫn nhau. Nói đến gia đình ngƣời Khmer trƣớc hết cần kể đến tục đi tu của mỗi nhà, điều này cũng sẽ quyết định về nội dung của một số bài ca dao thuộc mảng này. Theo truyền thống, ngƣời con trai Khmer nào cũng phải vào chùa tu một thời gian từ một tháng đến suốt đời, lúc nào muốn trở về nhà thì xin ra, gọi là “Sất” hoặc muốn ở luôn cũng đƣợc. Con trai Khmer không tu thì rất khó cƣới vợ, và ai không đi tu sẽ bị coi là kẻ không có Phật tính, không thông hiểu đạo lý ở đời. Ngƣợc lại, con gái Khmer lại không đƣợc phép xuất gia vào chùa làm bà Vải, Ni cô nhƣ ngƣời Việt tu theo Phật giáo Đại thừa. Nhà chùa không nhận Ni và cũng không có chùa riêng cho phụ nữ đi tu. Bởi vậy mà các công việc trong gia đình là do ngƣời phụ nữ đảm nhiệm. Tuy nhiên, họ sống một cuộc sống tự do thoải mái, bởi ngƣời chồng cũng tạo mọi điều kiện cho họ. Ví dụ nhƣ khi ngƣời phụ nữ Khmer mang thai, ngƣời Khmer rất ƣu ái, không phải làm việc nặng nhọc hoặc leo trèo. Cả hai vợ chồng cũng đồng thời không đƣợc đánh, giết thịt súc vật, thậm chí thấy ai giết mổ thịt súc vật cũng phải tránh xa, nếu không sẽ ảnh hƣởng đến con. Nhƣ vậy, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, đứa bé đã đƣợc nâng niu gìn giữ, và tu theo đạo Phật.
2.3.1.1. Khúc hát ru
Từ những đặc điểm về gia đình mà chúng tôi nêu trên, khúc hát ru trong ca dao rất phổ biến ở lời ca của ngƣời mẹ, ngƣời bà.
Thằng hoa ngủ đi Cháu ơi đừng khóc Đợi khi cơm chín Ăn xong đi chơi
64 Bà cùng với cháu
Thƣờng ngày ở nhà Má con mệt lắm Nhổ xong lại cấy Từ tay sang chân Miệng la miệng hét Giọng la giọng rú Đuổi chim phá đồng [6, tr 543]
Đây là lời của bà ru cháu. Ngƣời bà ở nhà trông cháu, khi cháu khóc, bà cất lời ru tha thiết, trong khúc ru có điều răn dạy nhẹ nhàng. Bà nhắc đến mẹ của đứa trẻ đang lam lũ ngoài đồng ruộng, để gieo trồng cấy lúa. Đức tính siêng năng cần cù của ngƣời Khmer luôn luôn đƣợc ngợi ca, đứa trẻ đƣợc thấm nhuần từ bé về công lao sinh thành, nuôi dƣỡng của cha mẹ. Qua lời ru của bà, đứa trẻ dần mƣờng tƣợng đƣợc công việc đồng áng của mẹ mình. Hình ảnh « đuổi chim phá đồng » rất quen thuộc trên những cánh đồng lúa Nam Bộ. Ở đó, đất lành chim đậu, những đàn chim hàng trăm con xuống phá lúa, và ngƣời nông dân liên tục phải đuổi đi để giữ cây lúc mình trồng. Ngƣời mẹ đang làm những công việc đó, nhƣng họ không nề hà, mà luôn cần mẫn.
Bên cạnh lời ru của bà thì còn lời ru của mẹ dành cho con. Mẹ ru con ngủ - lời ru muôn đời vẫn luôn nhẹ nhàng tha thiết. Những bài ca mẹ ru con ngủ chiếm nhiều hơn cả. Ở đây, chúng tôi đƣa ra một số hoạt cảnh trong các bài ca nhƣ : khi mẹ bế con trên tay, khi đang cho con bú, khi đứa con khóc, và khi ngƣời mẹ đi chợ về.
Trƣớc tiên, tình cảm của ngƣời mẹ dỗ dành con khi cho con bú đƣợc đƣa vào trong câu ca :
Con ơi bú đi Con cƣng của mẹ
65 Nằm trên đùi mẹ
Cho lòng con yên Chắc con mệt nhọc Hãy ngủ cho ngoan Đêm trở về khuya Sƣơng xuống rất lạnh Gió thổi trên đồi Ve sầu nó kêu Ở xung quanh chòi Cho con ngủ ngon [7, tr 563]
Ngƣời mẹ gọi đứa bé là « con cƣng », điều đó thể hiện tình yêu con dạt dào, và hiền hậu của ngƣời Khmer. Đêm đã về khuya rồi, làm lụng vất vả cả ngày, nhƣng ngƣời mẹ vẫn thức để miệt mài chăm sóc giấc ngủ cho con. Hình ảnh « sƣơng xuống lạnh, gió thổi trên đồi » nhƣ mở ra một không gian đêm khuya tĩnh mịch, đến nỗi nghe thấy cả tiếng vê sầu kêu rền rĩ quanh chòi. Bài ca không chỉ là tình cảm của mẹ, mà còn là những cảm nhận tinh tế từ sâu trong tâm hồn ngƣời mẹ về sự mệt nhọc của ngƣời con. Theo tài liệu của Văn học dân gian Bạc Liêu, thì đây là lời ru của mẹ dành cho đứa con bị ốm, đứa con đã quấy nhiễu cả ngày. Và khi đứa con lại tiếp tục quấy nhiễu đòi mẹ, thì mẹ lại tiếp tục lời ru bằng những câu ca quen thuộc:
Con ơi ngủ đi Mẹ còn ở đây Cho con yên giấc Mai con lớn lên Giúp cha giúp mẹ
66 Tay mẹ làm gối
Gió thổi hiu hiu Cho con vùi ngủ [11, tr 234]
« Mẹ còn ở đây » - nhƣ một câu nói đầy an ủi với trẻ thơ, để cho trẻ yên tâm nghe thấy tiếng mẹ mà không quấy khóc nữa. Câu dỗ dành này cũng giống nhƣ các bà mẹ ngƣời Kinh vậy. Ngƣời mẹ qua đó cũng gửi gắm ƣớc nguyện của mình cho ngƣời con ngủ ngoan trong vòng tay mẹ. Lấy tay mẹ làm gối, bên ngoài gió đã thổi hiu hiu, qua lời ru của mẹ, đứa bé đã ngủ vùi ngon giấc. Bởi thế mà từ xƣa đến nay, sức mạnh của lời ru không bao giờ phai nhạt.
Đôi khi, ngƣời mẹ sợ con mình ngủ không ngon giấc, nên mẹ thức cả đêm khuya để bồng bế con trên tay:
Ru con mẹ bế trên tay
Ru con trứng nƣớc thƣơng ai biết gì Rồi ta biết nói biết đi
Lần lần khôn lớn đến khi trƣởng thành Bấy giờ con lập thành danh
Bấy giờ lòng mẹ mới đành mới yên Con hay mẹ đƣợc tiên hiền
Mong sao rạng rỡ tổ tiên sau này. [6, tr 559]
Cả bài ca là những dự đoán của mẹ về sự trƣởng thành và tƣơng lai của con mình. Mẹ thƣơng con từ thời trứng nƣớc, cho đến khi con ra đời, mẹ ru con ngủ, bồng bế con trên tay, và mai này con khôn lớn, biết nói biết đi, con trƣởng thành sẽ lập lên sự nghiệp. Đến lúc bấy giờ « lòng mẹ mới yên ». Ngƣời mẹ cứ thế âm thầm đi theo
67
con suốt cuộc đời, theo từng bƣớc chân khôn lớn của con, cho đến khi con làm rạng rỡ tổ tiên thì lúc ấy lòng mẹ mới nguôi ngoai những lo lắng. Tình mẫu tử cao đẹp, thiêng liêng, bao la không trời bể của ngƣời mẹ Khmer cũng nói lên trái tim của bao nhiêu ngƣời làm mẹ.
Khi con đau ốm, ngƣời mẹ Khmer đứt từng khúc ruột: Lắng nghe mẹ ngồi đƣa con
Đêm khuya mẹ hát véo von
Mắt mẹ mỏi mòn, gạo sáng không còn Con đau hoài mà tìm đâu thang thuốc Con ngủ đi cho mẹ thƣơng.
[39, tr 1009 – 1010] Và rồi khi con khóc, mẹ vội vàng dỗ dành:
À ơi! Con ngủ đi đừng khóc Cơm nguội nƣớc mật ong Ăn rồi đi chơi
Thằn lằn, tắc kè Mày đừng tặc lƣỡi Cho con tôi ngủ ngon [39, tr 1010]
Ngƣời mẹ lại ru con trong suốt canh thâu, tiếng thằn lằn, tắc kè tặc lƣỡi ngoài xa, mẹ chỉ mong cho chúng dừng lại để không gian trở nên tĩnh mịch, yên bình, cho giấc ngủ của con đƣợc trọn vẹn. Để mai sau con khôn lớn, con sẽ là ngƣời tuyệt vời nhất nhƣ mẹ vẫn thầm mơ ƣớc :
68 Giúp đỡ mẹ cha
Ra đồng mót lúa Kiếm tiền mua sách Mua vở đến trƣờng Mai sau thành danh Con có ngành nghề Phụ dƣỡng cha mẹ. [7, tr 553]
Nhƣ vậy, cái phẩm giá siêng năng chăm chỉ của con là điều ngƣời mẹ luôn hƣớng tới. Con lớn biết chăm làm, giúp đỡ cha mẹ công việc đồng áng, biết tự mình kiếm tiền mua sách đi học lấy trí thức. Điều này cũng nằm ở lời ca dao dân ca răn dạy mà các ông bố bà mẹ hát lên khi nhắn nhủ con về kho tàng tri thức của con ngƣời gìn giữ. Cuối cùng thì cái đích đến của lời ru mẹ dành cho con không chỉ là tình yêu thƣơng mà còn là sự kì vọng, nỗi mong mỏi của ngƣời mẹ về sự thành đạt, trƣởng thành của con mình, mong cho con có ngành có nghề để sau này biết phụng dƣỡng cha mẹ.
2.3.1.2.Lời răn dạy
Ca dao dân ca là cái nôi tâm tình, bởi thế mà ngƣời Khmer truyền lời răn dạy tới con cháu bằng nhiều hình thức nhƣ ngâm thơ, hát ca hay bảo ban. Ngƣời Khmer trọng giáo lý của đạo Phật, bởi vậy mà nội dung của phần này, dạy mọi ngƣời cách làm ngƣời, dạy bảo con cái cách khôn lớn trƣởng thành thì vô vàn cung bậc thú vị. Chúng tôi sƣu tầm đƣợc lời ca răn dạy tất thảy mọi ngƣời :
Đời ai lƣời học lƣời làm
Sống không có ích cho ngƣời hôm nay Ngày mai có thác ai hay
69 [15, tr 198]
Ngƣời Khmer đã mƣợn lời ca để đƣa ra lời khuyên về phẩm hạnh của của con ngƣời, đức tính siêng năng cần cù của ngƣời nông dân ăn mòn trong suy nghĩ. Họ làm việc trong sự vô tƣ, phóng khoáng, không kể mệt nhọc, mà chỉ hƣớng tới những điều tốt đẹp của tƣơng lai nhƣ : lúa đầy bồ, gạo đủ ăn, con cái ngoan ngoãn trƣởng thành, ăn no mặc ấm….Hoặc nhƣ khi kén chọn cô dâu chú rể để se duyên vợ chồng, ngƣời Khmer cũng đƣa cái nếp « chăm chỉ » lên đầu tiên để dạm hỏi, sau đó mới là các yếu tố khác. Bởi vậy ở bài ca này, tinh thần của dân gian là phê phán những kẻ lƣời học lƣời làm – sẽ trở thành những con ngƣời sống vô ích, sống không đƣợc xã hội trọng dụng, không đƣợc mọi ngƣời mến yêu. Đến nỗi, kẻ lƣời biếng sau này có chết đi, thì ngƣời đời cũng nhanh chóng quên lãng mà không nhớ gì đến. Nhƣ vậy, cái giá phải trả của những kẻ lƣời, sông ỉ lại, đó là sự mờ nhạt trong đời sống hàng ngày, sống cũng nhƣ không vậy.
Thế rồi ngƣời Khmer lại đƣa ra thêm nhiều lời khuyên quý giá cho cuộc sống tƣơng trợ, đoàn kết với nhau trong một cộng đồng, một triết lý mang đầy tính nhân văn qua bài ca :
Ngƣời giàu cần giúp ngƣời nghèo Tựa nhƣ tấm vải che ngoài thân ta Ngƣời khôn giúp kẻ dốt ngu
Nhƣ cánh buồm đẩy chiếc thuyền con đi [39, tr 1014]
Bài ca nhƣ nói lên một triết lý sống động của nhà Phật. Con ngƣời trong xã hội có nhiều tầng lớp giàu, nghèo, kẻ may mắn hay xui xẻo, ngƣời thông minh khôn khéo hay dốt nát vụng về. Vậy thì làm sao mà lại có sự phân hóa đó? Ngƣời Khmer sống niệm tâm tính theo đức Phật, sống biết san sẻ yêu thƣơng, biết sân si cho nhau để tạo nên một cộng đồng bền vững. Có lẽ lời khuyên ấy xuất phát từ đức phóng khoáng sẵn có của những ngƣời nông dân Khmer vùng Nam Bộ. Hình ảnh so sánh cuối cùng của bài ca “nhƣ cánh buồm đẩy chiếc thuyền con đi” rất tinh tế, lấy từ kinh sách của nhà Phật mà ra. Trong một số bài ca dao khác về lời khuyên, ngƣời Khmer cũng khuyên răn trực tiếp về đi tu:
70 Còn tu – rất hay
Thời kỳ đang học Đến khi hoàn tục
Phải biết hòa đồng với bà con Khi đã giống nhƣ mọi ngƣời Mới tiếc sao ta không tu nữa Sao không tu tiếp
Đừng làm hại thuyết Phật [52]
Đây là lời khuyên dành cho các nam giới Khmer – sinh ra đã bắt đầu cuộc sống tu hành trong nhà chùa tại các phum sóc. Việc đi tu là cần thiết và thực sự quý giá, con ngƣời sẽ tu tâm dƣỡng tính, sẽ sống lƣơng thiện ở đời, không bao giờ phải phiền muộn lo âu về cuộc sống. Đi tu – giúp con ngƣời ta có cái nhìn nhân văn hơn với cuộc sống xung quanh. Bởi vậy có câu « đến khi hoàn tục – phải biết hòa đồng với bà con ». Cuộc sống đoàn kết yêu thƣơng nhau luôn đƣợc ngƣời Khmer tôn sùng, và đƣa lên hàng đầu trong mục tiêu sống. Khi khóa tu hoàn thành, ngƣời tu mới thực sự nghiệm ra một điều « tiếc sao ta không tu nữa ». Câu ca cuối cùng « đừng làm hại thuyết Phật » chứng tỏ, ngƣời Khmer coi trọng Phật giáo, và sống theo thuyết của nhà Phật một cách chân thành, tuyệt đối.
Không chỉ khuyên con ngƣời hãy giữ phẩm chất mộc mạc, cần cù mà dân gian còn răn dạy con ngƣời hãy biết hƣớng tới tƣơng lai – bầu trời của tri thức. Ngƣời Khmer nói về gia tài tri thức một cách sâu sắc :
Hỡi tất cả mọi ngƣời Tri thức là hành trang Có tác dụng rộng rãi
Nên ta cần mang theo chớ sợ nặng Tri thức không khó giữ
71 Không sợ kẻ trộm cƣớp
Mang đi khắp mọi nơi Tri thức là lƣơng thực Không mối ăn chuột cắn Dùng nhiều không hao hụt Càng dùng càng phát sinh Có tri thức có của
Ngƣời khác không ghen ghét Có tri thức là có bạn hiền Rồi phƣớc lộc tự tìm đến. [7, tr 556 – 557]
Trƣớc hết, nói về tâm thức của cộng đồng ngƣời Khmer Nam Bộ, cũng nên xét trong bột bối cảnh chung của văn hoá Nam Bộ. Tác gả Ngô Đức Thịnh rất có lí khi nói rằng: « Ngƣời Nam Bộ xƣa là những ngƣời ít có học, và cũng không coi việc học hành là mục đích tiến thân, đổi đời nhƣ ngƣời nông dân miền Bắc. Bởi vậy, họ không phải là ngƣời sống nội tâm, chuộng suy tƣ, mà là những ngƣời ƣa hành động. Trong ứng xử họ bộc trực, thẳng thắn, ít chữ nghĩa, văn chƣơng rào đón » [32, tr. 327]. Ngƣời Khmer, nhƣ các tộc ngƣời khác, là một thành viên của cộng đồng các dân tộc ở Nam Bộ, chịu ảnh hƣởng từ không gian văn hoá Nam Bộ nên mang những nét phóng khoáng, chuộng hành động. Thêm vào đó, cả cuộc đời của mỗi ngƣời dân Khmer đều gắn liền với Phật giáo nên họ ít coi trọng trí thức mà coi trọng tâm linh, bởi tâm linh gắn liền với nét văn hoá Phật giáo.
Tuy nhiên ở bài ca này, họ liệt kê tri thức là : hành trang, là lƣơng thực, là giàu hơn vàng bạc, có tri thức là có của. Đây là một nhận thức rất mới mẻ và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của cuộc sống. Ngƣời Khmer sớm nhận ra điều đó và gửi gắm ngay vào trong ca dao dân ca để truyền đạt lại cho con cháu. Tri thức là một thứ của
72
cải quý giá nhƣng vô hình, không ai có thể ăn cắp đƣợc, nhƣng lại tích trữ đƣợc trong ngƣời. Tri thức không bị chuột hay mọt mối cắn nhƣ thóc gạo, tri thức cũng không bao giờ hao hụt đƣợc nếu ta biết dùng nó đều đặn. Và hơn thế, tri thức còn mang tới của cải và bạn hiền – những phƣớc lộc dồi dào cho cuộc sống chúng ta. Có lẽ đây là bài ca dao dân ca của bộ phận tri thức Khmer, truyền tai để khuyên răn nhau từ những điều họ rút ra trong việc học tập của mình. Đây là một bài ca dao dân ca dài hơi, triết lý rất hay về tri thức, mà ta khó có thể bắt gặp trong dòng văn học dân gian Việt Nam.
Hơn thế, ca dao dân ca của ngƣời Khmer còn thể hiện tinh thần yêu nƣớc quật cƣờng, kêu gọi, khuyên răn mọi ngƣời, nhất là các chàng trai hãy đứng lên bảo vệ Tổ Quốc :
Bạn ơi ! Bạn đừng nghĩ lâu
Đất nƣớc chúng ta đang chờ bạn đó Tình nguyện chớ đừng nghĩ ngợi lâu Bạn xem những chị em gái
Chƣa đầy tuổi thanh xuân mà lòng đầy dũng cảm Tình nguyện bảo vệ Tổ Quốc
Dừng để các cô gái cho anh là hèn nhát