7. Bố cục của luận văn
2.1. Ca dao nghi lễ
Ca dao dân ca nghi lễ là tiểu loại bài ca có nội dung quan trọng phản ánh nét văn hóa tâm linh riêng của mỗi dân tộc. Nó thể hiện trên mọi phƣơng diện, mọi khía cạnh của đời sống nhƣ nông nghiệp, hôn nhân, tang gia, cƣới hỏi….Ở bộ phận này, nó làm sống dậy những nhân vật lịch sử, những sự kiện lịch sử lớn, hoặc là tƣởng niệm và ngợi ca anh hùng thần thoại của thời kỳ truyền thuyết, của thời lịch sử…Cũng cùng một loại hình sinh hoạt, tuy nhiên ở mỗi dân tộc, hình thức thể hiện lại khác nhau xét về mặt nguồn gốc, chức năng, nội dung cũng nhƣ phƣơng thức diễn xƣớng.
Ca dao dân ca nghi lễ của ngƣời Khmer cũng không nằm ngoài những nội dung kể trên. Tuy nhiên, trƣớc khi đi vào phân tích một số nội dung bài ca dao, chúng tôi xin giới thiệu cụ thể về các nghi lễ của ngƣời Khmer trong một năm. Tổ chức xã hội của ngƣời Khmer Nam Bộ là tổ chức xã hội của Phật giáo Tiểu thừa, mỗi ấp đều có một ngôi chùa có sƣ trụ trì và tất cả ngƣời dân trong ấp đều chịu sự chi phối của nhà chùa, từ việc đạo đến việc đời. Cho nên, nói tới lễ tục là nói đám lễ (pithi) và đám phƣớc (banh) mà những pithi và banh này đều chịu sự chi phối bởi giới luật của Phật giáo Tiêu thừa, hay nói cách khác, trong lễ tục không thể không có sự hiện diện của sƣ sãi. Vì vậy mà trong sinh hoạt đời sống thƣờng ngày, ngƣời Khmer vẫn dùng dƣơng lịch để tính ngày tháng, những khi cử hành các đám lễ, đám phƣớc thì ngƣời ta dùng Phật lịch, theo đó mỗi tháng đƣợc chia làm 2 tuần theo trăng tròn và 2 tuần theo trăng khuyết, đúng nhƣ sự vận chuyển của mặt trăng.
Song về cơ bản thì đồng bào Khmer vẫn là cƣ dân nông nghiệp, đời sống lao động sản xuất gắn liền với những khó khăn nhọc nhằn của công việc đồng áng, chăn nuôi, bởi thế trong quá trình chinh phục thiên nhiên, cũng nhƣ trong đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến và sau cùng là thực dân đế quốc thống trị, ngƣời Khmer, ngƣời Kinh, ngƣời Chăm đã đoàn kết với nhau. Đây cũng chính là cơ sở thực tế để mỗi tộc ngƣời tồn tại và phát triển, là tình cảm của giai cấp lao động cùng
38
chịu chung một số phận. Quá trình giao lƣu văn hóa cũng nảy sinh một cách tự nguyện từ hoàn cảnh đó. Ví nhƣ ngƣời Khmer cũng tổ chức lễ ăn đầy tháng cho con giống nhƣ ngƣời Việt.
Tác giả Lê Hƣơng đã đƣa ra những đóng góp sƣu tầm của mình về phong tục tập quán và tín ngƣỡng của ngƣời Khmer Nam Bộ rất chi tiết trong Người Việt Gốc Miên. Ngƣời Khmer có các ngày lễ trong năm nhƣ: lễ vào năm mới, lễ đôn ta (xá tội vong nhân), lễ Ok Ang Bok (chào mặt trăng). Ngoài ra, họ còn có tục thờ cúng Ông Tà, tục lệ khi cất nhà mới, tục lệ cƣới hỏi, tang lễ, lễ an vị tƣợng Phật, lễ khành thành ngôi chùa….Chúng tôi tìm hiểu đƣợc rất nhiều điều từ những tìm tòi này, bởi lẽ cả một năm sôi động của ngƣời Khmer gắn liền với những ngày lễ. Và cũng từ đó, ngƣời dân Khmer tạo nên những nét riêng nổi bật trong văn hóa của mình, và gửi gắm tất cả tâm sƣ, suy nghĩ vào trong dòng văn học dân gian nói chung, ca dao dân ca nói riêng.
Tác giả Trần Văn Bổn có ghi chép lại rất nhiều nghi lễ của ngƣời Khmer xƣa còn lƣu truyền cho đến ngày nay trong cuốn Phong tục và nghi lễ trong vòng đời người Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên, ở cuốn sách này, tác giả đi vào ba dịp lễ chính trong năm của ngƣời Khmer, có thể kể đến nhƣ: lễ tục trong sinh đẻ và nuôi dạy con; lễ cƣới hỏi; lễ tang và tục thờ cúng tổ tiên.
Tổng hợp từ hai cuốn sách của Lê Hƣơng và Trần Văn Bổn, chúng tôi có đƣợc cách hiểu cụ thể và sinh động hơn về ngƣời Khmer, từ đó nắm bắt đƣợc những tâm sự của họ thể hiện trong các bài ca dao nghi lễ. Trong toàn bộ các tài liệu tập hợp đƣợc, ca dao nghi lễ chiếm khoảng 30 bài, với đầy đủ thủ tục của các ngày lễ. Sau đây, chúng tôi xin đƣợc đi cụ thể vào từng lễ nghi của ngƣời Khmer thể hiện qua nội dung các bài ca dao dân ca.
2.1.1. Bài ca nông lễ
Ngƣời Khmer là những cƣ dân nông nghiệp, bởi thể mà trong họ cũng mang ít nhiều những màu sắc của cƣ dân nền văn minh lúa nƣớc. Các bài ca nông lễ xuất hiện trong các lễ gọi trăng (cầu mƣa) cho nông nghiệp, lễ cầu an cho ngƣ dân…
39 Hãy chú ý nghe tôi tạ ơn thần Hồn Lúa. Khi đã chuẩn bị dây cột cày, dây cột bừa,
Tôi đã đi cày, đi bừa, đi gieo hạt giống và đi nhổ mạ. Lƣng tôi rám khô dƣới nắng,
Tay tôi dựa trên “thorơrây”
Tôi gặt một bó lúa: đƣợc một Kờta Tôi gặt một gánh: đƣợc một cộ đầy.”
(Bài ca tạ ơn thần Brôlƣng Srâu) [7, tr 756]
Đây là bài ca mà ngƣời Khmer sử dụng trong các lễ cầu mƣa đầu mùa cấy hái. Một ngƣời đƣợc cử đại diện của một phum, sóc đứng lên trƣớc toàn thể mọi ngƣời từ già trẻ, lớn bé, gái trai chăm chú lắng nghe. Ngƣời đại diện đứng lên nói về cuộc sống lao động vất vả, dãi nắng dầm mƣa mới làm ra bông lúa. Tuy vậy, họ tin thành quả họ có đƣợc không hẳn nhờ công lao họ bỏ ra, mà là nhờ thần Brôlƣng Srâu. Theo nhƣ các câu truyện cổ tích ghi lại thì thần Brôlƣng Srâu là vị thần Lúa đại diện cho sức sống bất diệt của cái ăn, cái mặc, vị thần này có thể đƣa tới mƣa thuận gió hòa, giúp ngƣời nông dân có đƣợc mùa màng nhƣ ý. Bởi thế mà ở bài ca này, ngƣời ca bài tạ ơn không nề hà những công việc chuẩn bị dây cột cày, dây cột bừa, rồi đi cày, đi bừa, đi gieo hạt giống và đi nhổ mạ…Cả quá trình lao động trong một mùa đã đƣợc góp gọn trong hai câu ca, họ cho rằng lao động là niềm vui, là điều mà con cháu cần phải làm để phát triển cuộc sống, và tất cả là để “tạ ơn thần Hồn lúa”. Bài ca tạ ơn thần lúa, cũng thể hiện phần nào tích cách lạc quan, phóng khoáng và giàu sức sống của ngƣời Khmer Nam Bộ..
2.1.2. Bài ca hôn lễ
Về tục cƣới hỏi của ngƣời Khmer, có khá nhiều tài liệu nghiên cứu mảng đề tài sinh động này. Những nét đáng chú ý trong tục cƣới hỏi nhƣ tục ông mai bà mai, lễ cột tay trong đám cƣới, tất cả đƣợc phản ảnh trong những bài ca hôn lễ. Ở Nam Bộ, cứ hết mùa mƣa là tới mùa nắng. Đối với ngƣời Khmer hầu hết làm nông nghiệp, mùa
40
nắng cũng là mùa thu hoạch nông sản và cũng là mùa cƣới. Bởi họ quan niệm khi lúa đã đổ vào bồ, ngƣời Khmer mới có nhiều thời gian thƣ thái để tính chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái. Mùa cƣới của thanh niên nam nữ Khmer Nam Bộ thƣờng nở rộ trƣớc Tết Chôn Chăm Tha Mây và dừng lại trƣớc tháng mùa mƣa. Theo nghiên cứu của Trần Văn Bổn thì: “Đối với ngƣời Khmer hầu hết theo đạo Phật, tính dân chủ của Phật giáo rất cởi mở, tạo điều kiện cho đôi nam nữ đến tuổi trƣởng thành đƣợc tự do yêu nhau, không bị cha mẹ quy định gì về lễ tộc ràng buộc. Trừ anh chị em ruột không đƣợc lấy nhau, còn ngoài ra có thể kết hôn rộng rãi….Thông thƣờng trƣớc khi cƣới vợ cho con, nhà trai thƣờng xem ngƣời con gái có phẩm hạnh hay không, rồi mới xem dòng họ và ngày tháng năm sinh của đôi bạn trẻ, sau đó là tổ chức lễ cƣới hỏi nhằm chuẩn bị cho các thành viên trẻ bƣớc vào giai đoạn của cuộc đời mới với đầy đủ tinh thần trách nhiệm” [51, tr 59]. Công việc đầu tiên trong phong tục cƣới hỏi của ngƣời Khmer là “dạm hỏi”, bởi thế mà có bài ca của ông mai bà mối:
Tôi kính cẩn nghiêng mình, xin chào bà con cô bác Bà con cô bác nào có con gái lớn
Tôi muốn hỏi làm dâu Tôi đứng trƣớc cửa nhà Muốn gặp gỡ chủ Bàn chuyện cƣới xin Đàn gái lên tiếng Nếu muốn cƣới dâu Chú rể phải chăm làm Trồng dừa trồng cau Cho ông bà ăn
Tôi thấy bên gái giàu có Vƣờn cây râm mát
41 Sân bãi sạch sẽ
Cho nên tôi muốn hỏi cƣới dâu Nhà cô dâu có nhiều đất đai Tôi muốn chọn dòng tốt cho con.
(Bài ca dạm hỏi) [7; tr 547]
Nhƣ vậy, ở bài dạm hỏi này cũng nói lên hết đƣợc phần nào tƣ tƣởng trong việc cƣới xin của ngƣời Khmer. Không chỉ ở nhà gái mà cả ở nhà trai, điều họ quan tâm đầu tiên là ngƣời đó có phẩm hạnh tốt, biết hăng say lao động, chăm chỉ làm lụng, biết trồng cây dừa cây cau (những loài cây phổ biến của vùng Nam Bộ)…Và bà mai ông mai đi dạm hỏi cũng trên tinh thần ấy. Phép lịch sự đến dễ chịu của những ông mai bà mai này trƣớc hết đã thể hiện phần nào sự phóng khoáng nhã nhặn của ngƣời Khmer – sự hiền hậu, từ tốn mang đậm tính Phật giáo đã ăn sâu vào trong từng tính cách, từng nếp sống. Ông mai bà mai chỉ « đứng trƣớc nhà » để hỏi ý kiến của gia chủ về con gái họ. Sau đó, ông mai bà mối dãi bày những phẩm hạnh về cô con gái mà họ đã tìm hiểu đƣợc từ trƣớc. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý hơn ở hai câu cuối :
Nhà cô dâu có nhiều đất đai Tôi muộn chọn dòng tốt cho con
Hai câu này có ý nghĩa gắn kết chặt chẽ với quan niệm của những ngƣời Khmer giàu có, họ thƣờng khuyến khích họ hàng lấy nhau, sống quây quần quanh nhau, để bảo vệ dòng họ, và cái chính là giữ của cải không bị san sẻ ra ngoài. « Dòng tốt » ở đây có thể sắp xếp theo thứ tự quan trọng nhất là phẩm hạnh, rồi đến đức tính, và cuối cùng mới là yếu tố của cải. Vì vậy, không phải với quan niệm trên mà chúng ta đƣa ra bình luận ngƣời Khmer không hào phóng, ngƣợc lại, họ còn rất phóng khoáng và điềm đạm, đúng theo triết lý của nhà Phật mà họ tu hành từ nhỏ.
Lễ hỏi cũng chính là một yêu cầu bắt buộc, một phép lịch sự tối thiểu để đôi trai gái Khmer đến với nhau, trƣớc hết phải qua ông mai bà mối. Bởi thế mà toàn bộ việc cƣới xin, ngƣời lớn định đoạt từ trƣớc và qua trung gian là ngƣời mai mối. Ví nhƣ
42
bài ca trên, cha mẹ nhà trai thấy ngƣời con gái thùy mị nết na, dễ thƣơng, muốn hỏi cƣới làm dâu, phải nhờ cậy mai mối.
Sau khi đã dạm hỏi thành công, thì phần việc thứ hai là ngày nhập gia và ngày cƣới, điều này cũng do các ông mai bà mối điều phối chƣơng trình. Họ thƣờng ca những bài ca chúc mừng đôi trai gái nhƣ :
Tôi là ông mai
Đƣợc sự đồng tình của hai họ Cho chúng tôi tiến hành Chúc mừng đôi trẻ Trăm năm đầu bạc Trƣớc khi chúc mừng Xin thỉnh báo Ngọc Hoàng Xin thỉnh bảo Bồ Tát Xin thỉnh báo Thổ Địa Xin thỉnh bảo Tê Va Đa Xin thỉnh báo ông Thiện
Hôm nay cùng nghe, cùng biết, cùng chúc mừng Thỉnh mời các vị cùng đến chia vui
Hôm nay là ngày tốt
Hai họ đồng ý cƣới gả cho đôi trẻ Tôi – ông mai cùng các vị thần có mặt Xin chúc mừng đôi lứa
Đƣợc hạnh phúc Đƣợc giàu có
43 Sanh nhiều con.
(Bài ca Ông mai chúc mừng) [7, tr 547 – 548]
Đây quả thực là một bài ca vui nhộn, rộn ràng và tràn đầy hạnh phúc khi cuộc mai mối đã xây lên thành quả : ngày cƣới. Trƣớc tiên, ông mai trình bày việc mình sắp tổ chức đây có sự chứng kiến và đồng tình của hai bên họ hàng trai – gái. Nhƣng khi gửi tới lời chúc mừng cho đôi bạn trẻ, ông mai không quên thỉnh báo các vị thần mà ngƣời Khmer thờ phụng. Những vị thần nhƣ Ngọc Hoàng, Bồ Tát, Thổ Địa – chính là theo quan niệm thờ cúng của Phật giáo, tiếp theo là thân Tê Va Đa – vị thần coi sóc việc thế gian theo tín ngƣỡng của ngƣời Khmer. Nhƣ vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngƣời Khmer vẫn luôn giữ gìn phong tục và tín ngƣỡng của mình. Nhất là trong những ngày vui trọng đại nhƣ vậy, họ không quên tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho họ có đƣợc cuộc sống ngày hôm nay, đã se duyên cho con cái họ nên vợ nên chồng. Sau khi mời các vị thần có mặt, ông mai đại diện nơi trần thế để tuyên bố lời chúc phúc : đƣợc hạnh phúc, đƣợc giàu có, đanh nhiều con. Đây có lẽ là những mong muốn giản dị và thƣờng nhật nhất cho bất cứ đôi vợ chồng son nào, cũng giống nhƣ những lời chúc tụng trong các dịp lễ cƣới của ngƣời Kinh vậy.
Tuy nhiên, ở bài ca chúc mừng này chƣa hoàn toàn thể hiện đƣợc toàn bộ tục cƣới xin của ngƣời Khmer nhƣ : ngày nhập gia, ngày cƣới thì có đƣa chú rể sang nhà gái, nhà gái múa mở cổng vào, lễ cắt tóc cho cô dâu chú rể, lễ nhuộm răng, lễ trình diện thần Necta, lễ tụng kinh cầu phƣớc, lễ cắt buồng hoa cau, lễ lạy, lễ cột tay….Thủ tục đám cƣới truyền thống của ngƣời Khmer khá cầu kì và có tuần tự, tuy nhiên cho tới ngày nay, thì các thủ tục đã đƣợc đơn giản hóa đi rất nhiều, họ chỉ cần ông mai bà mối điều hành tất cả mọi công việc từ lễ thần đến chúc tụng, và quan trọng là mời sƣ sãi đến tụng kinh chúc phúc. Nhƣ vậy, dù thế nào đi nữa thì Phật giáo vẫn là kim chỉ nam cho nếp sống của ngƣời Khmer Nam Bộ.
Tiếp theo bài ca chúc mừng của ông mai bà mối, tục múa mở cổng vào của ngƣời Khmer Nam Bộ cũng đƣợc ghi lại trong bài ca :
44 Cổng rào hai họ, đàng trai đàng gái Làm rất tinh vi
Xin thƣa hai họ Xin mời rót rƣợu Chớ có xem thƣờng Xong, mở cổng vàng.
(bài ca Răm Bơt Ro bon) [6, tr 723]
Đoàn nhà trai đến trƣớc cổng nhà gái thì bị cổng rào bằng ngọn tre gai ngăn cản. Ông mối cho đoàn dừng lại và xin phép nhà gái mở rào. Nhà gái buộc nhà trai phải có mâm cơm, rƣợu, bánh trái và múa mở cổng vào. Bài ca này chính là thể hiện giai điệu ấy. Tục này còn duy trì cho đến ngày hôm nay. Việc rào tre gai chỉ là cách thể hiện ƣu thế của nhà gái trƣớc nhà trai, và cũng là để nâng cao giá trị của ngƣời con gái trƣớc khi đi lấy chồng. Không giống nhƣ cô dâu ngƣời Kinh, cô dâu ngƣời Khmer lại rất đƣợc coi trọng, và có vị trí không nhỏ trƣớc mặt hai họ. Không chỉ dừng ở đó, hàng rào tre còn thể hiện cuộc sống hết sức bình dị, thân thuộc của ngƣời Khmer khi có hàng rào tre xung quanh nhà. Khi rào tre đƣợc mở ra, cũng giống nhƣ ông mai nói « mở cổng vàng » - tựa nhƣ một lời chúc mừng đã mở đƣợc cánh cổng đúng để tìm đến hạnh phúc với cô dâu đang chờ đợi bên trong nhà. Nhƣ vậy, ở nghi thức này, bài ca đã đóng góp một phần không nhỏ làm nên nét sinh động cho buổi lễ cƣới.
Bƣớc thứ ba là lễ cắt tóc. Đây có lẽ là nghi thức đầu tiên của đám cƣới. Lễ cắt tóc chỉ là hớt tóc tƣợng trƣng để thể hiện việc làm đẹp, tạo dáng cho cô dâu chú rể trong ngày trọng đại của họ, để họ có thêm tự tin vững bƣớc vào cuộc đời mới [51]. Trong lễ thức này, bài ca Căt soc làm tăng thêm phần sôi động và vui vẻ :
Tro păng peay ơi, xin nàng đến đây Anh sẽ trang điểm, cắt tóc cho nàng Anh cắt tóc rồi, xin nàng cƣời tƣơi
45 Đƣợc vui hạnh phúc, kể từ hôm nay [14 ; tr 36]
Ngƣời con trai nói bằng giọng rất đỗi nhẹ nhàng và bình dị, tựa nhƣ lời thủ thỉ