Đảm bảo sự bình đẳng giữa trường công lập và dân lập

Một phần của tài liệu Xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay (Trang 111)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.6.Đảm bảo sự bình đẳng giữa trường công lập và dân lập

Hiện nay, số lượng trường đại học dân lập chiếm khoảng 20% số trường đại học trên cả nước, mỗi năm đào tạo ra khoảng 21% số lượng sinh viên, tuy nhiên, trên thực tế vẫn đang tồn tại sự phân biệt giữa trường công lập và dân lập. Sự phân biệt này đã xuất hiện từ lâu, mặc dù khối dân lập đã có nhiều cố gắng nhưng có vẻ như khoảng cách này vẫn chưa được rút gọn.

Sự phân biệt này trước hết được thể hiện ở cơ chế tài chính chưa hợp lý: đối với sinh viên trường công lập, nhà nước bao cấp chi phí đào tạo và các ưu đãi khác (sinh viên trường công lập được hưởng 70% chi phí) trong khi sinh viên dân lập phải tự chi trả 100%, thậm chí chịu cả thuế doanh thu của trường được bổ đồng vào học phí.. Như vậy câu hỏi đặt ra tại sao sinh viên dân lập, cũng là công dân, gia đình họ cũng phải đóng thuế, khi ra trường trách nhiệm và nghĩa vụ cũng giống như sinh viên công lập, vì sao không được phần bao cấp đó?

Ngoài ra, các trường dân lập càng ngày càng gặp khó bởi thiếu đất xây trường, bị đánh thuế, bị phân biệt đối xử, bị định kiến, khó tuyển sinh do cạn kiệt nguồn tuyển, thiếu văn bản pháp quy cần thiết có liên quan hoặc có mà không có chế tài thực hiện (như Nghị quyết 05, Nghị định 69 của CP).

Để đảm bảo sự bình đẳng giữa trường công lập và dân lập, nên chăng có một vài giải pháp:

106

Thay đổi quan niệm của người dân về trường công lập và dân lập. Đối với mỗi gia đình Việt Nam, việc con em vào được đại học là một điều vô cùng quan trọng, do đó họ đều muốn chọn những trường có chất lượng tốt, có truyền thống lâu đời cho con em mình theo học. Do hệ thống trường dân lập mới xuất hiện trong một hai thập kỷ gần đây nên trong tiềm thức của phần lớn dân chúng vẫn chưa có vị trí bằng hệ thống trường công lập. Họ cho rằng bằng của trường dân lập không bằng trường dân lập. Hơn nữa, học phí của trường dân lập thường cao hơn trường công lập khá nhiều. Do đó, vẫn tồn tại tâm lý coi trọng trường công lập hơn dân lập. Để đảm bảo sự bình đẳng giữa trường dân lập và công lập, vấn đề đặt ra là phải xóa bỏ quan niệm coi trọng bằng cấp bằng việc nâng cao hiểu biết của quần chúng nhân dân về hệ đại học Việt Nam nói chung. Đó là tất cả các trường công lập và trường ngoài công lập đều do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và đều do Bộ Giáo dục – Đào tạo quản lý nhà nước về mặt chuyên môn. Khi người học đã học xong 4 năm đại học và bằng tốt nghiệp do hiệu trưởng trường cấp theo quy định nhà nước thì nên được đối xử công bằng, đúng tính pháp chế của nhà nước ta. Bằng tốt nghiệp của công lập hay ngoài công lập đều do Nhà nước quyết định và người học đều tin tưởng vào quyết định đó.

Cần xây dựng một hệ thống pháp luật, pháp quy, chế tài và kế hoạch dài hạn cho trường dân lập. Trước hết là xây dựng cơ chế tài chính riêng cho các trường dân lập, bao gồm cả loại hình lợi nhuận và phi lợi nhuận, Từ trước tới nay chưa có cơ chế rõ ràng nên các trường không vì lợi nhuận có nhiều thiệt thòi. Không tiếp tục buộc trường dân lập phải thực hiện cơ chế tài chính của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phá sản nhưng trường tư thì không được phép. Các trường cũng cần được miễn thuế cho các khoản tái đầu tư trong xây dựng cơ sở vật chất. Đánh thuế vào các trường tư là đánh thuế vào người học.

Thứ hai, cần quy hoạch vùng nào nên có trường tư, vùng nào không và vào lúc nào, đồng thời xây dựng mô hình tổ chức quản lý trường đại học dân lập và trường đại học công lập cơ bản phải như nhau để bảo đảm công bằng và bình đẳng đối với những người nghèo.

107

Thứ ba, cần có các chính sách hỗ trợ về mặt tuyển sinh. Nếu tiếp tục để các trường công, trường trọng điểm có quyền lấy tới điểm sàn như hiện nay thì đồng nghĩa với việc chiếm hết thị phần trường tư. Nếu không phân tầng kèm theo khống chế chất lượng đầu vào để tránh tình trạng trường trọng điểm cũng tuyển thí sinh đến điểm sàn thì mọi cố gắng của trường tư đều vô ích, đầu tư trọng điểm của nhà nước cũng lãng phí.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục đại học dân lập. Để làm được điều này, trên cơ sở những chính sách ưu đãi cũng như sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đòi hỏi sự vận động tự thân của mỗi trường dân lập nhằm tồn tại và ngày càng lớn mạnh.

3.2.7. Mở rộng quyền tự chủ cho trường đại học

Chỉ có mở rộng quyền tự chủ cho trường đại học mới có thể khai phá được sức mạnh tiềm tàng của mỗi trường do họ sẽ chủ động quyết định các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hợp tác quốc tế v.v... , chủ động quyết định thành lập Hội đồng trường, Ban giám hiệu để điều hành có chất lượng cơ sở giáo dục đào tạo và các hoạt động khác. Nhìn vào bản thân Trung Quốc, nhờ chính sách trao quyền tự chủ cho các trường về mặt thu học phí, điều chỉnh chuyên ngành, chương trình giảng dạy... đã mang lại những thay đổi nhất định cho hệ thống giáo dục đại học nước này. Ở Việt Nam, giáo dục đại học nhìn chung còn thụ động, phụ thuộc vào chính phủ về mọi mặt, điều này đã hạn chế rất nhiều sự phát triển cũng như khả năng thích ứng của đại học đối với xã hội. Do đó, cần mở rộng quyền tự chủ cho các trường. Biểu hiện rõ ràng của điều này là quyền tự chủ của các trường đại học về chương trình, nhân sự; quyền lựa chọn giáo trình dựa trên khung chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục Đào tạo; quyền được điều tiết nội dung và cách thức giảng dạy tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của người học, vùng miền hoặc nội dung đào tạo... Bởi vì giáo dục nói chung, đặc biệt là giáo dục đại học là nền sản xuất đặc biệt, trong đó nguyên liệu đầu vào là con người xây dựng quy trình công nghệ giáo dục

108

và thao tác trong quá trình sản xuất là con người và sản phẩm đầu ra cũng chính là con người. Những con người đó mang tính xã hội, lịch sử rất cụ thể cho nên phải có quyền tự chủ mới chủ động điều hành tốt các cơ sở giáo dục đại học được.

Thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học là yêu cầu quan trọng của nền giáo dục nước nhà trong xu thế hội nhập và phát triển. Trước mắt, cần quan tâm đến các giải pháp sau:

Một là, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ, ngành liên quan, trước hết cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đại học và hệ thống các chính sách đồng bộ, tạo môi trường pháp lý phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giúp các trường đại học có thể thực thi quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội của mình một cách thuận lợi nhất, nhanh nhất và có hiệu quả nhất.

Hai là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục. Tránh làm thay hoặc gây phiền hà, cản trở vào những việc nghiệp vụ và sự vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường đại học.

Ba là, hoàn thiện và triển khai rộng mô hình các đại học quốc gia hiện nay đang được "hưởng" quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội cho tất cả các trường đại học khác trong cả nước. Tiến tới xóa bỏ các đẳng cấp trong giáo dục đại học mang nặng tính hình thức như hiện nay để trong tương lai gần, giáo dục đại học chỉ còn phân biệt các trường theo chất lượng đào tạo và chất lượng nghiên cứu khoa học.

Bốn là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và nhất là cho các trường đại học. Cần có một tiểu ban giám sát thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong Hội đồng quốc gia giáo dục. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực hiện quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội trong các trường đại học.

109

3.2.8. Đổi mới chế độ tiền lương cho giáo viên đủ để đảm bảo sự khuyến khích và yên tâm với nghề

Trong khi ở Trung Quốc cũng như nhiều nước khác trên thế giới, giảng viên đại học có thể sống thoải mái bằng lương thì một thực tế đang tồn tại ở Việt Nam là mức lương của giáo viên hiện nay quá eo hẹp. Một tiến sĩ có thâm niên dạy học trên 10 năm mà mức lương chỉ trên 2 triệu/tháng. Để đảm bảo cuộc sống, hầu hết giáo viên đều phải dạy thêm, làm thêm ngoài giờ, do vậy, ảnh hưởng tới hứng thú và chất lượng giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học, làm lãng phí nguồn nhân tài của quốc gia. Do vậy, chính phủ Việt Nam cần định ra mức lương giáo viên cho phép giáo viên không cần kiếm việc làm thêm, đồng thời đảm bảo cải cách tiền lương sẽ không ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu ngoài lương cho việc giảng dạy và đầu tư cơ bản cho giáo dục. Ngoài ra cần có biện pháp khuyến khích giáo viên có chất lượng làm việc trong những điều kiện khó khăn. Chỉ khi có đồng lương hợp lý cũng như những chính sách đãi ngộ đặc biệt, giáo viên mới yên tâm cống hiến trí tuệ và nhiệt huyết của mình cho sự nghiệp giáo dục đại học nước nhà.

Tiểu kết:

Trong chương này, người viết liên hệ so sánh giữa thực trạng giáo dục đại học Trung Quốc và giáo dục đại học Việt Nam. Việt Nam là một đất nước có truyền thống hiếu học, có nền giáo dục đại học từ lâu đời. Trải qua nhiều thăng trầm biến đổi, nền giáo dục đại học đã khẳng định được vị thế quan trọng của mình đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trước những thách thức trong thời đại mới, nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng cũng cần phải có chiến lược điều chỉnh cho phù hợp. Trong những năm gần đây, Đảng và chính phủ nói nhiều tới vấn đề đổi mới đại học, nâng cao chất lượng đại học. Nhiều biện pháp được đưa ra, trong đó có biện pháp xã hội hóa đang được thử nghiệm và triển khai tại một số địa phương Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có chế độ chính trị tương đối giống nhau, đường lối phát triển giáo dục tương đồng. Tuy

110

nhiên quy mô giáo dục đại học của ta nhỏ hơn, chất lượng thấp hơn, xã hội hóa được tiến hành muộn hơn Trung Quốc. Từ đó, người viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề hoạch định và thực thi chính sách xã hội hóa giáo dục đại học. Để thực hiện thành công, Việt Nam cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo những bài học kinh nghiệm này vào thực tế nền giáo dục nước nhà. Đây là một quá trình lâu dài với nhiều thách thức đòi hỏi sự sáng suốt trong việc hoạch định chính sách cũng như sự quản lý, giám sát chặt chẽ trong việc thực thi chính sách của chính phủ Việt Nam, đồng thời đòi hỏi sự đóng góp của toàn xã hội.

Từ việc phân tích thực trạng giáo dục đại học Việt Nam, có thể dùng phương pháp SWOT để đánh giá bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam :

Cơ hội: đất nước đã có vị thế mới trên trường quốc tế; hội nhập kinh tế quốc tế vững chắc; tăng trưởng kinh tế cao; giáo dục Việt Nam đứng trước yêu cầu và điều kiện phát triển chưa từng có về quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực;

Thách thức: Việt Nam tuy đã thoát khỏi cái bẫy của nước thu nhập thấp nhưng trình độ kinh tế vẫn lạc hậu, tăng trưởng chưa bền vững; phân tầng xã hội và chênh lệch vùng miền chưa thu hẹp; nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế kéo theo nguy cơ tụt hậu xa hơn về giáo dục;

Điểm mạnh: Hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã đem lại thế và lực mới cho giáo dục Việt Nam với hệ thống quan điểm chỉ đạo, chủ trương, chính sách phù hợp; hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh và phát triển rộng khắp trong toàn quốc; hợp tác quốc tế về giáo dục phát triển mạnh mẽ, vững chắc và có hiệu quả; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm yếu: môi trường pháp lý về giáo dục thiếu hoàn chỉnh; công tác quản lý giáo dục không theo kịp sự phát triển của thực tiễn hội nhập quốc tế về giáo dục; năng lực cạnh tranh yếu ở cả 3 cấp độ: quốc gia, nhà trường, dịch vụ giáo dục.

111

Thông qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của giáo dục đại học Việt Nam, áp dụng phương pháp kịch bản14 để đưa ra những kịch bản phát triển:

14

Phương pháp kịch bản là phương pháp được đưa ra để phục vụ cho tư duy về những tương lai của giáo dục. Kịch bản được hiểu là “câu chuyện” về những tương lai khả dĩ của giáo dục. Nó sử dụng cả lô-gic và trí tưởng tượng để cung cấp cho nhà hoạch định chính sách về những bức tranh tương lai mà cách tiếp cận lô-gic truyền thống thường dễ bỏ qua.

112

Vấn đề cơ bản của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là phải đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Để làm được điều này, giáo dục đại học Việt Nam cần thực hiện sự chuyển biến sau:

Thứ nhất, chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình xã hội học tập thực chất là một cuộc cải cách triệt để, thay thế hệ thống giáo dục mà hiện nay đã trở nên lạc hậu bằng một hệ thống giáo dục mới hướng vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo và khả năng học hỏi không ngừng trong suốt cuộc đời.

Thứ hai, hiện đại hoá hệ thống giáo trình và trang thiết bị dạy học để người học có được năng lực tư duy sáng tạo để thích ứng (adaptation) với yêu cầu của những công việc luôn luôn thay đổi và những kỹ năng cơ bản (nhất là kỹ năng sử dụng máy tính và internet).

Thứ ba, mở rộng và nâng cấp chất lượng mạng lưới dạy và học ngoại ngữ, coi đây là công cụ cần cho mỗi người trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Thứ tư, bảo đảm sự công bằng cho mọi người trong việc tiếp cận và hưởng thụ nền giáo dục cơ sở, mở rộng giáo dục cộng đồng, tạo nhiều cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học.

Như vậy, quy hoạch phát triển giáo dục đại học Việt Nam có thể đi theo kịch bản 4. Nhưng để đi theo kịch bản này, bên cạnh hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ của nhà nước còn cần sự nghiêm túc thực hiện của toàn xã hội để tránh những nguy cơ mà kịch bản này mang lại.

Vấn đề giám sát và thực thi chính sách cũng còn là một vấn đề khá phức tạp đối với giáo dục đại học Việt Nam. Chính sách đưa ra có tốt nhưng giám sát và thực hiện không nghiêm túc thì cũng khó đạt được thành công. Ở Việt Nam đang tồn tại tình trạng hiểu sai bản chất của xã hội hóa giáo dục dẫn đến chưa đồng bộ trong thực hiện chính sách này, trong khi đó, sự quản lý của các ban ngành liên quan còn lỏng lẻo, chưa thống nhất, tạo kẽ hở để lợi dụng tính chất tốt đẹp của xã hội hóa vào mục đích xấu. Chúng ta có thể nghiên cứu thêm về các bài học mà Trung Quốc để lại về vấn đề này.

113

C. PHẦN KẾT LUẬN

Xã hội hóa giáo dục đại học bao gồm 2 khía cạnh: một mặt là xã hội hóa về

Một phần của tài liệu Xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay (Trang 111)