Quản lý hành chính nhà nước trên tầm vĩ mô còn chồng chéo,

Một phần của tài liệu Xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay (Trang 89)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.5. Quản lý hành chính nhà nước trên tầm vĩ mô còn chồng chéo,

tạp, bộc lộ nhiều bất cập.

Trước năm 1987, ngành giáo dục Việt Nam có ba cơ quan quản lý cấp bộ, đó là: Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, và Tổng cục Đạy nghề, ngoài ra còn có Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em.

84

Năm 1987, theo “Nghị quyết số 782NQ/HĐNN7 ngày 16-02-1987 của Hội đồng Nhà Nước về việc kiện toàn một bước các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, cử và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Bộ Trưởng”, Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em được sáp nhập vào Bộ Giáo dục, đồng thời Tổng cục Dạy nghề được sáp nhập vào Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề.

Năm 1990, các cơ quan quản lý cấp bộ của ngành giáo dục một lần nữa lại được tái tổ chức. Lần này, Bộ Giáo dục và Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề được hợp nhất để tạo thành Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mặc dù trên lý thuyết, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý các hoạt động trong cả nước, trên thực tế việc quản lý phức tạp hơn nhiều. Rất nhiều trường đại học và cao đẳng chuyên ngành còn chịu sự quản lý của các bộ, ngành, tổng cục, địa phương. Chẳng hạn, trường Đại học Luật còn chịu sự quản lý của Bộ Tư Pháp, Đại học Văn hóa chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa…Gần đây, một số Tổng công ty, Tập đoàn cũng mở trường đại học dưới sự quản lý của họ. Chẳng hạn, Đại học FPT chịu sự quản lý của Tập đoàn FPT, Đại học Điện lực chịu sự quản lý của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Đại học Dầu khí chịu sự quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…Sự quản lý này tưởng như chặt chẽ nhưng thực tế lại lỏng lẻo, chồng chéo, không có sự phân tầng rõ rệt giữa các cấp quản lý dẫn đến hiệu quả thấp.

Từ thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam cũng như căn cứ vào những thành tựu và thách thức của Trung Quốc trong quá trình xã hội hóa giáo dục đại học, chúng tôi đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)