Sơ lƣợc về phƣơng pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay (Trang 45)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.Sơ lƣợc về phƣơng pháp phân tích SWOT

2.1.1 Khái niệm

Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp SWOT là một công cụ phân tích để có được một cái nhìn toàn thể nhanh chóng của một tình thế phức tạp. Phương pháp này được sao chép từ các xí nghiệp tư nhân đã sử dụng nó như một hướng dẫn để xác định những điểm nút kẹt chính yếu trong tiến trình sản xuất của họ và/ hoặc để xác định các cơ hội nhằm hướng đến các lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai.

2.1.2. Nguồn gốc của mô hình SWOT

Vào những năm 1960 đến năm 1970, Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California đã tiến hành một cuộc khảo sát tại hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch.

Sau hơn 9 năm thực hiện, nhóm nghiên cứu này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đã xác định ra "Chuỗi lôgíc", hạt nhân của hệ thống như sau:

Values (Giá trị); Appraise (Đánh giá);

40 Motivation (Động cơ); Search (Tìm kiếm); Select (Lựa chọn); Programme (Lập chương trình); Act (Hành động);

Monitor and repeat steps 1, 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3). Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Standford cho rằng, nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều "tốt" và "xấu" cho hiện tại và tương lai. Những điều "tốt" ở hiện tại là "Những điều hài lòng" (Satisfactory), và những điều "tốt" trong tương lai được gọi là "Cơ hội" (Opportunity); những điều "xấu" ở hiện tại là "Sai lầm" (Fault) và những điều "xấu" trong tương lai là "Nguy cơ" (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.

2.1.3. Đặc điểm

Phân tích SWOT là thực hiện một bản liệt kê tất cả các đặc trưng mạnh và yếu có thể có của một đối tượng liên quan. Xa hơn, SWOT nhắm vào một cái nhìn tổng thể tất cả các mối đe dọa và cơ hội có thể có (bên ngoài) trong tất cả các lĩnh vực thực tế xung quanh có cùng đối tượng.

Kỹ thuật phân tích SWOT được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh Ngày nay kỹ thuật này cũng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như giáo dục, phát triển cá nhân, ...

Phương pháp phân tích SWOT được thực hiện bởi 1 người, 1 hoặc một nhóm nhà quy hoạch. Họ thực hiện phương pháp này bằng cách hỏi nhiều thành viên điền vào (theo sự chỉ dẫn của họ) các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Các

41

thành viên mời tham dự buổi trao đổi có thể là các chuyên gia ở các ban ngành khác nhau, các nhóm mục tiêu, đại diện các cơ quan liên quan.

Mục tiêu của phép phân tích SWOT là có được một tổng quan nhanh chóng của một tình hình nào đó tại một thời điểm nào đó và tại một vùng nào đó trên cơ sở so sánh các ý kiến được đưa ra trong quá trình thảo luận.

Kết quả của phương pháp SWOT có thể đi xa hơn bảng liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Sau khi cắt nghĩa, gom tụ và phân tích các hạng mục, phân tích SWOT sẽ dẫn đến một danh sách các thứ tự ưu tiên. Đi xa hơn, phép phân tích SWOT sẽ định hướng các điều kiện của một tiến trình quy hoạch chiến lược.

2.1.4. Mục đích sử dụng

Khi cần một cái nhìn tổng thể nhanh.

Khi có nhiều ý kiến khác nhau từ các thành viên ở các lãnh vực khác nhau. Ý kiến không chỉ liên quan đến hiện trạng mà còn ảnh hưởng đến cơ hội tương lai, và có thể có khả năng giúp nhận thức vấn đề cùng với những hạn chế và thách thức của nó.

Khi chỉ có một số giới hạn các ý kiến chỉ đạo được chọn trong số nhiều quan điểm khác nhau.

2.2. Áp dụng phƣơng pháp SWOT để phân tích chính sách xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc

2.2.1. Điểm mạnh

2.2.1.1. Đa dạng hóa nguồn đầu tư, giải quyết triệt để vấn đề nguồn vốn cho giáo dụcđại học

Trên thế giới có rất nhiều nước thực hiện cải cách xã hội hóa giáo dục đại học, nguyên nhân phần lớn cũng là do chính phủ không thể đảm đương được vấn đề ngân sách cho giáo dục, nên bắt buộc phải thông qua các thành phần xã hội để thu hút nguồn vốn. Các kênh thu hút nguồn vốn có thể là ngân sách của chính phủ, đầu tư của các doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức xã hội, học phí của học sinh. Các

42

nước trên thế giới như Anh, Mỹ đã bắt đầu thực hiện chính sách đa dạng hóa nguồn đầu tư vào giáo dục đại học từ giữa những năm 70, 80 thế kỷ trước.

Ở Trung Quốc, phương thức đầu tư truyền thống là chính phủ là kênh đầu tư duy nhất. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục đại học nước nhà, kênh đầu tư đơn nhất này ngày càng không thể đảm đương được. Theo nghiên cứu của Giáo sư Trần Quốc Lương - Học viện Khoa học Thượng Hải, năm 2000 – 2001, nguồn vốn trong giáo dục cần thêm khoảng 150 – 210 tỉ nhân dân tệ, nhưng nguồn cung của chính phủ chỉ có thể đạt khoảng 38 tỉ nhân dân tệ, còn thiếu tới 112 – 172 tỉ nhân dân tệ.[31, tr.45]. Như vậy bắt buộc phải mở rộng các kênh đầu tư mới có thể có đủ nguồn vốn cho hoạt động giáo dục đại học. Các kênh đầu tư có thể là doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, đồng thời cũng là nguồn thu học phí từ sinh viên và gia đình.

Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, nguồn kinh phí giáo dục đại học Trung Quốc đã dần dần thay đổi, từ nhà nước bao cấp toàn bộ chuyển sang đa nguyên hóa, đặc biệt kinh phí từ các nguồn ngoài nhà nước ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nỗ lực thu hút nguồn vốn từ nước ngoài dưới hình thức thu hút các tổ chức nước ngoài đến Trung Quốc mở trường học. Một mặt hình thức này cản trở thị trường giáo dục Trung Quốc, song mặt khác cũng có vai trò tích cực đối với giáo dục đại học. Trước hết là nguồn vốn sẽ được đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đại học, nội dung và phương pháp học tập mới cũng được du nhập vào. Thứ hai, tính cạnh tranh giữa các tổ chức trong nước và nước ngoài gia tăng bắt buộc hệ thống giáo dục đại học trong nước phải có những thay đổi tích cực về chất lượng, năng lực cạnh tranh, năng lực chiếm lĩnh thị trường. Thứ ba, giáo dục trong nước muốn tồn tại buộc phải thực hiện chính sách mở cửa, đặc biệt đối với một số ngành Trung Quốc có ưu thế như văn hóa, trung y dược, Hán ngữ bằng cách vừa mở rộng các ngành này ra thế giới vừa thu hút sinh viên nước ngoài đến Trung Quốc học tập. Do đó, Trung Quốc đang nỗ lực cổ vũ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào giáo dục.

Theo điều tra của ngân hàng Thế giới, đầu năm 1990, trong các kênh đầu tư vốn cho giáo dục đại học, nguồn vốn do nhà trường tự đảm đương tăng lên theo từng năm, năm 1990 là 12,3%; đến năm 1991 là 13,1%; năm 1992 là 18,2%. Xuất

43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xứ nguồn đầu tư này bao gồm nguồn thu học phí, nguồn đầu tư từ doanh nghiệp, nguồn quyên tặng của xã hội. Đồng nghĩa với đó là số vốn đầu tư của chính phủ giảm từ 87,7% từ năm 1990 xuống còn 81,8% năm 1992. Đến cuối những năm 90, số vốn do nhà trường tự đảm đương tăng lên 22,04% năm 19972

Bảng 2.1: Xuất xứ kinh phí đầu tƣ cho giáo dục đại học của Trung Quốc

từ 1994 đến 2000

Đơn vị: %

Loại hình nguồn vốn đầu tƣ 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Nguồn do chính phủ đầu tƣ 78,91 75,16 73,89 73,57 71,98 68,71 67,33

Nguồn do doanh nghiệp, đoàn thể xã hội và cá nhân

0,72 1,08 1,16 1,19 1,92 2,15 2,53

Nguồn vay 6,55 8,67 8,33 6,74 5,70 3,90 3,035

Học phí 9,87 10,72 11,54 12,88 14,16 14,31 15,92

Nguồn khác 3,96 4,37 5,08 5,62 2,76 3,36 3,46

Nguồn: Thống kê kinh phí giáo dục Trung Quốc từ 1995 -1999, Báo cáo kinh phí giáo dục toàn quốc 1999, 2000

Phân tích bảng thống kê, có thể thấy, nguồn vốn do chính phủ đầu tư vào giáo dục đại học vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao song có xu hướng giảm từ 78,91% năm 1994 xuống còn 67,33% năm 2000. Nguồn kinh phí do doanh nghiệp, đoàn thể xã hội và cá nhân đầu tư chiếm tỉ lệ thấp nhất nhưng có xu hướng tăng tương đối đều từ 0,72% năm 1994 lên 2,53% năm 2000.

Nguồn vốn vay từ ngân hàng tăng giảm không đều tùy thuộc vào tình hình kinh tế của thế giới và Trung Quốc. Năm 1993, Trung Quốc bắt đầu thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, các trường chưa tìm được nhiều kênh đầu tư nên tỉ lệ vay ngân hàng tương đối cao (6,55% năm 1994). Từ năm 1994 đến năm 1997, do kinh tế thế giới và kinh tế khu vực châu Á suy thoái nghiêm trọng, nguồn vốn mở trường học rất khó khăn nên tỉ lệ vay vốn cũng vẫn ở mức cao (khoảng 7-8%), nhưng bắt

44

đầu từ năm 1998, khi kinh tế thế giới và khu vực dần ổn định, trường đại học cũng đã bắt nhịp được với guồng máy xã hội hóa giáo dục và chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn thì tỉ lệ vay cũng giảm xuống (khoảng 4-5%). Theo một số liệu điều tra khác, hiện tại, tại các trường công lập, số vốn vay ngân hàng tăng từ 1500 tỉ nhân dân tệ lên 2000 tỉ nhân dân tệ, thậm chí có trường còn vay từ 10 tỉ nhân dân tệ lên đến 20 tỉ nhân dân tệ. Tuy nhiên, xét trên tổng thể xuất xứ các nguồn đầu tư thì đây vẫn là một mức vay tương đối cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các trường.

Theo một nguồn thống kê khác, từ khi Trung Quốc thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, học phí vẫn là một trong những nguồn thu quan trọng chiếm tỉ lệ cao thứ hai sau nguồn thu từ chính phủ và cũng không ngừng tăng (từ 6% năm 1993 lên 34% năm 2005). Điều này cho thấy toàn dân Trung Quốc đã tham gia vào đầu tư vốn cho giáo dục đại học. Nó cũng phản ánh chất lượng cuộc sống và nhu cầu giáo dục của người dân Trung Quốc đã được nâng cao, đồng thời phản ánh trách nhiệm của người dân Trung Quốc đối với việc giáo dục và đào tạo của con em mình. Họ sẵn sàng chi trả tiền để vừa chia sẻ khó khăn về tài chính cho giáo dục đối với chính phủ vừa để nhận lấy nền giáo dục tốt nhất cho con em mình. Tuy nhiên, mức học phí không ngừng tăng cao theo từng năm cũng đã đẩy một số lượng không nhỏ con em của tầng lớp công nhân, nông dân, lao động nghèo Trung Quốc vào những khó khăn nhất định khi không thể bước chân vào cánh cổng đại học do phụ huynh không thể đảm đương nổi mức học phí này.

Bảng 2.2 : Kinh phí cho giáo dục đại học Trung Quốc từ 1997 đến 2002

Đơn vị: tỉ nhân dân tệ

Năm 1997 2000 2002

Chính phủ 306 531 752

Học phí 58 193 391

Quyên tặng từ xã hội 7 22 61

Nguồn khác 20 68 284

45

Như vậy, có thể thấy, Trung Quốc đang thực hiện khá tốt chính sách đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục đại học. Xuất xứ nguồn kinh phí này đến từ chính phủ, từ doanh nghiệp, từ các tổ chức xã hội, từ học phí, từ nguồn vay ngân hàng… Nhờ chính sách đa dạng hóa, nguồn vốn cho giáo dục đại học tăng lên đáng kể, do đó đã giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt nguồn vốn cho giáo dục đại học trong thời kỳ chính phủ bao tiêu toàn bộ, đồng thời giúp nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo dục, từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

2.2.1.2. Mở rộng quyền tự chủ cho trường học

Trường đại học là một tổ chức xã hội truyền bá kiến thức khoa học, văn hóa xã hội. Không giống như các tổ chức xã hội khác, để thực hiện tốt sứ mệnh này cần phải có quyền lựa chọn và phán đoán giá trị độc lập. Bất kỳ một sự can thiệp phi học thuật nào từ bên ngoài trường học đều có thể dẫn đến việc các trường đại học đi sai với sứ mệnh của mình. Nguyên hiệu trưởng trường đại học Standford G Casper cho rằng: “Một trong những tiền đề của sự thành công trong xã hội hóa giáo dục đại học là cần phải giảm bớt sự tác động của chính phủ tới đại học, trường đại học lớn nhất trên thế giới là ngôi trường được chính phủ ban cho quyền tự chủ thực sự.”3 [23,46] Nhìn lại thời kỳ kinh tế kế hoạch, tuy các trường đại học cũng đã có năng lực và vai trò nhất định trong đời sống xã hội, nhưng vẫn chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội, chưa thể giải quyết mâu thuẫn giữa nhà trường và xã hội, giữa cung và cầu, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên giáo dục, không phát huy được hết vai trò của mình trong đời sống xã hội.

Khi bước vào cơ chế thị trường với tính linh hoạt, tính biến động, chính phủ đã giao quyền tự chủ nhiều hơn cho giáo dục đại học nhằm giúp giáo dục đại học khắc phục được tính thụ động, tính phụ thuộc trong thời kỳ kinh tế kế hoạch. Mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách xã hội hóa giáo dục đại học ở Trung Quốc trong những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3大学成功的一个基本前提是,政府要尽可能地远离大学服务,世界上最强大的大学就是那些能够得

46

năm gần đây, được quy định khá rõ trong “Luật giáo dục đại học nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1998. Trên thực tế, các trường đã đạt được quyền tự chủ nhất định trong những lĩnh vực như tuyển dụng giáo viên, sắp xếp các chuyên ngành, chiêu sinh, chế độ học phí nhưng trình độ tự chủ vẫn chưa đủ, vẫn còn khoảng cách khá xa so với việc đáp ứng các nhu cầu thường xuyên thay đổi của xã hội.

2.2.1.3. Thúc đẩy sự phát triển của hệ giáo dục đại học ngoài công lập

Về bản chất, xã hội hóa giáo dục đại học là đưa yếu tố thị trường vào giáo dục đại học, các trường đại học vận hành theo nguyên tắc thương nghiệp, cũng đồng thời chỉ vai trò quan trọng của yếu tố thị trường đối với giáo dục đại học. Như vậy, việc xây dựng và hoàn thiện thị trường giáo dục không chỉ là trách nhiệm của chính phủ mà còn là của toàn xã hội, từ doanh nghiệp, tập thể, các tổ chức xã hội hay cá nhân nhằm thỏa mãn lựa chọn trường học của học sinh – người tiêu dùng.

Dựa trên nguyên tắc này, việc thành lập và mở rộng hệ giáo dục đại học dân lập là biện pháp cần thiết và đúng đắn để thực hiện tốt nhất công cuộc cải cách xã hội hóa giáo dục đại học, bởi trường dân lập là trường do đoàn thể xã hội hoặc cá nhân mở ra và chịu trách nhiệm với chính phủ. Hơn nữa, trong điều kiện nguồn vốn cho giáo dục đại học của chính phủ ngày càng giảm sút, hệ giáo dục đại học dân lập là nguồn bù đắp rất lớn nguồn thiếu hụt này.

Dưới thể chế kinh tế kế hoạch, giáo dục đại học Trung Quốc cơ bản là do

Một phần của tài liệu Xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay (Trang 45)