B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.4. Thách thức
68
Trong xã hội phong kiến, đất đai được coi là của cải giàu có, trong xã hội tư bản, nguồn vốn là của cải. Còn trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay, tố chất con người như tri thức, thông tin, kỹ thuật… được coi là tài sản quý giá. Những tố chất này không thể tách khỏi giáo dục. Đối với tổng thể xã hội, giáo dục là động lực thúc đẩy kinh tế và gia tăng của cải cho xã hội. Trong văn kiện “Luận về lấy tri thức làm cơ sở cho kinh tế” năm 1997 tổ chức hợp tác kinh tế thế giới chỉ ra: hạt nhân của phát triển kinh tế là nguồn nhân lực và tri thức kỹ thuật. Do đó, tất cả các nước trên thế giới nói chung đều đầu tư lớn cho phát triển giáo dục. Đặc điểm của quá trình xã hội hóa giáo dục là thu hút nguồn vốn từ các kênh đầu tư, trong đó có cả thu hút vốn từ sinh viên thông qua con đường thu học phí, điều này khiến mức học phí ngày càng tăng cao. Mức học phí tăng cao dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Ở Trung Quốc, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn vốn đã tương đối lớn. Căn cứ số liệu do Cục Thống kê Quốc gia công bố, đến cuối năm 2007, tổng dân số Trung Quốc là hơn 1.321.290.000 người, trong đó có 415.000 người giàu (chiếm 0,03% tổng dân số) có tổng của cải vượt quá 1 triệu USD. Chỉ 0,03% dân số nói trên đã có tổng giá trị tài sản là 2.116,5 tỷ USD (khoảng 14.820 tỷ NDT), tương đương với 60,1% GDP, gấp 2.895 lần tổng thu nhập quốc nội. Thu nhập bình quân của cư dân thành thị Trung Quốc năm 2007 khoảng gần 14.000 NDT/năm, trong khi ở nông thôn chỉ hơn 4.100 NDT/người/năm. Theo số liệu của Công ty tư vấn Boston (Mỹ) công bố năm 2006, 0,4% gia đình Trung Quốc đã chiếm 70% tổng của cải quốc dân. Điều đặc biệt là nếu xét theo tiêu chuẩn người nghèo của Trung Quốc là 1.196 NDT/người/năm, thì số người nghèo Trung Quốc hiện nay không nhiều lắm, song nếu theo tiêu chuẩn mỗi ngày mỗi người 1 USD, thì số người nghèo Trung Quốc sẽ lên tới 120 triệu đến 130 triệu người. [13,tr.49]
Khi thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khoảng cách này càng bị gia tăng bởi nó tạo nên một vòng luẩn quẩn giữa thất học và nghèo nàn. Do người dân ở nông thôn và vùng núi, vùng sâu vùng xa vì nghèo không có đủ tiền cho con em đi
69
học nên chúng buộc phải làm những công việc lao động chân tay nặng nhọc, thu nhập thấp và dẫn tới một phận nghèo khác. Trong khi đó, ở thành thị, với chất lượng cuộc sống cao, người dân thành thị có đầy đủ điều kiện cho con em mình theo học tại các trường đại học lớn, uy tín chất lượng, và không phải lo lắng vấn đề việc làm sau khi ra trường.
Hơn nữa, nguồn vốn phát triển kinh tế nông thôn không đủ. Xã hội hóa giáo dục đại học là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc nguồn vốn của thị trường không được rót về nông thôn. Ai cũng biết kinh tế nông thôn lạc hậu hơn thành thị, vùng đồi núi phía Tây kém phát triển hơn vùng duyên hải phía Đông, nên vùng nông thôn và vùng đồi núi phía Tây cần nhiều vốn hơn để phát triển kinh tế. Nhưng trên thực tế đang tồn tại một hiện tượng khác, đó là nguồn vốn từ nông thôn lại đang đổ về thành thị thông qua con đường đầu tư vào giáo dục. Do các trường đại học phần lớn được xây dựng ở thành thị thu hút sinh viên ở nông thôn nên cũng thu hút luôn nguồn vốn mà sinh viên mang lại. Điều này vô hình chung đã làm thành thị ngày càng trở nên giàu có còn kinh tế nông thôn ngày càng kiệt quệ.
Nông thôn không có đủ nguồn nhân lực để phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự thuận tiện trong cuộc sống hàng ngày ở thành thị cũng như những ưu đãi về mặt chính sách đã là sức hấp dẫn lớn đối với những người ở nông thôn. Họ đổ ra thành phố để tìm kiếm việc làm với mong muốn nâng cao thu nhập hoặc tìm cơ hội đổi đời. Hơn nữa, bộ phận sinh viên ngoại tỉnh sau khi tốt nghiệp cũng vì muốn có cuộc sống tốt hơn nên đã không trở lại nông thôn mà lập nghiệp tại thành phố tạo thành dòng chảy nhân tài lớn từ nông thôn ra thành thị. Bên cạnh đó, một số người vì miếng cơm manh áo, vì kiếm tiền cho con cái đi học cũng rời bỏ nông thôn ra thành thị làm những công việc nặng nhọc. Những nguyên nhân trên dẫn đến hiện tượng hình thành một dòng chảy nhân lực lớn từ nông thôn ra thành thị. Do đó, nguồn nhân lực ở nông thôn bị thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế nông thôn.
Từ phân tích trên cho thấy, trong thời đại coi trọng nền kinh tế tri thức như hiện nay, ở Trung Quốc đang tồn tại một thực trạng người giàu ngày càng giàu có
70
do có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục đại học chất lượng cao, còn người nghèo ngày càng nghèo do không có cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học. Mục đích của xã hội hóa giáo dục đại học là thu được lợi nhuận cao nhất, muốn có lợi nhuận cao nhất giáo dục phải tăng thu học phí. Chính đặc điểm này là nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo do nhiều gia đình nghèo không có khả năng chi trả học phí.
2.2.4.2. Học phí không ngừng tăng làm giảm cơ hội đến trường của học sinh nghèo
Khi kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu hưởng thụ giáo dục của mọi người tăng cao đáng kể. Nhưng học phí của giáo dục đại học tăng cao đã thu hẹp cơ hội học tập của nhiều người. Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, học phí trung bình một năm của một người chỉ khoảng 100 nhân dân tệ, đến năm 1993 đã là 610 nhân dân tệ, năm 1995 là 1124 nhân dân tệ, năm 1997 là 1620 tệ, năm 2000 là 3550 tệ, năm 2001 là 5100 tệ. Trong khi đó, theo thống kê của cục điều tra xã hội Trung Quốc, trong số 1000 phụ huynh học sinh được hỏi có 38% cho rằng học phí chuẩn là học phí dưới 2000 nhân dân tệ một năm, 46% cho rằng học phí chuẩn là học phí từ 2001 đến 4000 nhân dân tệ một năm. Điều này cho thấy, 84% phụ huynh không chịu được mức học phí từ 4500 nhân dân tệ một năm trở lên. Tức là với số học phí 5100 nhân dân tệ một người một năm thì đa số gia đình Trung Quốc không thể theo kịp. Nếu tăng học phí thì một lượng lớn học sinh không thể đến trường do gia đình không đáp ứng được học phí. [9,tr.133]
Do sự khoảng cách chênh lệch giàu nghèo đáng kể giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc nên ở nông thôn, tình hình còn đáng báo động hơn nhiều. Thu nhập trung bình của một gia đình nông thôn là 1200 nhân dân tệ một tháng, một năm là 2,4 vạn tệ, như vậy riêng học phí của con cái đã chiếm 40%, thì việc được đến trường gần như là một điều không tưởng. Ở vùng sâu vùng xa, tình hình còn tồi tệ hơn nhiều. Năm 2004, bình quân thu nhập ở vùng sâu vùng xa là 2580 nhân dân tệ một năm, [15,tr.49] , nếu nhà có 4 người có thu nhập, một năm thu được khoảng 1
71
vạn, điều đó có nghĩa là cả nhà 4 người này không được ăn uống gì mới có thể nuôi được 1 người đi học đại học. Như vậy, việc học đại học cũng là một điều không thể.
Những dẫn chứng trên cho thấy một điều là khi thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, học phí càng leo thang thì càng làm giảm cơ hội học tập của học sinh nghèo thuộc vùng nông thôn và vùng núi, vùng sâu vùng xa. Theo số liệu của Cục thống kê quốc gia, tỉ lệ học sinh vào đại học ở các tỉnh duyên hải miền đông chiếm khoảng trên 50%, nhưng ở miền tây trung bộ, tỉ lệ này còn kém xa. Tỉ lệ này ở thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt như vậy. Theo nghiên cứu về vấn đề công bằng trong giáo dục đại học ở Trung Quốc chỉ ra: số học sinh nông thôn tại đại học Bắc kinh từ năm 1998 đến 1999 giảm từ 18,5% xuống 16,3%, đại học Thanh Hoa từ 20,7% xuống 17,6%. Trong các chuyên ngành có sức hấp dẫn, con em cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chiếm 57,3%, con em công nhân, nông dân, người thất nghiệp chiếm 25,4%.[15,tr. 49]
Theo một nghiên cứu khác, từ những năm 90 trở lại đây, tỉ lệ học sinh nông thôn tại các trường đại học trọng điểm rất thấp, chủ yếu chỉ ở các trường đại học khu vực. Từ năm 1997 đến năm 2001, số học sinh đăng ký thi đại học ở thành thị vượt xa ở nông thôn, năm 2004 số học sinh đăng ký thi đại học ở thành thị gấp 1,29 lần. [24,tr.82]。So với số dân ở nông thôn, đây là một con số đáng báo động.
Như vậy, vấn đề bình đẳng trong cơ hội học đại học đang là một vấn đề nổi cộm tại Trung Quốc khi thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học đòi hỏi chính phủ phải có biện pháp giải quyết.
Nhà giáo dục học nổi tiếng người Thụy Điển Torsten Husen cho rằng: bình đẳng giáo dục thể hiện chủ yếu ở bình đẳng trong cơ hội học tập, bao gồm bình đẳng trong điểm xuất phát giáo dục, bình đẳng trong quá trình giáo dục và bình đẳng trong kết quả giáo dục. Trong luận văn “Diễn tiến chính trị xã hội và bất bình đẳng trong cơ hội giáo dục - ảnh hưởng của bối cảnh gia đình và yếu tố chế độ đối với giáo dục” của Lý Xuân Linh năm 2004 cho rằng, cơ hội giáo dục là hình thức phân phối trong dân số, là nhân tố cơ bản quyết định phân tầng xã hội. Trong xã hội thông tin hóa tương lai, ai nhận được cơ hội giáo dục thì được đặt vào vị trí trung
72
tâm của xã hội, giáo dục cũng trở thành cơ chế then chốt nhất trong việc phân hóa chính trị xã hội.
Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn tới thực trạng bất bình đẳng trong giáo dục xuất phát từ việc mất cân bằng trong phát triển kinh tế. Ở Trung Quốc, trong khi vùng thành thị, duyên hải miền Đông phát triển với tốc độ cao và ngày càng hiện đại thì vùng núi, nông thôn phía Tây dân cư chủ yếu sống bằng nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. Do đó, biện pháp cốt yếu là phải khắc phục được tình trạng này bằng cách phát triển cân bằng hai miền Đông – Tây, đồng thời nhà nước cũng nên có những chính sách ưu đãi cho sinh viên nghèo, hoặc mở các trường đại học “giá rẻ nhưng chất lượng tốt” tại từng địa phương hoặc ưu đãi về học phí, học bổng khi họ theo học tại các trường lớn hơn.
2.2.4.3. Lợi nhuận thu được chưa cao song đã có xu hướng coi trọng vật chất mà không chú trọng tới lợi ích xã hội
Quy luật giá trị là quy luật cơ bản nhất của kinh tế thị trường, trong điều kiện kinh tế thị trường, quy luật giá trị không chỉ có vai trò trong lĩnh vực kinh tế mà còn có vai trò trong lĩnh vực giáo dục. Vai trò cơ bản của giá trị quy luật là thông qua sự trao đổi về mặt giá trị mà có thể thúc đẩy thị trường phát triển. Các trường đại học cũng phải tuân theo quy luật này, căn cứ vào nguyên tắc “vốn đầu vào – lợi nhuận đầu ra”, thông qua phương thức vận hành thị trường hóa để tạo ra lợi nhuận lớn nhất, bất luận là lợi nhuận kinh tế hay lợi ích xã hội. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay là trong quá trình dạy học, nghiên cứu và quản lý nội bộ chưa thể xây dựng được một cơ chế cạnh tranh có hiệu quả, trong các hạng mục đầu tư về kinh tế vẫn thiếu ý thức về mặt lợi nhuận, chưa áp dụng phương thức thị trường trong việc điều tiết tài nguyên, dẫn đến tình trạng việc sử dụng tài nguyên hiệu quả thấp, lãng phí.
Lợi nhuận là một trong những mục tiêu lớn nhất của thị trường. Đó cũng chính là lý do tạo nên khuynh hướng coi trọng vật chất trong giáo dục. Trong phương hướng phát triển hoạt động giáo dục, vai trò của thị trường là tạm thời chứ không phải là cơ bản. Điều này bị công kích rất lớn bởi hiệu quả thấp, nhiều rủi ro và ít người dám đầu tư vào giáo dục. Tuy lợi nhuận thu được chưa cao ( Theo Báo
73
cáo phân tích thống kê của chính phủ năm 2004, nguồn thu được và lợi nhuận sau khi trừ các chi phí đi của các trường là 969,3 tỉ nhân dân tệ và 49,93 tỉ nhân dân tệ[13,tr. 47]), song khuynh hướng coi trọng quá lợi nhuận đã dẫn đến mất cân bằng trong một số vấn đề:
Do thị trường chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà quên mất những giá trị tinh thần khác. Về mặt đào tạo nhân tài, thị trường chỉ nhấn mạnh vào việc đào tạo kỹ năng và tính ứng dụng mà chưa chú trọng tới bồi dưỡng nhân cách, do vậy mà những nhân tài được đào tạo ra vẫn chưa phải “người toàn diện”. Về phương diện nghiên cứu khoa học, thị trường chỉ chú trọng tới lợi ích vật chất và nghiên cứu mang tính ứng dụng, các ngành khoa học xã hội như triết học, lịch sử… chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Nếu tiếp tục như vậy thì thế giới chỉ còn hình thái vật chất mà thiếu đi nội hàm ý thức và chắc chắn không phải làmô hình mà nhân loại hướng tới. Nhưng xu hướng cải cách xã hội hóa giáo dục hiện nay đang đi theo hướng này và có những tác động xấu tới xã hội. Xã hội hóa giáo dục đại học đang đẩy học sinh và nhà trường vào vòng xoay của vật chất, như thế vấn đề tri thức chắc chắn sẽ bị xem nhẹ hơn. Vì vậy, xã hội hóa giáo dục vừa mang lại giá trị vật chất to lớn cho nhà trường và học sinh, đồng thời cũng phải mang lại giá trị tinh thần để con người lúc nào cũng được ở trạng thái cân bằng giữa vật chất và tinh thần.
Khuynh hướng coi trọng vật chất cũng làm nảy sinh tâm lý dùng tiền mua tri thức mà xem nhẹ việc rèn luyện học tập trong nhà trường. Phát triển tương ứng với thị trường, thực hiện cải cách xã hội hóa là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học, nhưng không thể lạm dụng yếu tố thị trường để giải quyết các vấn đề của giáo dục đại học, đặc biệt là vấn đề bình đẳng trong cơ hội đến trường của học sinh, sẽ tạo nên những hiệu quả không hay cho xã hội. Ví dụ, trong công tác chiêu sinh, không ít trường thu từ học sinh các khoản như “phí đăng ký”, “phí chuyển ngành” làm xuất hiện hiện tượng “dùng tiền mua điểm”. Thực chất của hiện tượng này là dung túng cho một bộ phận học sinh giàu có muốn dùng đồng tiền để lũng đoạn học tập. Chúng ta thường nói học sinh được chọn trường nhưng một số trường công lập lại áp dụng nguyên tắc “điểm số quyết định sự bình đẳng giữa mọi người” làm mất đi tính công minh trong xã hội. Do đó, trong quá trình xã hội hóa giáo dục, các
74
trường nhất định phải chú ý tới lựa chọn phạm vi và đối tượng điều tiết của thị trường để tránh phạm sai lầm.
2.2.4.4. Tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với trường đại học
Quá trình xã hội hóa vừa mang lại cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng đưa đến nhiều rủi ro cho các trường đại học. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là khi thực hiện xã hội hóa, các trường phải đối mặt với áp lực cạnh tranh, áp lực tăng vốn, áp lực về nguồn nhân lực… Những áp lực này buộc các trường muốn sinh tồn