B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.2. Đa dạng hóa nguồn tài chính cho giáo dục đại học
Trước thực tế thiếu hụt các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học, đặc biệt là nguồn lực tài chính, giáo dục đại học Việt Nam hiện nay vẫn phải bảo đảm yêu cầu mở rộng hợp lý quy mô, cơ cấu đào tạo, đồng thời, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tìm hiểu thực trạng vấn đề tài chính của giáo dục đại học nước ta đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc huy động nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học để vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là rất cần thiết. Dưới đây là một số kiến nghị để đa dạng hóa nguồn tài chính cho giáo dục đại học:
3.2.2.1. Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học đi đôi với đổi mới phương thức cấp phát ngân sách.
Phát triển giáo dục – đào tạo, trong đó, có giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong ba đột phá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Trong thời gian tới, Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giáo dục đại học. Tuy nhiên, Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư cho một số trường đại học mũi nhọn thay vì đầu tư dàn trải như hiện nay; có biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với các nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu tư và chất lượng đào tạo. Thay đổi phương thức cấp kinh phí cho các trường đại học công lập theo tiêu chí đánh giá ở đầu ra.
88
Bảng 3.2: Tỷ trọng chi tiêu trong tổng chi tiêu của giáo dục đại học Việt Nam
Đơn vị: (%)
Năm 1993 1998
Ngân sách nhà nƣớc chi 71 46
Học phí 9 18
Chi phí trực tiếp khác hộ gia đình chịu 20 36
Ghi chú: Trích theo tài liệu “Đánh giá chi tiêu công, 2000”, Ngân hàng Thế giới và Việt Nam Chi phí trực tiếp khác hộ gia đình chịu bao gồm các loại lệ phí, sách giáo khoa.
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư
3.2.2.2. Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục và giữa các cá nhân tham gia giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục. Do vậy, trong thời gian tới, để khuyến khích cá nhân đầu tư cho giáo dục đại học cần tập trung vào các nội dung sau:
Xác định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí thành lập cơ sở giáo dục, bảo đảm chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia vào công tác thành lập trường theo quy hoạch phát triển của Nhà nước. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính về việc thành lập các trường đại học dân lập và tư thục theo hướng chất lượng và hiệu quả.
Miễn giảm thuế đối với cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp đầu tư, góp vốn vào các trường đại học. Xây dựng cơ chế khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, trước hết về đất đai, thuế và tín dụng đầu tư.
3.2.2.3. Các trường đại học cần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật.
Nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao uy
89
tín và vị thế của các trường đại học. Điều đó sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiều sinh viên theo học và do đó các cơ sở đào tạo đại học sẽ có điều kiện tăng nguồn thu.
Xây dựng các trường đại học thành các trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ mạnh là một yêu cầu bức thiết. Việc nghiên cứu khoa học không chỉ giúp cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy mà còn tăng nguồn thu cho các trường. Hơn nữa, hiện nay nhu cầu chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại từ các cá nhân, các doanh nghiệp là rất lớn, vì vậy, các trường có thể tận dụng khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu cho xã hội, tăng nguồn thu cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
3.2.2.4. Tăng cường gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trong đào tạo cán bộ… vẫn là xu thế phổ biến trên thế giới. Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp được coi là mô hình kết hợp nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm cuối cùng của quá trình nghiên cứu là sở hữu của cả hai bên, doanh nghiệp và trường đại học cùng chia sẻ lợi nhuận. Trong quá trình hợp tác này, doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm. Còn nhà trường có nguồn thu từ việc hợp tác với doanh nghiệp.
Do vậy, các trường đại học cần chủ động thành lập cơ quan điều hành hoạt động hợp tác này trong nhà trường. Có như vậy mới quy tụ được các nhà khoa học giỏi chuyên môn, hình thành đội ngũ nghiên cứu, từ đó hiệu quả hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp được nâng cao, mang lại lợi ích cho các bên tham gia.
3.2.2.5. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển giáo dục.
Ở Việt Nam hiện nay, việc khuyến khích và đưa ra ý tưởng khuyến khích đóng góp từ thiện từ các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm cho các trường đại học chưa được chú trọng. Thông thường, các hoạt động đóng góp, ủng hộ cho sự phát triển của trường chỉ thực sự rầm rộ khi các trường tổ chức các sự kiện lớn, do vậy, chưa thu hút được nhiều và thường xuyên.
90
Để thu hút được nhiều nguồn tài trợ, đóng góp từ thiện, các trường cần thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của ban liên lạc cựu sinh viên, có hình thức vinh danh đối với những đóng góp của cựu sinh viên và các nhà tài trợ, đồng thời, tuyên truyền sâu, rộng đến cộng đồng để huy động được ngày càng nhiều các nguồn đóng góp. Muốn làm được điều đó các trường cần phải nâng cao chất lượng và uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài trợ cho sự nghiệp phát triển của các trường.
3.2.2.6. Tổ chức những chương trình đào tạo không chính quy (hệ B) song song với chương trình chính thức.
Các sinh viên theo học hệ B phải trả số học phí nhiều hơn, trong khi các sinh viên chính thức hầu như chỉ phải trả số học phí rất ít, một số được miễn hoàn toàn. Chính sách này được bắt đầu thực hiện vào năm 1987 và được coi như bước mở đầu trong công cuộc xã hội hóa giáo dục đại học nước ta. Nhà nghiên cứu Ngô Doãn Đãi trong một nghiên cứu của mình cho biết rằng số sinh viên hệ B tăng nhanh hơn nhiều so với sinh viên chính thức. Trong năm 1987-1988, tổng số sinh viên là 133.136, trong đó 91.182 sinh viên hệ chính quy (không phải nộp phí) và 41.954 sinh viên phải nộp học phí. Trong năm học 1988-1989, số sinh viên hệ B (phải nộp học phí) đã gấp bốn lần số sinh viên chính thức được miễn học phí 11
Cùng với những chương trình không chính quy này là sự nở rộ của các chương trình đào tạo tại chức, chuyên tu, từ lâu đã trở thành một nguồn thu đáng kể của nhiều trường đại học. Tờ Tuổi trẻ, số ra ngày 11/12/2010 cho biết, “Hiện tại, cứ ba người học đại học, cao đẳng thì có một người học hệ tại chức. Thậm chí ở một số trường đại học, tỉ lệ này là 1/1. Đó là kết quả của sự bùng nổ quy mô đào tạo tại chức vài năm gần đây. Năm 2010, các trường đại học, cao đẳng được Bộ Giáo dục – Đào tạo giao tổng chỉ tiêu đào tạo tại chức, văn bằng 2, liên thông với hơn 322.000 chỉ tiêu, tương đương tới 62,9% so với tổng chỉ tiêu đào tạo của hệ chính quy. Trong đó, hệ vừa học vừa làm (tại chức) có “phần bánh” to nhất. Tổng chỉ tiêu tại chức của các trường đại học, cao đẳng tăng đáng kể so với vài năm trước và hiện đã vượt qua tỉ lệ 50% so với hệ chính quy”. (Minh Giảng-Hà Bình, 2010)
91
3.2.2.7. Chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài thông qua việc mở trường hoặc chi nhánh tại Việt Nam hoặc tổ chức các chương trình đào tạo liên kết.
Những năm gần đây, nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích các tổ chức nước ngoài mở trường tại nước ta. Chính sách này đã phần nào phát huy tác dụng khi đã xuất hiện một vài trường hợp điển hình thành công. RMIT, trường đại học 100% vốn nước ngoài đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, là một ví dụ. Theo website của RMIT, số sinh viên của 2 phân hiệu đã vượt 5000 vào năm 2008. Năm 2008, chính phủ Việt Nam công bố một dự án đầy tham vọng, đó là thành lập 4 đại học “đẳng cấp thế giới” với sự hợp tác của đối tác Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Anh. Trường đại học Việt-Đức đã được thành lập vào năm 2008.
Nhưng hình thức phổ biến hơn trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài là các chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Như đã nói ở trên, tổ chức các chương trình liên kết đào tạo không đơn thuần là một giải pháp quốc tế hóa, mà còn là một giải pháp xã hội hóa các nguồn lực tài chính. Liên kết đào tạo quốc tế cho phép sinh viên và giảng viên tiếp cận cơ sở vật chất, sử dụng chương trình đào tạo và học liệu, áp dụng công nghệ và phương pháp đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng nghiên cứu trong những môi trường học thuật và nghiên cứu tiên tiến trong khi các trường đại học Việt Nam chưa có đủ điều kiện đầu tư, hoặc cần phải có thời gian để đầu tư hoàn chỉnh.
Từ khi chương trình liên kết đào tạo đầu tiên, chương trình MTESOL liên kết giữa Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và Đại học Victoria (Úc), được cấp phép năm 1998, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế đã phát triển nhanh chóng. Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách 112 chương trình liên kết được Bộ cấp giấy phép. Danh sách này chưa kể mấy chục chương trình đang được tổ chức tại ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Năng, và ĐH Huế, những đại học Vùng có quyền cấp giấy phép cho các chương trình liên kết quốc tế.12
12
92
3.2.2.8. Phát triển khu vực ngoài công lập.
Hai mươi hai năm kể từ khi cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập đầu tiên được thành lập (trường đại học Thăng Long, thành lập năm 1988 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Đại học Dân lập Thăng Long), khu vực ngoài công lập đã có 77 trường đại học và cao đẳng trong tổng số 403 trường.13
. Hơn nữa, theo các thống kê, tốc độ phát triển của khu vực ngoài công lập ngày càng tăng lên trong những năm gần đây. Khu vực đại học ngoài công lập có ba hình thức khác nhau, đó là trường bán công (semi-public), trường dân lập (people-founded) và trường tư. Trường bán công là trường do nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội hoặc cá nhân cùng làm. Thông thường các trường bán công được nhà nước xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng, còn chi thường xuyên dựa vào nguồn thu từ học phí. Trường dân lập do các tổ chức kinh tế - xã hội và nghề nghiệp lập ra và đầu tư, hoạt động dựa vào nguồn thu từ học phí. Các trường tư do các cá nhân thành lập, đầu tư và sở hữu.
Bảng 3.3 : Số trƣờng đại học và cao đẳng của Việt Nam
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 178 191 202 214 230 277 322 369 393 403
Công lập 148 168 179 187 201 243 275 305 322 326
Ngoài công lập 30 23 23 27 29 34 47 64 71 77
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam