trên VTV6 đối với giới trẻ
Kênh VTV6 đã ra đời được bốn năm và bắt đầu chính thức phát trên sóng quảng bá trong một năm trở lại đây (10h ngày 7/9/2010). Đây là một cơ hội dành cho các khán giả trẻ cũng như những người làm truyền hình khi VTV6 và các chương trình của giới trẻ có điều kiện tiếp cận người xem rộng rãi hơn. Vì trước đây phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp trong hơn 3 năm nên khá nhiều khán giả trẻ ở các vùng nông thôn, miền núi hoặc vùng sâu vùng xa và các hộ gia đình chưa có điều kiện lắp đặt cáp truyền hình ít có cơ hội được tiếp cận và thưởng thức các chương trình truyền hình dành cho giới trẻ của kênh VTV6.
Trong phiếu điều tra nhằm thăm dò ý kiến của công chúng trẻ về các chương trình đang phát sóng trên kênh VTV6, chúng tôi rút ra một số nhận định về nhu cầu cũng như tác động của các chương trình VTV6 đối với đối tượng khán giả này.
Chúng tôi phát ra 600 phiếu, thu về 571 phiếu, trong đó có 563 phiếu hợp lệ (tương đương với 93,83% tổng số phiếu điều tra).
Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra ở các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Hòa Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh. Khu vực
91 chúng tôi phát phiếu chủ yếu là các thành phố và một số huyện ở nông thôn vì hiện nay VTV6 mới lên sóng quảng bá được một năm nên khán giả chủ yếu trong thời gian qua là thanh thiếu niên ở thành thị, còn các bạn trẻ ở nông thôn thì mới bước đầu làm quen với VTV6 nên cơ hội được thường xuyên xem các chương trình này ít hơn.
Như đã nói ở trên, đối tượng chúng tôi khảo sát là thanh thiếu niên đã từng xem kênh VTV6 trong độ tuổi từ 13-24 tuổi mà chủ yếu là học sinh và sinh viên xem kênh VTV6 ở độ tuổi dưới 22 là 85,44% ; các bạn trẻ khác đã ra trường và đi làm chỉ chiếm 14,56%. Trong đó, số lượng khán giả ở nông thôn chiếm tới 32,68% và khán giả trẻ ở thành thị là 67,32%. Kết quả điều tra cụ thể như sau :
Bảng 8: Tỉ lệ khán giả xem VTV6 ở các vùng Nhóm khán giả Vùng Tổng Nông thôn Thành thị Số phiếu Tỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) Từ 13-15 tuổi 32 36,78 55 63,22 87 Từ 16-18 tuổi 36 16,67 180 83,33 216 Từ 18-22 tuổi 46 25,84 132 74,16 178 Từ 22-24 tuổi 23 28,05 59 71,95 82 Tổng 137 24,33% 426 75,67% 563
92
Bảng 9 : Đối tƣợng VTV6 hƣớng tới
Theo bảng 8 và bảng 9, chúng ta có thể thấy có đến 40,14% khán giả cho rằng kênh này tập trung cho đối tượng là thanh thiếu niên ở thành thị, trong khi đó mới có 11,9% là dành cho thanh thiếu niên ở nông thôn. Trong thực tế, tỉ lệ khán giả ở nông thôn theo dõi các chương trình VTV6 là 24,33% tương đương 1/3 số lượng khán giả ở thành thị (75,67%).
MC Thanh Tùng – Phụ trách Nội dung kênh YANTV, người nhiều năm gắn bó với chương trình tuổi teen, cho rằng: “Tôi rất thích cách thiết kế chương trình của VTV6. Nhưng nếu như VTV6 có sự điều chỉnh 1 chút sẽ hấp dẫn hơn. Hiện nay dường như VTV6 đi sâu vào giới trẻ nông thôn và ở miền Bắc nhiều, trong khi đó kênh này lại thiếu hơi thở cuộc sống của tuổi teen miền Nam.
Nhưng để xác định xem khán giả trẻ yêu thích và sức ảnh hưởng của VTV6 đối với nhóm công chúng này như thế nào, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau :
93
Bảng 10: Mức độ yêu thích của khán giả trẻ với kênh VTV6 Bảng 10a: Mức độ yêu thích VTV6 4,09% 55,77% 40,14% Không thích Bình thường Thích Bảng 10b: Mức độ cần thiết của VTV6
Từ bảng 10a, chúng tôi nhận thấy mức độ yêu thích của khán giả trẻ dành cho kênh VTV6 là tương đối lớn, chiếm 55,77% số khán giả được hỏi
94 (tương đương 314 phiếu). 40,14% số khán giả lựa chọn mức độ bình thường (314 phiếu) và chỉ có 4.09% khán giả (23 phiếu) không thích kênh VTV6.
Tuy nhiên, không có khán giả nào được hỏi lựa chọn mức độ rất yêu thích đối với kênh VTV6. Điều này cho thấy kênh VTV6 vẫn chưa thật sự cuốn hút giới trẻ. Trong tỉ lệ 40,14% khán giả lựa chọn mức độ bình thường, có đến 34,20% khán giả thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên.
Tương tự với kết quả của bảng 10a là bảng 10b, cho thấy mức độ cần thiết của kênh VTV6 đối với khán giả. Sự yêu thích và mức độ cần thiết của một kênh truyền hình có liên quan mật thiết đến nhau. Nếu khán giả yêu thích chương trình hoặc kênh sóng nào đó, chương trình hoặc kênh sóng đó sẽ trở nên cần thiết đối với họ. Theo đó, có 55,77% số khán giả được hỏi (314 phiếu) cho rằng kênh VTV6 là cần thiết đối với họ. 40,14% số khán giả lựa chọn mức độ bình thường (314 phiếu) và chỉ có 4.09% khán giả (23 phiếu) cảm thấy kênh VTV6 là không cần thiết đối với họ.
Con số 40,14% khán giả lựa chọn mức độ bình thường cho sự yêu thích và cần thiết của kênh VTV6 đối với họ cho thấy VTV6 chưa thực sự là món ăn tinh thần thiết yếu đối với khán giả trẻ. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khán giả có rất nhiều lựa chọn khác ngoài việc xem truyền hình để thỏa mãn nhu cầu được thông tin, giải trí của mình. Ngoài ra, nói riêng trong lĩnh vực truyền hình, hiện có rất nhiều kênh sóng với nội dung phong phú, đa dạng cho khán giả lựa chọn. Do đó VTV6 cần phải nỗ lực hơn nữa để kênh truyền hình này thực sự trở thành kênh truyền hình yêu thích và cần thiết đối với khán giả trẻ.
95
Bảng 11: Mức độ tác động của kênh VTV6 tới khán giả Bảng 11a: Tác động của VTV6 tới bản thân
96 Khi phân tích mối quan hệ giữa các hệ thống truyền thông với các hệ thống xã hội, nhà xã hội học Mỹ Daniel Lerner, trong một bài đăng trên Tạp chí Bchavioral Science ra tháng 10/1957, cho rằng khi con người biết đọc biết viết, tức là khi thoát ra khỏi tình trạng mù chữ, thì bắt đầu có được một khả năng còn quan trọng hơn cả việc biết đọc biết viết. Đó là khả năng bước vào "thế giới của những kinh nghiệm gián tiếp", tức là bước vào một thế giới mà trong đó các kinh nghiệm của người khác đã được tường thuật và ghi chép lại trên chữ viết qua sách vở, báo chí... Mặt khác, cũng chính nhờ đó mà người ta tăng cường được khả năng thấu cảm (empathy), tức là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được người khác. Và chính nhờ có khả năng này mà con người mới có thể sống được với nhau một cách hài hòa trong xã hội.
Khả năng biết đọc biết viết còn giúp cho con người hình thành được khả nàng linh hoạt về trí tuệ (psychic mobihty) vốn là một thuộc tính đặc trưng của con người trong xã hội hiện đại. Chính các phương tiện truyền thông đại chúng, bao gồm truyền hình là nhân tố góp phần mạnh nhất vào việc rèn luyện khả năng thấu cảm cũng như khả năng linh hoạt trí tuệ, giúp cho con người tiếp xúc được với nhiều tư tưởng khác nhau và biết được những vấn đề công cộng của xã hội.
Xã hội ngày nay có quá nhiều những phương tiện và cách thức giúp giới trẻ tiếp cận thật nhanh chóng và hữu hiệu nguồn kiến thức khổng lồ, phong phú. Song song đó, nó cũng có quá nhiều luồng thông tin tạp nham, chưa được kiểm định hoặc không lành mạnh dễ tác động tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý của giới trẻ. Vì thế, giới trẻ rất cần được tuyên truyền, giáo dục, định hướng thông tin một cách đúng đắn và cách thức giáo dục hiệu quả nhất chính là thông qua các chương trình truyền hình bởi truyền hình là một trong những hình thức truyền thông dễ tiếp cận và dễ gây ảnh hưởng đến tính cách con người nhất.
97 Từ kết quả mà chúng tôi thu được khi khảo sát trên các nhóm khán giả (bảng 11a), có thể thấy kênh VTV6 đã bước đầu thành công trong việc tuyên truyền, giáo dục cho giới trẻ. Các chương trình được phát trên kênh VTV6 ngoài việc thu hút được khán giả trẻ thì đã có những tác động nhất định lên suy nghĩ của họ. Có 63,41% khán giả được hỏi (357 phiếu) cho rằng kênh VTV6 có tác động một chút lên bản thân họ; khả quan hơn, có 16,16% khán giả (91 phiếu) cho rằng kênh VTV6 có tác động tương đối lớn và có 4,09% khán giả (23 phiếu) cho biết kênh VTV6 đã làm thay đổi suy nghĩ của họ.
Tuy nhiên, vẫn có 16,34% khán giả (92 phiếu) cho rằng kênh VTV6 hoàn toàn không tác động gì lên bản thân họ. Có thể lý giải điều này bởi theo số liệu ở bảng 2, chúng ta biết có 80,46% khán giả xem kênh VTV6 với mục đích giải trí đơn thuần, vì vậy, trong trường hợp này khán giả không chịu tác động từ kênh VTV6 là điều dễ hiểu.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng kênh VTV6 đã làm tốt mục tiêu giáo dục, định hướng cho giới trẻ bởi kết quả khảo sát ở bảng 11b đã chỉ ra rằng trong số các khán giả bị tác động bởi kênh VTV6, có đến 73,18% khán giả (chiếm 412 phiếu) nhận định rằng đó là những tác động tích cực, chỉ có 10,48% khán giả (59 phiếu) cho rằng họ bị tác động tiêu cực.
Truyền hình là một trong những loại hình truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận. Sức mạnh đó đến từ sự tin tưởng của công chúng đối với chất lượng và nội dung thông tin được kênh sóng truyền hình đưa ra. Những thông điệp được đưa ra trên truyền hình nếu được thể hiện bởi các nhân vật mẫu ấn tượng, nội dung cô đọng, hình thức mới lạ có thể dẫn đến sự thay đổi hành vi một cách ngoạn mục. Truyền hình ảnh hưởng đến nhận thức về các chuẩn mực xã hội của công chúng trẻ, từ đó sẽ hỗ trợ cho nỗ lực thay đổi hành vi của họ. Bởi vậy, có thể nói, niềm tin mà truyền hình có được từ công chúng đã làm nên
98 những điều kì diệu. Sức mạnh của niềm tin này có thể làm thay đổi bộ mặt xã hội.
Bảng 12: Mức độ thiết thực của các nội dung trên kênh VTV6
Bảng 12 là các số liệu khảo sát mức độ dễ tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống thông qua nội dung các chương trình trên kênh VTV6.
Hiện nay kênh VTV6 phủ sóng toàn quốc với thời lượng 18 tiếng/ngày với nội dung thuộc nhiều lĩnh vực: nghệ thuật – giải trí, kiến thức, văn hóa – phong tục, tâm sinh lý. Đánh giá về mức độ thiết thực của các nội dung này, có 91,12 % khán giả (513 phiếu) cho rằng mảng nghệ thuật – giải trí mang nội dung dễ tiếp thu và vận dụng vào cuộc sống nhất. Có 30,02% khán giả (169 phiếu) lựa chọn mảng kiến thức. Có 21,14% khán giả (119 phiếu) lựa chọn mảng văn hóa – phong tục và chỉ có 9,24% khán giả (52 phiếu) lựa chọn mảng tâm sinh lý.
Nghệ thuật – giải trí bao giờ cũng là nội dung dễ tiếp thu và vận dụng vào cuộc sống nhất bởi tính chất nhẹ nhàng, thư giãn của những chương trình thuộc lĩnh vực này. Bên cạnh đó, đây cũng là lĩnh vực được nhiều khán
99 giả quan tâm, do đó tỉ lệ đông khán giả lựa chọn mảng nghệ thuật – giải trí là điều dễ hiểu.
Tâm sinh lý luôn luôn là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm không chỉ với lứa tuổi mới lớn mà với ngay cả những người đã ở độ tuổi trưởng thành. Trong những giai đoạn phát triển quan trọng của cuộc đời, đặc biệt là lứa tuổi 13 – 18, là giai đoạn chuyển giao từ trẻ con sang người lớn, là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm và cần sự định hướng một cách tích cực và đúng đắn để trẻ hình thành nhân cách, do đó việc được tư vấn đầy đủ về tâm sinh lý là một việc cực kỳ cần thiết. Khán giả thuộc những lứa tuổi khác, 18 – 22 hay 22 – 25 cũng thường gặp rất nhiều vấn đề về tâm sinh lý, do đặc điểm riêng tư và phức tạp của những vấn đề này mà ít khi công chúng được công khai. Hơn nữa, do môi trường giáo dục và những quan niệm truyền thống của người Việt, những vấn đề tâm sinh lý không phải lúc nào cũng được tư vấn hay trợ giúp một cách thẳng thắn và thấu đáo. Do đó, mảng nội dung về tâm sinh lý của giới trẻ cũng là một mảng quan trọng mà kênh VTV6 cần chú ý khai thác và điều chỉnh phương cách thể hiện để khán giả dễ tiếp thu và vận dụng hơn.
Trong "Thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng" năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng, một tờ báo không được đại đa số ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo". Người nhấn mạnh thước đo hiệu quả của báo chí chính là nhận thức của công chúng. "Nếu các bạn viết báo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng khen hay, thế là các bạn tiến bộ. Trái lại là các bạn chưa thành công.”
Viết cho quần chúng và viết về quần chúng, đó là hai nội dung thống nhất, chặt chẽ với nhau, đòi hỏi người làm báo phải không ngừng rèn luyện, "đi sâu vào thực tiễn, gắn bó với cuộc sống đang biến chuyển mạnh mẽ". Nhưng quần chúng không phải là đối tượng chung chung; bạn đọc của mỗi
100 tờ báo lại có đặc thù riêng, nhu cầu, trình độ và sở thích riêng. Do đó, muốn làm tốt nhiệm vụ của mình, nhà báo phải xác định được đối tượng chính để tờ báo hướng tới phục vụ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Mục đích chung của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, giữ gìn hoà bình của thế giới. Nhưng một tờ báo của nhân dân, báo của công dân, báo của thanh niên, báo của phụ nữ… nên có đặc điểm của nó, về hình thức thì không rập khuôn, rập khuôn thì báo nào cũng thành khô khan, làm cho người xem dễ chán".
Bảng 13: Mong muốn tham gia vào các chƣơng trình Bảng 13a: Mức độ sẵn sàng tham gia
101
Bảng 13b: Vai trò mong muốn
Dựa vào những ý kiến thu nhận được từ bảng 13a, chúng ta thấy được các khán giả trẻ vẫn ngần ngại trước việc tham gia vào các chương trình của chính họ (47,78% suy nghĩ trước khi nhận lời và có 40,14% sẽ ngay lập tức nhận lời) nhưng không phải là họ không muốn tham gia; quan trọng là được tham gia với vai trò như thế nào.
Với bảng 13b, ngoài những khán giả không muốn tham gia vào công việc này (13,68%) và 30,91% khán giả trẻ chỉ muốn tới theo dõi chương trình thì hơn một nửa các ý kiến cho rằng họ muốn trực tiếp được tham gia vào việc sáng tạo và sản xuất các chương trình dành cho chính mình. Sức sáng tạo của VTV6 là điểm được mọi người đánh giá cao và luôn khuyến khích phát huy. Vì vậy VTV6 cần tận dụng nhiệt huyết, tình yêu nghề và nhất là khả năng sáng tạo của các khán giả trẻ để làm mới các chương trình; cần mở rộng mối quan hệ và tính tương tác với các khán giả trẻ, không chỉ kéo họ đến trước ti vi mà còn đưa họ trực tiếp tham gia vào các chương trình này để sức sáng tạo được lan tỏa hơn nữa.
102
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Nhìn chung , VTV6 vừa mới trình làng , nó là thế hệ sinh sau đẻ muộn nên không thể tránh khỏi những ha ̣n chế , khó khăn . Nhưng trong tương lai không xa đây sẽ là mô ̣t kênh truyền hình v ững mạnh và chắc chắn sẽ cạnh tranh ma ̣nh mẽ với các kênh truyền hình chuyên biệt khác để thu hút các khán giả trẻ.
Trong bối cảnh nở rộ các kênh truyền hình, VTV6 đã nhanh chóng xác định màu sắc riêng của mình: đó là đồng hành và giúp người trẻ thành công, trở thành lớp người kế tục xây dựng sự nghiệp đất nước. Các chương trình của VTV6 hướng đến giáo dục nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, đề cập tới