Thực trạng đáp ứng nhu cầu các chƣơng trình truyền hình chuyên

Một phần của tài liệu Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 76)

biệt cho giới trẻ trên kênh VTV6

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu tâm lý cũng như thói quen theo dõi truyền hình của khán giả trẻ đối với kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ VTV6; trên cơ sở đó chỉ ra tính cấp thiết phải xây

76 dựng và ngày một hoàn thiện kênh truyền hình này như đúng mục tiêu đề ra

“VTV6 - Không gian gặp gỡ của giới trẻ”.

Căn cứ vào mục đích trên, chúng tôi đã thiết lập một bảng hỏi nhằm trả lời các vấn đề sau :

 Đặc điểm của khán giả  Mục đích, mật độ theo dõi

 Các chương trình yêu thích, mức độ yêu thích

 Đánh giá về nội dung, hình thức, thời gian phát sóng  Nhận xét về các chương trình

 Mong muốn tham gia, đóng góp cho VTV6

 So sánh với một vài kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ đang phát sóng tại Việt Nam

Sau khi lập phiếu hỏi, chúng tôi tiến hành chọn mẫu để phát phiếu hỏi (phương pháp chọn mẫu được thực hiện theo cách lấy mẫu điển hình, đối tượng được chọn là các khán giả đã từng xem kênh VTV6 nằm trong độ tuổi từ 13-24). Khu vực chúng tôi phát phiếu chủ yếu là các thành phố và một số huyện ở nông thôn: Hà Nội (bao gồm Hà Tây cũ), Thái Nguyên, Nghệ An, Hòa Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Tổng số phiếu phát ra là 600 phiếu, số phiếu thu về là 571 phiếu trong đó số phiếu hợp lệ là 563 phiếu. Đây là ý kiến của các bạn trẻ thuộc rất nhiều khu vực sinh sống (nông thôn, thành thị, miền núi, đồng bằng) và tập trung chủ yếu vào lứa tuổi thanh thiếu niên từ 13 đến 24 (dựa trên đề xuất nhóm đối tượng chủ yếu của VTV6 và YANTV) nên chúng tôi nhận định nó có thể đại diện cho phần lớn giới trẻ.

77  Khán giả từ 13 đến 16 tuổi chiếm 15,45% (87 phiếu)

 Khán giả từ 16 đến 18 tuổi chiếm 38,37% (216 phiếu)  Khán giả từ 18 đến 22 tuổi chiếm 31,62% (178 phiếu)  Khán giả từ 22 đến 24 tuổi chiếm 14,56% (82 phiếu)

Sau đây là một số kết quả mà chúng tôi thu nhận được thông qua phát phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn sâu một số bạn trẻ trong độ tuổi thanh thiểu niên. Kết quả cụ thể được tổng hợp vào các bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1: Mức độ xem truyền hình chuyên biệt của khán giả trẻ

Kết quả bảng 1 cho thấy, truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ (mà chủ thể được khảo sát ở đây là kênh VTV6 - Kênh truyền hình dành cho giới trẻ của Đài Truyền hình Việt Nam) là loại hình báo chí chưa thu hút được nhiều khán giả trẻ tuổi, đặc biệt là đối tượng chính học sinh, sinh viên.

Theo các nhà nghiên cứu về tâm lý học báo chí và tâm lý học truyền thông, học sinh và sinh viên vốn là đối tượng khán giả rất quan tâm đến truyền hình, yêu thích các chương trình truyền hình. Các nghiên cứu cũng

78 chỉ ra nguyên nhân là: hai thành phần khán giả này có nhiều thời gian rảnh rỗi để xem truyền hình và họ ít có những mối quan tâm chi phối đến tâm trạng của họ trong đời sống thực nên họ hướng sự quan tâm tới các thông tin trên truyền hình. Tuy nhiên bảng 1 lại cho thấy lượng thời gian mà khán giả theo dõi kênh VTV6 không nhiều. 41,74% khán giả chỉ xem từ 1 - 2 tiếng/ngày và 18,11% khán giả chỉ xem dưới 1 tiếng/ngày.

Xem ti vi là hoạt động phổ biến của mọi người dân, đặc biệt là tầng lớp khán giả trẻ. Theo nghiên cứu của CREDOC (Pháp) về “Condition de vie et les Aspirations” năm 2010 đã chỉ ra rằng trung bình mỗi người dành ra đến 29 tiếng/tuần để xem truyền hình (tương đương với 4 giờ/ngày). Trong bảng 1, con số theo dõi kênh VTV6 từ 2 – 4 tiếng/ngày chiếm 33,93% (191 phiếu). Và số người theo dõi kênh VTV6 trên 4 tiếng/ngày chỉ chiếm 6,22% (35 phiếu).

Vậy nguyên nhân nào đã khiến khán giả không thường xuyên theo dõi kênh VTV6? Do thời điểm phát sóng chưa phù hợp, nội dung không hấp dẫn hoặc không thiết thực với nhu cầu của khán giả? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về mục đích xem truyền hình của giới trẻ và thu được kết quả như sau:

79 Bảng 2 cho thấy mục đích xem truyền hình của khán giả là rất rõ ràng:

 80,46% khán giả (453 phiếu) xem kênh VTV6 với mục đích giải trí đơn thuần.

 18,29% khán giả (103 phiếu) xem kênh VTV6 với mục đích tìm hiểu kiến thức, văn hóa.

 Chỉ có 1,24% khán giả (7 phiếu) xem kênh VTV6 với mục đích học kỹ năng sống.

Trong tỉ lệ 80,46% khán giả xem truyền hình với mục đích giải trí đơn thuần, có 54,72% khán giả là học sinh, sinh viên và 25,74% khán giả thuộc các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, có 13,54% số khán giả là học sinh, sinh viên xem kênh VTV6 với mục đích tìm hiểu kiến thức, văn hóa, khán giả thuộc nhóm các ngành nghề khác chỉ chiếm 4,75%. Điều này cho thấy thanh thiếu niên chưa học hỏi được nhiều điều từ kênh truyền hình chuyên biệt dành cho họ. Như vậy có thể thấy kênh VTV6 mới chỉ đáp ứng được nhu cầu giải trí của khán giả mà chưa đáp ứng được nhu cầu học hỏi, mở mang kiến thức, hoàn thiện bản thân của lớp khán giả trẻ.

Trong các đầu mục chương trình phát sóng thường kỳ của kênh VTV6, số chương trình mang nội dung chính luận khá nhiều, như: Người đương

80

thời, Sinh ra từ làng, Đối thoại trẻ, Làm theo lời Bác… chứa đựng nhiều nội dung mang tính giáo dục cao. Những chương trình giải trí như Gia đình trẻ, Chai thủy tinh, Nút Rec của tôi, Tôi yêu Hà Nội… cũng cung cấp được nhiều thông tin về các mảng đời sống, văn hóa, xã hội. Từ đó có thể thấy kênh VTV6 chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu kiến thức, văn hóa và học hỏi kỹ năng sống cho khán giả là bởi những nội dung này chưa được thể hiện bằng những cách thức sinh động, thú vị đủ lôi kéo được sự quan tâm của các bạn trẻ.

Bảng 3: Kênh truyền hình đƣợc giới trẻ yêu thích hiện nay

Khảo sát trên các kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ hiện nay, gồm: YanTV, Yeah1TV, Disney Channel, ITV, chúng tôi thu được kết quả sau:

 Tỉ lệ khán giả theo dõi kênh YanTV là 90,59% (510 phiếu)  Tỉ lệ khán giả theo dõi kênh Yeah1TV là 0,71% (4 phiếu)

81  Tỉ lệ khán giả theo dõi kênh Disney Channel là 36,06% (203

phiếu)

 Tỉ lệ khán giả theo dõi kênh ITV là 11,19% (63 phiếu)

Trong số các kênh khảo sát ở trên (khán giả có quyền lựa chọn nhiều kênh), chỉ có kênh Disney Channel là một kênh truyền hình nước ngoài. Các kênh còn lại, gồm YanTV, Yeah1TV và ITV đều là những kênh truyền hình do Việt Nam sản xuất với nội dung khá gần gũi với những vấn đề mà giới trẻ Việt Nam hiện nay đang quan tâm.

Đại đa số khán giả được hỏi đều yêu thích kênh YanTV, họ cho rằng đây là một kênh truyền hình hấp dẫn, phù hợp với giới trẻ. Cụ thể như sau:

 Đây là kênh truyền hình chuyên về âm nhạc, phù hợp với nhu cầu giải trí của giới trẻ.

 Nhiều chuyên mục với nội dung phong phú hấp dẫn, thu hút khán giả trẻ: Leo&U, Sao 24/7, Yan VPOP20, Chỉ có thể là Yan

 Giúp giới trẻ tiếp cận với những chương trình giải trí hấp dẫn đang nổi tiếng trên thế giới như America's Best Dance Crew (Mỹ), MScandal (Hàn Quốc)…dưới hình thức Việt hóa (phụ đề tiếng Việt)

 Nhiều hình ảnh đẹp, hình thức thể hiện sinh động với phong cách trẻ trung, hiện đại.

 Cập nhật nhanh và nhiều tin tức mới nhất của làng âm nhạc Việt Nam và thế giới.

 Những người dẫn chương trình đều có ngoại hình ưa nhìn, phong cách độc đáo, cá tính và năng động.

 Đặc biệt phù hợp để thư giãn và giải tỏa căng thẳng.

Tuy nhiên, do là một kênh chuyên về âm nhạc và giải trí nên kênh YanTV không mang nhiều tính giáo dục, định hướng cho giới trẻ. Kênh âm nhạc này chủ yếu chạy theo những trào lưu đang thịnh hành trong giới trẻ,

82 phát sóng những nội dung mà giới trẻ tò mò muốn biết như đời tư các ngôi sao, hậu trường giới âm nhạc hoặc các clip đang “hot”. Do đó, các khán giả ở lứa tuổi 13 – 16, là lứa tuổi còn chưa định hình được tính cách, chưa có quan điểm sống và mục đích sống rõ ràng sẽ rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thế giới hào nhoáng của các nghệ sĩ nói riêng và giới giải trí nói chung, đặc biệt là trong thời điểm thị trường âm nhạc Việt Nam còn nhiều xô bồ như hiện nay.

Và cũng do đặc thù này nên kênh YanTV không cung cấp được các nội dung chính trị, thời sự, kinh tế… cho giới trẻ. Thực tế cho thấy, giới trẻ ở các nước phát triển có kiến thức về chính trị, kinh tế khá phong phú, vì vậy họ mạnh dạn, tự tin hơn trong việc tiếp cận thực tiễn cuộc sống. Thế giới đã nhiều lần kinh ngạc trước sự am hiểu về chính trị - xã hội của các bạn trẻ như cậu bé người Mỹ 11 tuổi xin phỏng vấn tổng thống Obama;, hay Mark Zuckerberg – người đã sáng lập mạng xã hội Facebook được hàng triệu người sử dụng. Và truyền hình đóng vai trò lớn trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến đời sống xã hội cho họ. Truyền hình cũng phản ánh những tấm gương điển hình đã thành công trong giới trẻ để tuyên truyền, cổ vũ họ phấn đấu. Vấn đề đặt ra là bằng cách nào để giáo dục và định hướng cho khán giả trẻ một cách hiệu quả?

Vì vậy, năm 2007, kênh VTV6 ra đời với mong muốn đáp ứng được nhu cầu thông tin cho giới trẻ song dường như mục tiêu truyền tải thông tin thời sự, kinh tế một cách sinh động, hấp dẫn phù hợp với tâm lý tiếp nhận của giới trẻ vẫn chưa thành công. Khảo sát về mức độ hài lòng của khán giả trẻ về nội dụng và hình thức các chương trình trên kênh VTV6, chúng tôi nhận được kết quả sau:

Bảng 4: Mức độ hài lòng về chƣơng trình Bảng 4a:

83

Bảng 4b:

Với những kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy chưa có bất kỳ chương trình nào của VTV6 được đánh giá là rất hài lòng về nội dung cũng như về hình thức (0%). Cụ thể các mức độ:

 Hài lòng: về nội dung (30,37%) và về hình thức (24,16%)  Bình thường: về nội dung (66,25%) và về hình thức (71,23%)  Không hài lòng: về nội dung (3,37%) và về hình thức (4,62%)

84 Để củng cố thêm ý kiến của mình về sự hài lòng đối với VTV6, bạn Trần Trà My, Nhà 11A, FA201, Ngõ 95 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội nhận xét: “VTV6 là kênh tôi chọn để hiểu thêm về cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của những bạn trẻ-họ đang nghĩ gì, đang làm gì, đang sống như thế nào và họ đã đạt được những thành công và cả thất bại ra sao. VTV6 đặc biệt rất chú trọng đến việc để thanh niên chúng tôi có cơ hội được bày tỏ quan điểm, được nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề gai góc trong xã hội, nhiều vấn đề từ trước đến nay vẫn được coi là chuyện người lớn”.

Tuy nhiên, vẫn còn đó sự không hài lòng (cho dù chỉ chiếm con số rất nhỏ) và một số lượng đông đảo khán giả cho rằng chất lượng kênh VTV6 mới chỉ dừng lại ở cấp độ bình thường. Sở dĩ có điều đó là do kinh nghiệm sản xuất chương trình truyền hình chưa có nhiều nên một số chương trình của Ban Thanh thiếu niên vẫn còn thiếu chiều sâu về mặt nội dung, cách thể hiện còn đơn điệu, khó hấp dẫn được các bạn trẻ theo dõi.

Hơn nữa, các chương trình của VTV6 nhìn chung còn đều đều, chưa có những chương trình đinh, những chương trình thực sự nổi bật để tạo ấn tượng sâu sắc cho khán giả cũng như hấp dẫn các nhà tài trợ và khách hàng quảng cáo.

Mặt khác, một phần cũng do lịch phát sóng của VTV6 chưa thật sự khoa học và còn nhiều vấn đề tồn tại.

Bảng 5: Mức độ phù hợp của lịch phát sóng kênh VTV6 Bảng 5a

85 40,14% 59,86% Phù hợp Chưa phù hợp Bảng 5b

86 Bảng 5a cho thấy 59,86% tỉ lệ khán giả (337 phiếu) cho rằng thời điểm phát sóng các chương trình của kênh VTV6 là chưa phù hợp với họ, chỉ có 40,14% khán giả (226 phiếu) cho rằng thời điểm này là phù hợp với họ.

Bảng 5b cho thấy thời điểm khán giả theo dõi kênh VTV6 nhiều nhất là từ 20h trở đi (có 50,09% khán giả, tương đương 282 phiếu lựa chọn thời điểm này). Vào khoảng thời gian từ 8h – 12h có 9,96% khán giả (56 phiếu) theo dõi kênh VTV6; từ 12h – 17h có 20,07% khán giả (113 phiếu) xem kênh VTV6; từ 17h – 20h có 19,89% khán giả (112 phiếu) xem kênh VTV6.

Phần lớn khán giả của kênh VTV6 đều đang là học sinh, sinh viên hoặc đang làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp…, vì vậy thời điểm từ 8h – 17h các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần là khoảng thời gian họ đang làm việc hoặc học tập nên sẽ không thể theo dõi ti vi thường xuyên được. Từ 17h – 20h là thời gian dành cho các sinh hoạt thường ngày như: ăn cơm chiều, vệ sinh cá nhân… do đó lượng khán giả thường xuyên xem ti vi cũng không nhiều hoặc xem ti vi trong tình trạng không tập trung.

Khung giờ từ sau 20h trở đi luôn là một khung giờ “vàng” đối với các kênh truyền hình nói chung và kênh VTV6 nói riêng. Do đó, để tăng lượng khán giả cũng như tăng hiệu quả truyền thông, kênh VTV6 nên sắp xếp các chương trình hấp dẫn hoặc quan trọng vào khung giờ này. Riêng vào các ngày nghỉ cuối tuần (thứ Bảy và Chủ nhật), có thể xếp giờ phát sóng vào khung 12h – 17h.

Thực tế cho thấy, một số chương trình có khung giờ phát sóng hợp lý có lượng khán giả thường xuyên cao hơn hẳn các chương trình nội dung tốt nhưng giờ phát sóng thiếu hợp lý. Có thể nêu một vài ví dụ như sau:

 Chương trình Nút Rec của tôi - chương trình tập hợp những clip do chính các khán giả gửi về - phát sóng vào khung giờ rất hợp

87 lý: 21h thứ Tư hàng tuần có 37,48% khán giả thường xuyên theo dõi.

 Chương trình Sáng bừng sức sống - cuộc thi tìm kiếm và đào tạo thành viên của nhóm nhạc nữ chuyên nghiệp – phát sóng vào 21h Chủ nhật hàng tuần có 39,96% khán giả theo dõi.

Tham khảo số liệu chi tiết ở bảng 6 dưới đây

Bảng 6: Mức độ theo dõi các chƣơng trình cụ thể

Chƣơng trình/Mức độ

Thƣờng

xuyên Thỉng

thoảng Hiếm khi

Chƣa xem

Vũ điệu xanh 21,67 37,66 40,32 0,36

Sáng bừng sức sống 39,96 36,06 23,37 0,71

Vân tay 20,43 72,11 4,62 2,84

Chai thủy tinh 1,95 49,91 32,68 15,28

Lựa chọn của tôi 23,62 44,76 1,6 30,02

Thư viện cuộc sống 21,85 36,94 29,84 11,37

Đối thoại trẻ 2,49 46,89 31,97 18,65 Chƣơng trình/Mức độ Thƣờng xuyên Thỉng

thoảng Hiếm khi

Chƣa xem

Nút Rec của tôi 37,48 42,98 18,65 0,89

Nối mạng ý tưởng 4,26 21,49 66,79 7,46

Nhà tròn 12,97 34,64 51,87 0,53

Sinh ra từ làng 6,93 14,92 73,71 4,44

Cùng với đó, các khán giả trẻ cũng cho rằng một phần mình chưa thật sự gắn bó than thiết với VTV6 bởi kênh này đang có một sự thiếu hụt về các lĩnh vực mà họ quan tâm.

88

Bảng 7: Những nội dung cần bổ sung trên kênh VTV6

Bảng 7 cho thấy rõ ràng những mảng nội dung mà khán giả trẻ mong muốn kênh VTV6 sẽ bổ sung. Có 3,02% khán giả (17 phiếu) mong muốn kênh VTV6 bổ sung thêm những chương trình phổ biến kiến thức. Chiếm tỉ lệ cao nhất là 68,74% khán giả (387 phiếu) mong muốn VTV6 bổ sung thêm các chương trình giáo dục kỹ năng. 10,48% khán giả (59 phiếu) muốn tăng cường các chương trình giải trí. 3.02% khán giả (17 phiếu) mong muốn được xem các chương trình định hướng tư tưởng, tâm sinh lý nhiều hơn. 14,74% khán giả (83 phiếu) muốn bổ sung các chương trình văn hóa.

Một phần của tài liệu Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 76)