Quá trình phát triển của truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 33)

2. Truyền hình chuyên biệt

2.4 Quá trình phát triển của truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ năm 2000 việc phát triển các kênh truyền hình trả tiền chính thức xuất hiện với sự ra đời của Trung tâm dịch vụ kĩ thuật truyền hình cáp (tiền thân trước đây là Trung tâm truyền hình cáp- MMDS) đã đánh dấu một bước phát triển mới của truyền hình Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Truyền hình cáp với sức mạnh số mang lại những kết nối vượt đại dương, khán giả được hòa đồng với hơi thở chung của nhiều khu vực trên thế giới.

Năm 2001 có thể coi là năm bước ngoặt của Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV) khi đơn vị này chính thức triển khai mạng truyền hình cáp hữu tuyến và tiếp theo là truyền hình số vệ tinh DTH trên toàn quốc. Cho đến nay tổng số kênh phát sóng (tính cả chương trình do VCTV sản xuất và mua bản quyền) đã lên trên 60 kênh và sẽ tiếp tục tăng thêm nhiều kênh trong thời gian tới. Đối tượng khán giả được các đài truyền hình chăm sóc ngày

33 một cụ thể chi tiết hơn. Trước đây thực đơn chương trình sẽ là tất cả các “món” được bày ra cho tất cả mọi người, ai ăn “món” nào chọn “món” đó, “món” mình cần chưa bày ra thì phải đợi. Cụ thể, trước đây các bà, các chị muốn xem phim Việt Nam thì phải đợi hết chương trình này chương trình khác rồi mới đến phim truyện. Nay muốn xem phim truyện Việt chỉ cần bật kênh VCTV2.

Tương tự, truyền hình kỹ thuật số VTC ra đời hơn 5 năm nhưng đã được công chúng đánh giá rất cao. Xem VTC, khán giả không phải trả tiền thuê bao hàng tháng như VCTV nhưng lại phải bỏ chi phí một lần, hoặc nhiều lần tùy vào mức độ nâng cấp bộ giải mã gắn với ti vi. Mọi chương trình trên kênh này đều tạo điều kiện để giới trẻ thể hiện mình. Đều đó giúp cho sự tương tác giữa nhà đài và khán giả được mật thiết hơn.

Tháng 3 năm 2007 khán giả thuộc giới doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động tài chính Ngân hàng và chứng khoán Việt Nam có một kênh truyền hình riêng - kênh Info TV – VCTV9. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là kênh thông tin tài chính kinh tế chuyên biệt đầu tiên và duy nhất ở Việt nam, phát sóng trên toàn quốc thông qua hệ thống truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh DTH và trao đổi bản quyền với các nhà cung cấp truyền hình trả tiền khác tại Việt Nam. Đây là kênh truyền hình được đầu tư lớn và cũng là một trong những kênh truyền hình có doanh thu từ quảng cáo, tài trợ lớn nhất trong hệ thống kênh truyền hình trả tiền của Truyền hình Việt Nam. Từ việc xác định khán giả là giới đầu tư, doanh nhân doanh nghiệp, người có thu nhập cao, khách hàng tài trợ quảng cáo là các ngân hàng, tập đoàn tài chính đầy lợi thế.

Xét về điều kiện phát triển thì VCTV có nhiều thuận lợi hơn so với các đài truyền hình khác khi phát triển các chương trình, dịch vụ bởi dù sao đơn vị này cũng nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía VTV. Hậu thuẫn về

34 thông tin, đội ngũ nhân sự thực hiện sản xuất chương trình và hơn thế nữa là hậu thuẫn về giá trị thương hiệu Truyển hình Việt Nam.

Nếu lấy cột mốc là tháng 4/2007 khi kênh dành cho thanh thiếu niên VTV6 ra mắt, đến nay đã có hàng chục kênh truyền hình "made in VN" mới ra đời. Trong đó, kênh VTV9 mang đậm chất Nam bộ phục vụ khán giả vùng Đông Nam bộ và bắc sông Hậu hiện đang bắt đầu chinh phục khán giả toàn quốc qua hệ thống truyền hình cáp kể từ tháng bảy.

Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển này. Từ kênh chuyên về thể thao, HTV2 đã và đang được cải tiến thành kênh giải trí tổng hợp. HTV3 vốn là kênh dành cho thiếu nhi nay cũng mở rộng đối tượng phục vụ. Cả hai kênh này trước đây phát trên trên cáp HTVC, nay có mặt cả trên hệ thống cáp SCTV và analog miễn phí. Trên hệ thống truyền hình cáp và kỹ thuật số tình hình lại càng "rôm rả”. Cụ thể HTVC lần lượt ra đời kênh HTVC phụ nữ, HTVC du lịch, HTVC mua sắm, Astro cảm xúc (phim)... SCTV vừa bổ sung thêm kênh Sao Tivi (dành cho thiếu nhi), Yeah1 TV (dành cho giới trẻ), thử nghiệm kênh Nhịp cầu mua sắm. Hệ thống truyền hình cáp VCTV cũng đã ra mắt hai kênh O2 tivi (sức khỏe và cuộc sống), TV shopping (mua sắm)...Dù là đài địa phương nhưng Bình Dương mới phát triển thêm kênh BTV4 (phim truyện), BTV9 (văn hóa - du lịch - lịch sử).

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, truyền hình cáp chuyên biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian của khán giả. Sự bận rộn trong đời sống hiện đại khiến thời gian bị phân tán, đôi khi thời lượng dành cho giải trí trở thành hiếm hỏi và có thể bị cản trở nếu thời gian biểu của họ không phù hợp với thời gian phát sóng một chương trình họ yêu thích của một kênh tổng hợp. Điều này không có gì hơn là sự chuyên biệt về kênh, với nội dung được trình chiếu 24/24 h, đảm bảo sự linh hoạt của lựa chọn. Cũng

35 bởi do làm chuyên sâu về một vấn đề nên các kênh chuyên biệt thật sự có điều kiện đi sâu tìm hiểu thật cặn kẽ vấn đề chương trình của họ, vì thế chất lượng nội dung sâu sắc hấp dẫn. Ngoài ra, sức hấp dẫn của truyền hình quan trọng ở hình ảnh, màu sắc, âm thanh…những yếu tố này đòi hỏi sự công phu trong tìm tòi và sáng tạo, mà hầu hết các kênh chuyên biệt đều hướng tới. Xem xét thật kĩ các kênh, chúng ta đều thấy chúng được biểu hiện một cách đa dạng và khá tinh tế trong truyền tải nội dung thông tin cũng như giải trí. Tất nhiên điều này có được dựa trên sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, song không thể thiếu sự sáng tạo đầy tài hoa của những người làm truyền hình. Chính sự chuyên nghiệp và không lặp lại trong mỗi kênh chuyên biệt giúp chúng trở thành những lựa chọn không thể thiếu của khán giả khi đến với truyền hình.

Có thể nói thị trường Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng cho các kênh truyền hình chuyên biệt trả tiền này bởi tỷ lệ hộ gia đình sử dụng truyền hình cáo vẫn còn khá thấp so với mức 50 - 60% ở nhiều nước trên thế giới. Trong số hơn 50 nhà cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam hiện nay, Canal+ là hãng nước ngoài đầu tiên lao vào cuộc đua dành “miếng bánh” tiềm năng này. Hãng truyền hình nổi tiếng của Pháp với hơn 13 triệu thuê bao đã hợp tác với VTV, với sản phẩm “con chung” là K+ đến nay có gần 200.000 thuê bao, chiếm gần 10% thị phần truyền hình chuyên biệt trả tiền. Theo nhận định của nhiều chuyên gia ngành Truyền hình, thể loại này sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam trong thập kỷ này bởi theo Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2009, đến năm 2020 sẽ ngừng việc sử dụng truyền hình tương tự để chuyển sang công nghệ số. Đây cũng là xu hướng phát triển chung của truyền hình thế giới, việc số hoá truyền hình cũng gắn liền với sự dịch chuyển từ truyền hình quảng bá (không trả tiền) sang truyền hình trả

36 tiền và chắc chắn sự ra đời ồ ạt của các kênh truyền hình trả tiền là điều tất yếu.

Có thể nói giúp sức cho sự ra đời ồ ạt của các kênh truyền hình mới (cả

trên analog lẫn truyền hình cáp và kỹ thuật số) phải kể đến sự tham gia của các công ty quảng cáo và các công ty truyền thông tư nhân. Nếu như trước đây họ chỉ hợp tác với các nhà đài ở từng chương trình theo cách phối hợp thực hiện thì nay họ kiêm luôn việc lo nội dung toàn bộ kênh và nhà đài chỉ là người kiểm duyệt sau cùng trước khi lên sóng. Chính từ sự chuyên biệt hóa các kênh truyền hình khiến thách thức của những người làm chương trình ngày một lớn hơn. Thách thức về khối lượng chương trình phát sóng là không nhỏ. Hơn thế nữa thách thức về chất lượng các chương trình là yêu tố sống còn của các kênh truyền hình bởi càng chuyên biệt hóa chương trình thì đối tượng bạn xem truyền hình càng khó tính hơn và đòi hỏi cao hơn.

Không những thế, sự bùng nổ kênh như hiện nay cũng đang dẫn đến một thực tế là thiếu hụt nghiêm trọng chương trình phát sóng. Để giải quyết tình trạng nan giải này, các nhà đài đã sử dụng triệt để những chương trình do mình sản xuất. Thế nên nếu theo dõi kỹ sẽ thấy các chương trình phim, ca nhạc, game show, talk show, reality show… chạy vòng vòng quanh các kênh

theo kiểu “bình mới rượu cũ” khiến khán giả dễ nhàm chán. Đó là hạn chế

lớn vì bắt khán giả “đọc báo” tới 2 lần hoặc hơn thế nữa. Điều này một phần

cũng bởi đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn quá mỏng và trình độ nghiệp vụ chuyên môn còn khá hạn chế nên dẫn tới tình trạng quay vòng nội dung, tần suất phát lại khá lớn làm cho những khán giả trung thành dễ quay lưng lại với chương trình và những khán giả mới sẽ dễ dàng có lý do từ chối tiếp tục theo dõi kênh chuyên biệt này hơn.

37

Một phần của tài liệu Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)