Thuâ ̣t ngữ xã hô ̣i hóa thông tin đã và đang được các nhà nghiên cứu và các nhà tổng kết lý luận thông tin, các cơ quan báo - đài quan tâm, thảo luận. Tuy nhiên, việc xã hội hóa trên kênh VTV6 dường như mới chỉ phát huy trong thời gian đầu phát sóng và ngày càng có dấu hiệu suy thoái dần.
Theo nhà báo Hữu Tho ̣ : xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình là để cho các tổ chức , cá nhân có thể tham gia sản xuất các chương trình truyền hình nhằm thu hút trí tuệ của toàn xã hội để nâng ca o chất lươ ̣ng chương trình. Ngoài những chương trình do các đơn vị có chuyên môn và kỹ thuâ ̣t về truyền hình sản xuất , nhà đài cũng nên lưu ý với những cá nhân không chuyên vì đôi khi những hình ảnh mà các “phóng viên ” nghiê ̣p dư quay chô ̣p đươ ̣c la ̣i rất đắt giá .
114 Có 2 phương thức xã hội hóa :
Xã hội hóa toàn phần : Là các đơn vị, tổ chức, cá nhân hay các công ty truyền thông có thể sản xuất toàn bộ chương trình có nội dung phù hợp, sau đó được phát sóng trên kênh VTV6 như :
Hành trình âm nhạc, Vietnam Idol, Dù bạn ở đâu…
Xã hội hóa một phần : là các đơn vị, tổ chức, cá nhân hay các công ty truyền thông sản xuất chương trình truyền hình (hoặc phối hợp sản xuất với VTV6) sau đó sẽ được nghiệm thu và phát sóng trên kênh VTV6 như : Thế hệ tôi, Sáng bừng sức sống, Nút Rec của tôi…
Truyền hình dành cho thanh thiếu niên là mô ̣t kênh truyền hình rất cần triển khai theo hình thức xã hô ̣i hóa . Nếu đem yêu cầu về tính chuyên nghiê ̣p, đô ̣ chuẩn mực về kỹ thuâ ̣t và cách thức triển khai thông tin để xây dựng các tác phẩm truyền hình e rằng nó sẽ làm cho công chúng trẻ tuổi chán nản khi theo dõi thông tin . Thế hê ̣ nào , tư duy đó . Giới trẻ là những người thường xuyên thay đổi về nhu cầu bởi ho ̣ rất nha ̣y cảm với cái mới . Đặc biệt hơn , thanh thiếu niên là những người áp dụng cái mới mô ̣t cách nhanh chóng , sáng tạo. Chính vì thế , truyền hình muốn lôi cuốn công chúng trẻ phải hay, phù hợp và mới lạ thì k hông có gì thú vi ̣ và hấp dẫn thanh thiếu niên hơn viê ̣c chính ho ̣ trực tiếp tham gia sản xuất chương trình truyền hình , thể hiê ̣n ý tưởng với những người sản xuất . Nhờ đó , thông tin đươ ̣c nhìn nhâ ̣n và phản ánh qua lăng kính củ a người trẻ , được xắp xếp và thể hiê ̣n theo phong cách tư duy trẻ trung . Có một thực tế là tính chuyên nghiệp thường ít đi liền với sự trẻ trung bởi càng chuyên nghiê ̣p thì các nhà báo và phóng viên càng đề cao chuẩn mực (đă ̣c biê ̣t là về kỹ thuâ ̣t và hàm lượng nô ̣i dung thông tin ). Nếu đem tư duy này để sản xuất tác phẩm cho giới trẻ thì hiê ̣u quả hấp dẫn ho ̣ không cao .
115 Qua đó cho thấy , VTV6 nên khai thác hiê ̣u quả của xã hô ̣i hóa truyền hình, đă ̣c biê ̣t là viê ̣c thu hút giới trẻ tham gia sản xuất các tác phẩm phát sóng. Trong giai đoa ̣n đầu , sự tham gia sáng ta ̣o của các ba ̣n trẻ vừa là cách thức quảng bá VTV 6 vừa là cách thức thu hút sự quan tâm chú ý của ho ̣ . Giới trẻ sẽ tò mò tìm hiểu kênh truyền hình mà họ có thể được tham gia sản xuất tác phẩm , học tập kinh nghiệm sản xuất của bạn bè , và chờ đợi tác phẩm của ho ̣ được phát sóng . Đặc biệt hơn , xã hội hóa truyền hình sẽ huy đô ̣ng sự sáng ta ̣o của tuổi trẻ để VTV6 luôn mới la ̣, từ đó tăng khả năng ca ̣nh tranh công chúng trẻ với các chương trinh truyền hình thuô ̣c các kênh khác .
Thực hiện đúng quy trình dành cho các chương trình xã hội hóa:
Bước 1: VTV6 phải kiểm duyệt từ khâu kịch bản cho các dự án chương trình đăng ký phát sóng của các đơn vị, các đối tác muốn sản xuất hay hợp tác sản xuất các chương trình xã hội hóa.
Bước 2: Sau khi thẩm định phần ý tưởng kịch bản, VTV6 đồng ý cho đối tác sản xuất hay hợp tác cùng sản xuất
Bước 3: Sau khi thực hiện xong đối tác nộp băng phát sóng cho Ban thư ký biện tập, lúc đó hội đồng thẩm định sẽ kiểm tra nội dung, góp ý, sửa chữa và cho phát sóng.
Như vậy, với công việc giám sát thông tin của các chương trình xã hội hóa, VTV6 sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, củng cố hội đồng nghiệm thu để thực hiện tốt quá trình xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình trong giai đoạn tới.
116
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Điều kiê ̣n hình thành kênh truyền hình chuyên biê ̣t đò i hỏi phải đảm bảo nhiều yếu tố , và việc tạo ra sự khác biệt hóa sản phẩm về nội dung và hình thức là một trong những yếu tố hàng đầu . Ngoài ra , việc chăm sóc khách hàng và chiến lược kinh doanh cũng là một trong những y ếu tố quan trọng, đặc biệt là với các khách hàng trong độ tuổi từ 13-24.
Trước hết, VTV6 cần phải chú ý đến việc nghiên cứu thay đổi nội dung sao cho phù hợp hơn với nhóm công chúng mục tiêu của mình. Cùng với đó là việc nghiên cứu nhu cầu tâm lý của giới trẻ để có thể phục vụ đối tượng này tốt hơn. Bên cạnh những chương trình thuần túy về giáo dục thì cần lồng ghép thêm những nội dung mang thiên hướng giải trí, pha chút vui nhộn để giảm bớt căng thẳng và sự nặng nề của thể loại kiến thức - giáo dục vốn rất khô khan.
Không những thế, VTV6 còn cần đẩy ma ̣nh hơ ̣p tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phát thanh , truyền hình để ho ̣c hỏi , tiếp thu các công nghê ̣ truyền hình tiên tiến , hiê ̣n đa ̣i trên thế giới . Viê ̣c đổi mới hê ̣ thống kỹ thuâ ̣t sẽ ta ̣o điều kiê ̣n tốt cho các phóng viên và kỹ thuâ ̣t viên hoa ̣t đô ̣ng sẽ hiê ̣u quả hơn . Hơn nữa, việc bồi dưỡng và đào tạo chuyên môn cho đội ngũ sản xuất (phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên, cộng tác viên) để có thể theo kịp với nhu cầu của công chúng và thực hiện theo đúng xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ đã đề ra.
Chúng ta cũng phải ghi nhâ ̣n rằng xã hội hóa truyền hình là giải pháp rất hữu hiê ̣u để phát triển kênh truyền hình thanh thiếu niên . Bằng cách này , nhà đài có thể huy động trí tuệ của giới trẻ - thành phần có tư duy sáng tạo rất cao. Tuy nhiên, để thu hút khán giả trẻ không phải dễ, bởi đây là nhóm công chúng đa thị hiếu và nhu cầu theo thời gian. Khán giả trẻ tuổi đang dần dần cảm thấy hứng thú với báo chí trên mạng Internet và có sự so sánh với
117 truyền hình. Muốn thu hút được họ, Ban Thanh thiêu niên cần thường xuyên có các cuộc điều tra xã hội học về nhu cầu và tâm lý công chúng trẻ. Xã hội hóa các chương trình truyền hình dành cho công chúng trẻ là chủ trương rất thích hợp để xây dựng và phát triển truyền hình dành cho thanh thiếu niên. Trong trường hợp này VTV6 sẽ đóng vai trò là người quản lý và giúp đỡ, khán giả trẻ sẽ là những thành viên quan trọng tham gia vào việc sáng tạo các sản phẩm. Những gì mà thanh thiếu niên nghĩ và trực tiếp thể hiê ̣n chắc chắn sẽ tác đô ̣ng nhanh chóng đến những người cùng tuổi với ho ̣ hơn .
118
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu kỹ các vấn đề lý luận về truyền hình chuyên biệt và truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ, cùng các vấn đề được đặt ra có liên quan đến đề tài này, chúng tôi đã đưa ra được một vài đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động - phát triển của kênh truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam (tại kênh VTV6) và những giải pháp để nâng cao chất lượng và định hình xu hướng của kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
Trong suốt 4 năm phát sóng của mình, không thể phủ nhận VTV6 đã và đang từng bước phát triển và gặt hái được nhiều thành công. Ngoài “Ngôi sao ước mơ”, nhiều chương trình của VTV6 đã được nhận giải thưởng cao trong các cuộc thi: Huy chương Vàng Liên hoan truyền hình toàn quốc (“Đối thoại trẻ, Thông điệp tuổi 20”); Huy chương Bạc Liên hoan truyền hình toàn quốc (“Kết nối trẻ, Làm cha mẹ”); Giải Báo chí Quốc gia (“Đối thoại trẻ, Khi người ta trẻ”); 1 trong 10 tác phẩm xuất sắc của báo chí trung ương trong Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (“Hành trình tuổi trẻ làm theo lời Bác”)...
Tuy nhiên, nhân loại ngày càng văn minh hơn, chính công chúng là những người đào thải các thông tin kém giá trị về chân, thiện, mỹ. Truyền hình muốn giữ, mở rộng đối tượng tiếp nhận tất yếu phải quan tâm nghiên cứu đến những đặc điểm và dự đoán tốt xu hướng phát triển về tâm lý tiếp nhận của thời đại để thông tin hiệu quả. Nhiều khi nhu cầu của công chúng còn đang tiềm ẩn, việc dự đoán đúng các nhu cầu thông tin để đáp ứng sẽ dễ dàng tác động tới xu thế tiếp cận của công chúng và ít bị các biểu hiện về thị hiếu của công chúng chi phối. Theo bà Tạ Bích Loan, Trưởng ban Thanh thiếu niên - Đài Truyền hình Việt Nam thì: “Chính từ sự chuyên biệt hóa các kênh truyền hình khiến thách thức của những người làm chương trình
119
ngày một lớ n hơn . Thách thức vè khối lượng chương trình phát sóng là không nhỏ. Hơn thế nữa thách thức về chất lượng các chương trình là yếu tố sống còn của các kênh truyền hình bởi càng chuyên biê ̣t hóa chương trình thì đối tượng bạn xem truyền hình càng khắt khe hơn yêu cầu chất lượng nội dung cao hơn”.
Ngày nay, khán giả trẻ còn có nhu cầu được học hỏi về các nội dung khác nằm trong các chương trình phát sóng truyền hình như: giáo dục giới tính, ngôn ngữ, kỹ năng sống, phương pháp xây dựng và bảo vệ các mối quan hệ trong cuộc sống, lập nghiệp và các vấn đề việc làm… Chính vì thế, chúng ta có thể nhận thấy sự ra đời của kênh truyền hình chuyên biệt đầu tiên dành cho giới trẻ VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam, được coi là một bước đi kịp thời của Đài Truyền hình Việt Nam trong việc đón đầu trên thị trường truyền thông.
Luận văn đã tiến hành khảo sát nhóm công chúng (các khán giả đã từng xem VTV6 trong độ tuổi từ 13-24 tại địa bản Hà Nội, Nghệ An, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hoà Bình và Quảng Ninh) về hiệu quả, mức độ quan tâm và không quan tâm của khán giả đến những gì ở chương trình truyền hình chuyên biệt, cũng như tìm hiểu những gì khán giả mong đợi từ chương trình truyền hình chuyên biệt này. Qua đó, chúng tôi thấy rằng kênh truyền hình dành cho giới trẻ là loại hình báo chí chưa thu hút được nhiều khán giả trẻ tuổi, đặc biệt là đối tượng chính học sinh, sinh viên. Do VTV6 phát sóng trên kênh truyền hình cáp trong 3 năm qua và mới chỉ lên sóng quảng bá từ 7/9/2010 nên nó mới chỉ tập trung phục vụ nhu cầu của các bạn trẻ có điều kiện tiếp nhận (chủ yếu ở thành thị) nên các bạn trẻ ở nông thôn chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với kênh này. Không những thế, theo xu hướng toàn cầu hóa bây giờ thì VTV6 cần chia nhỏ nhóm công chúng (13 - 24 tuổi) thành các nhóm nhỏ hơn (13 - 15 tuổi; 16 - 18 tuổi; 19 - 22 tuổi; 22 - 24
120 tuổi) để xây dựng các chương trình phù hợp hơn nhu cầu và khả năng thưởng thức của từng đối tượng cụ thể.
Luận văn cũng chỉ ra rằng VTV6 mới chỉ đáp ứng được nhu cầu giải trí của khán giả mà chưa đáp ứng được nhu cầu học hỏi, mở mang kiến thức, hoàn thiện bản thân của lớp khán giả trẻ; đặc biệt là sự thiếu hụt các chương trình cho nhóm khán giả từ 13 – 15 tuổi và các nội dung về kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, giáo dục giới tính mà đại đa số khán giả trẻ đều cảm thấy VTV6 đang thiếu hụt. Bên cạnh đó, các chương trình của VTV6 nhìn chung còn đều đều, mờ nhạt, chưa có những chương trình đinh, những chương trình thực sự nổi bật để tạo ấn tượng sâu sắc cho khán giả cũng như hấp dẫn các nhà tài trợ và khách hàng quảng cáo. Một vài chương trình của VTV6 có thời lượng phát sóng ngắn nên nội dung mới được khơi mở chứ chưa khai thác sâu; hình ảnh chương trình chưa gây được ấn tượng; đôi khi các chương trình mới chỉ khai thác theo một chiều và không thật với thực tế cuộc sống hiện nay.
VTV6 cũng cần tạo ra một diễn đàn xã hội với sự tham gia của đông đảo người xem nhằm thay đổi tích cực nhận thức hành vi và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam. Song song với việc phát động các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, lập thân, lập nghiệp, sống có trách nhiệm… trong giới trẻ thì VTV6 cũng cần phát động các phong trào sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể thao,giải trí bổ ích lành mạnh, phòng chống tệ nạn xã hội. Có như thế, trong các diễn đàn và phong trào đó mới có thể phản ánh trung thực và thẳng thắn những suy nghĩ, tâm huyết, vấn đề của giới trẻ để nhà trường, xã hội và gia đình nắm bắt, hỗ trợ kịp thời. Đây cũng là một xu hướng được các kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ trên thế giới áp dụng và đã áp dụng rất thành công.
Nghề báo nói chung và truyền hình nói riêng là một loại hình nghề nghiệp đặc thù với nhiều cách sáng tạo khác nhau. Nhưng dù phong cách có
121 đa dạng đến đâu, thì với mỗi người làm báo, khi cầm bút đều phải trả lời cho được câu hỏi: đối tượng tác động của báo chí là ai? Và người viết cần phải đặt mình vào địa vị của người tiếp nhận (mà ở đây là các khán giả trẻ) Có giải đáp đúng câu hỏi này thì tác phẩm mới có hiệu quả, thông tin mới "đúng", "trúng" và "hay"... Với Hồ Chí Minh, người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam, câu hỏi "viết cho ai" được đặt ra như nội dung đầu tiên trong tư tưởng về sáng tạo báo chí. Truyền hình cũng vậy, sản xuất chương trình cho đối tượng nào, nhằm mục đích gì, đó là những tiêu chí đầu tiên của một chương trình truyền hình. Vậy thì khi xác định được đối tượng khán giả là giới trẻ trong độ tuổi từ 13 - 24 và mục đích là tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho họ, kênh VTV6 có thể dễ dàng điều chỉnh về mặt nội dung cũng như cách thức thể hiện để có nhiều chương trình thiết thực với giới trẻ hơn nữa.
Xu hướng xã hội hoá truyền hình chính là lời giải cho vấn đề trên, là giải pháp rất hữu hiệu để phát triển kênh truyền hình dành cho thanh thiếu niên, đặc biệt là việc thu hút giới trẻ tham gia sản xuất các chương trình. Qua đó, thông tin đươ ̣c nhìn nhâ ̣n và phản á nh qua lăng kính của người trẻ , được xắp xếp và thể hiê ̣n theo phong cách tư duy trẻ trung và vô cùng sống động, chân thực hơn so với các chương trình hiện đang sản xuất. Nếu chương trình có được sự tham gia sản xuất trực tiếp của chính các khán giả này thì chắc