7. Cấu trúc luận văn
2.1.2.2. Thủ pháp kết cấu trùng điệp
Thủ pháp kết cấu nổi bật trong dân ca đám cưới là thủ pháp trùng điệp. Trùng điệp là sự lặp lại một ý thơ, một dòng thơ, một câu thơ, thậm chí cả một khổ thơ theo nguyên tắc điệp ý, điệp cấu trúc cú pháp. Biện pháp này được sử dụng rất nhiều trong thơ ca trữ tình
dân gian nói chung và dân ca đám cưới nói riêng. Khảo sát dân ca đám cưới của người
Mường Thanh Hoá, chúng tôi nhận thấy: Lời của các bài ca sử dụng biện pháp trùng điệp không dừng lại ở phạm vi một từ, một dòng thơ mà còn lặp lại cả một “rằng”. Sự lặp lại này không chỉ chi phối đến phần lời, tức là tạo nên đặc trưng trong lối diễn đạt, mà còn tác động trực tiếp đến nhạc điệu của bài ca. Các cấp độ trùng điệp bao gồm: Điệp từ, điệp một dòng thơ, điệp một dòng thơ.
* Điệp từ:
Là sự lặp lại một từ trong câu hoặc ở những câu tiếp theo. Trong dân ca đám cưới,
điệp từ được sử dụng với mật độ dày đặc ở tất cả các bài:
Hôm nay kén cân sa ngày hong
Kén cân trong ngày tốt ngày lành Đƣa dâu về lại, đƣa gái về nhà
Để bà già đứng ra trải chiếu
Cho dâu, mái, cái, con nhà ông bà đƣợc hay Bày cho bên nhà trai đƣợc biết
Để vui trong dạ, thoả trong lòng Bây giờ lấy ai làm mo làm trƣợng ?
Để cho tốt bên trai, đẹp bên gái
Để vui lòng ngƣời già
Để tốt bà tốt mái, tốt cái tốt con… [ 27; tr 132, 133]
Trong đoạn trích trên, những từ được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định điều vui vẻ, tốt đẹp sẽ diễn ra khi cô dâu về nhà chồng; đồng thời còn làm nổi bật cảm xúc của những người đi dự trong đám cưới cũng như người hát.
* Điệp một dòng thơ
Điểm nổi bật của thủ pháp kết cấu này là tạo ra những cặp sóng đôi cả về ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp. Tuy nhiên, sự lặp lại này không phải là khuôn cố định, vững chắc mà mà có sự linh hoạt ở chỗ thay thế một số từ theo quy luật phù hợp về nghĩa, ngữ âm, vần… Xét về mặt nhịp điệu, nó tạo nên sự cân đối hài hoà, êm ái trong lời ca:
- Năm nào năm chẳng có tiếng ve láng Tháng nào tháng chẳng có tiếng ve ly
Thời nào chẳng có ngƣời đi lấy chồng hỏi vợ - Con dâu hay về tháng sáu
Con rể thƣờng náu tháng hai - Si tốt muốn vƣơn cành
Sanh tốt muốn vƣơn ngọn Ón tốt muốn đơm hoa
Đằng ngà muốn ra hoa kết trái Nhà có hạt chì, nhà có chân lƣới Nhà có con trai, nhà có con gái
Nhà có con trai, lúa chín ngoài đồng không ai đi hái Nhà có con gái, lúa chín ngoài đồng không ai đi triêng
Biện pháp điệp một dòng thơ theo kiểu sóng đôi đã thể hiện được đặc trưng trong lối tư duy của người Mường. Đồng thời, nó có tác dụng làm cho mọi người dễ dàng tiếp nhận, dễ lưu truyền, tạo sự mềm dẻo trong cách diễn đạt.
* Điệp một đoạn thơ hay điệp một “rằng”
Cách điệp này là một nét trội, bởi nó được sử dụng với mật độ đậm đặc trong nhiều bài ca nhằm mục đích nhấn mạnh một ý tưởng nội dung. Sự lặp lại này diễn ra nhiều ở bài ca dài mà điển hình là Mo đám cưới. Đoạn kể chuyện từ thuở xa xưa ấy khi trời đất còn hỗn mang:
Một năm mới có mƣời tháng Một tháng mới có hai mƣơi ngày Năm chƣa đầy, tháng chƣa đủ Dây củ chƣa biết leo
Dây vố chƣa biết xoắn so
Dây vo chƣa biết bò lặn mặt đất
Có mặt trăng nhƣng còn vứng ngôi sao Cái thuổng cái dao chƣa có lƣỡi có mũi Cái đục, cái dùi chƣa có cán có nen Chƣa có đàn chim en chim vếch Chƣa đẻ con thú, con muông Chƣa có cờ có trƣớng
Chƣa có mƣờng Khƣơng, mƣờng Vống [27; tr 104]
Rồi cây si xuất hiện đã làm thay đổi mọi thứ, nó tạo ra các vùng mường, và mụ Dạ Dần
bước ra cũng từ đó. Mụ được coi là một nữ thần sáng tạo của người Mường, mụ đã “Phân
năm cho đủ tháng” rồi từ đây:
Một tháng có ba mƣơi ngày Năm đã đầy, tháng đã đủ Dây củ đã biết leo cây Dây sắn đã bám quanh co Dây vo biết bò trên đất Bên trăng đã có vì sao
Thuổng dao đã có lƣỡi có miệng Đục, dùi đã có cán có nen
Đã đẻ ra con chim en, chim vếch
Đã đẻ ra đất mƣờng Khƣơng, mƣờng Vống [27; tr 106] Trong Mo đám cưới có những đoạn thơ không dừng ở một lần mà lặp đi lặp lại tới chín
lần. Mỗi lần lặp lại như vậy chỉ thay đổi các con số thể hiện qua việc nhà trai tìm ông mối:
Bố mẹ cho đi mƣợn ông mối già Ông này chín xống chín đai chín áo… … Ông mối này đi không đến nơi Về không đến chốn
Bố mẹ đạo anh chàng lại đi mƣợn
Ông mối già tám sống tám đai tám áo [27; tr 115, 116]
Với từng ấy câu chữ như thể, ông mo sẽ ca cho đến hết ông mối thứ bảy, thứ sáu, thứ năm, thứ tư, thứ ba, thứ hai và ông mối cuối cùng mới có phúc lộc làm mối:
Bố mẹ nhà chàng Lại mƣợn ông mối
Một xống một đai một áo…
… Ông này có phúc có lộc làm mối mai Không còn phải lếch thếch lôi thôi Mang quà trở lại
Ông ày đi đến cửa về đến nhà
Đến chốn dâu gia, cửa nhà bên gái [ 27; tr 118]
Sự lặp lại chỉ thay đổi con số ở những chỗ cần thiết càng làm tăng vai trò của ông mối; nó như những giọt nước cứ tí tách tạo thành dòng chảy len lỏi vào tâm thức người nghe, và
cũng là cách truyền đạt kinh nghiệm quan trọng trong việc chọn người mai mối của người Mường.
Biện pháp trùng điệp được sử dụng nhiều trong thơ ca trữ tình dân gian các dân tộc. Việc điệp lại cả đoạn thơ trong dân ca đám cưới của người Mường là nét tương đồng với hát đám cưới của người Thái Đen. Khi ông mo tiến hành hôn lễ cho cô dâu, chú rể thì ông phải xướng một bài ca dài khoảng hơn sáu trăm dòng kể về đường dâu gia chia thành ba đoạn. Mở đầu là nói về việc lấy vợ của người ông, tiếp theo là đến bậc cha và kết thúc là chú rể hôm nay. Cứ mỗi lần như vậy, ông mo chỉ cần thay đổi tên người chủ hôn lễ là được.
Nếu trong Xường giao duyên của người Mường chủ yếu là lặp từ và lặp dòng thơ [32], hát đám cưới của người Tày Nùng chủ yếu là lặp từ [44] thì trong dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá biện pháp trùng điệp diễn ra với nhiều cấp độ, rất phong phú tạo
nên nét đặc trưng về nghệ thuật. Trên đây là một vài nhận xét về kết cấu của dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá
ở các mặt hình thức, biện pháp kết cấu. Các yếu tố này góp phần đã tạo nên một đặc trưng nghệ thuật của dân ca đám cưới người Mường.