7. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Những tích Sử thi, truyện cổ Mƣờng, những mảnh đoạn truyện thơ Mƣờng,
ngữ tục ngữ Mƣờng trong dân ca đám cƣới
2.3.3.1. Tích sử thi và truyện cổ Mƣờng trong dân ca đám cƣới
Như trên đã nói, trong hệ thống dân ca đám cưới, có những bài được kết cấu bằng các “rằng” là truyện nhỏ, khúc đoạn của truyện lớn. Trong đó, thường kể sự tích về tình yêu, hôn nhân và những sự vật, việc có liên quan đến tình yêu mà người Mường gọi là “kể cuông” hay “kể cuông”. Các tích thường kể như: Sự tích trời đất, con người, sự tích tình yêu hôn nhân dẫn đến cuộc hôn nhân hôm nay, sự tích bông cơm, trái lúa; sự tích về xống áo, về
rượu cần, về đôi chiếu, về cái sào giăng mắc áo trong phòng cô dâu… “Cách kể các sự tích này có nguồn mạch từ các áng mo trong đó có mo Đẻ đất đẻ nƣớc” [27; 48]. Chính việc sử dụng những tích trong tác phẩm văn học của dân tộc mình càng làm nổi bật thêm những bản sắc văn hoá riêng và tăng thêm tính tự tôn dân tộc của dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá so với việc sử dụng điển tích trong văn học Trung Quốc của dân ca đám cưới Tày Nùng.
Trong Bài ca cúng cáo tổ tiên ngày ra mặt rể, đoạn diễn trình đám cưới nhà lang từ khi
con trai nhà cun Bướm Vàng với con gái nhà lang Bướm Đen tìm hiểu nhau, chạm ngõ, đi lại, cho đến khi tìm ông mối để tiến hành lễ cưới được lấy tích từ rằng mo “Lang Cun Cần
lấy vợ” trong Đẻ đất đẻ nƣớc. So với Đẻ đất đẻ nƣớc thì tục lệ hôn nhân trong dân ca đám
cưới phát triển và phần tiến bộ hơn, hôn nhân một vợ một chồng đang thực hiện mà mối tình của đôi trai gái là một minh chứng.
Những tích của Sử thi Đẻ đất đẻ nƣớc có tần số xuất hiện trong Mo đám cƣới khá
nhiều. Đó là những sự tích về nguồn gốc con người, về mường bản, về bông cơm trái lúa nuôi sống con người, về rượu cần… Tại sao? Vì đây là một cách kể “chuyện đời trước ngày
xưa” để “mai sau gìn giữ mãi không quên”. Nếu như một người trong cộng đồng mất đi là
một giọt máu vừa trôi đi, một dòng máu vừa đứt đoạn, một thành viên lao động vừa rời xa tập thể; thì đám cưới lại là điểm khởi đầu cho cuộc đời của biết bao sinh linh, là phôi thai cho những kiếp người tiếp nối dòng tộc, nòi giống. Vì vậy mà đám cưới là thời điểm thiêng liêng và đầy ý nghĩa để ôn lại lịch sử, truyền thống, ôn lại những bước đi của cha ông để truyền cho người nghe một tình cảm, một sức mạnh, một niềm tin ở cả quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Cũng phải thấy rằng những tích của Đẻ đất đẻ nƣớc được sử dụng một cách sáng tạo và
linh hoạt trong dân ca đám cưới; tác giả dân gian đã chọn lọc những tích phù hợp với không khí của đám cưới. Để có được đám cưới hôm nay, hai nhân vật quan trọng không thể thiếu ấy là cô dâu và chú rể, tuy nhiên bên cạnh họ còn có bố mẹ, anh em, họ hàng… tất cả đều là những con người rất đỗi bình thường. Vậy, con người được sinh ra từ đâu? Rất khéo léo, tác giả dân gian đã dẫn dắt người nghe bằng những câu chuyện li kỳ của nguồn gốc con người, bản mường. Tất cả đều bắt nguồn từ một cây si. Cây si xuất hiện từ thuở:
Mặt nƣớccòn bảng lảng chơi vơi Trên trời còn nên trống rỗng
Khi ấy, trong vũ trụ cũng chưa có chim muông, mường bản, tất cả còn rất hoang sơ.
Rồi tự nhiên trên mặt đất nứt ra bằng cái bát, cái ang và “Ròi rọi mọc lên cây si”, bông của
nó tự trên trời rơi xuống. Cây si lớn nhanh một cách kỳ lạ “Ban sớm nó bằng cái lều- Ban
chiều nó lớn bằng đụn bảy đụn ba”. Mỗi cành của cây si ngả về đâu là đẻ ra một vùng đất mường ở đó. Rổi mụ Dạ Dần được sinh ra phân cho năm đầy tháng đủ, sinh ra muông thú, chim Ân, chim Ứa, cây cối biết bám, biết leo; mọi vật dần hoàn thiện. Trải qua một quá trình công phu, nhờ hết chim công, bìm bịp, chiền chiện, quả trứng Tiếng mà chim Ân, chim Ứa đẻ ra đã nở và rồi vang lên những âm thanh:
Nghe inh inh tiếng Lào Nhao nhao tiếng Kinh
Nghe mênh nhênh tiếng Mƣờng
Có ngƣời Mƣờng trên, có ngƣời Mƣờng dƣới [27; tr 108]
Qua đây, ta có thể thấy nguồn gốc con người sinh ra ở buổi ban đầu thật kỳ lạ. Tất cả
được lấy tích trong các rằng mo: Đẻ cây si, đẻ mường, đẻ người của Đẻ đất đẻ nƣớc. Mỗi
cành si đã sinh ra một vùng mường và cứ thể toả bóng đâm cành cho đất mường ngày càng
tốt hơn. Trong Đẻ đất đẻ nƣớc, cây si ngoài đẻ ra mường còn sinh ra những rắn rết, muông
thú hung dữ…còn ở dân ca đám cưới người ta chỉ thấy những con vật hiền lành như chim cu, chim én, như chim vếch, chim en hay những công cụ lao động gần gũi với con người.
Phải chăng đây là sự chắt lọc những tinh hoa của Đẻ đất đẻ nƣớc để mang đến cho dân ca
đám cưới một cái gì đó gần gũi lại vừa mới lạ, hoặc thông qua những sự vật hiền lành đó mà người dân vùng Mường bản muốn gửi gắm vào đó những điềm may cho đôi trai gái chuẩn bị bắt đầu một cuộc sống mới.
Cùng với việc kể về nguồn gốc của mình, người Mường còn giải thích về cách tạo dựng đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ qua bài ca đám cưới một cách tinh tế. Để giải thích về nền nông nghiệp lúa nước pha nương rẫy một cách sống động, thuyết phục và thể hiện trí sáng tạo của con người, sự đoàn kết giữa người và vật ở trần gian cũng như mối quan hệ giữa con người với lực lượng siêu nhiên ở mường Trời. Chính vì thế mà ngay từ
cuộc sống. Cũng từ đây, tích bông cơm trái lúa nuôi sống con người được đưa vào dân ca đám cưới của người Mường một cách độc đáo mang theo những ý nghĩa sâu xa, giáo dục con người nói chung và đôi vợ chồng trong ngày cưới nói riêng về sự quý trọng lao động làm ra hạt lúa vừa nuôi sống chính mình và vừa góp phần xây dựng bản mường ấm no, hạnh phúc.
Diễn trình Lang Cun Cần họp ban binh mường nhờ chim cu trắng, cu hoa đến nhà “Nàng ả vua Bụt - nàng út vua tiên; Nàng Tiến tiên vía lúa” ở mường Trời để xin bốn mươi giống lúa nà, ba mươi giống lúa rẫy nhưng không thành công, phải nhờ tới loài chuột nhanh chân ngày theo ánh mặt trời còn đêm theo trăng sao, đi không ngừng nghỉ mới đến nơi và
lấy được: Bốn mƣơi giống lúa nà, ba mƣơi giống lúa rẫy - Lấy đƣợc cả lúa nếp lúa chăm.
Nếu như trong Đẻ đất đẻ nƣớc, chuột chỉ là đóng vai trò mách bảo cho con người nơi
có giống lúa để rồi mọi người họp bàn để nàng Dặt Cái Dành đi xin về thì ở dân ca đám cưới chuột lại đóng vai trò đi lấy những giống lúa về. Điều này thể hiện con người đã biết cách lợi dụng sức của con vật một cách khéo léo để phục vụ cho những lợi ích của mình. Khi đã có được bông cơm trái lúa, cuộc sống vật chất no đủ ắt con người sẽ tiến đến sự quan tâm về đời sống tinh thần. Điều này không là một ngoại lệ trong dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá. Họ tìm cách tạo ra những xống áo đẹp để mặc trong ngày cưới vì thế mà việc tìm giống tằm, dâu và nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa đã ra đời phục vụ cho nhu cầu ăn mặc của con người. Bên cạnh đó còn có những phút giây ngồi thưởng rượu trên bàn tiệc và trạng thái lâng lâng của không khí văn nghệ trong mỗi dịp lễ tết; đám cưới cũng là một dịp vui nhưng lại chưa có chĩnh rượu cần bên mâm cỗ. Do vậy, ông mo đã dựa
vào tích Đẻ rượu cần trong Đẻ đất đẻ nƣớc để kể cho hai họ nghe về nguồn gốc của chĩnh
rượu cần. Ở cả hai tác phẩm để có được rượu cần đều phải trải qua những cuộc đấu tranh
không khoan nhượng giữa con người và một thế lực siêu nhiên nào đó. Trong Đẻ đất đẻ
nƣớc là cuộc chiến giữa Dịt Dàng và cun Sâm, đạo Sóc (người trời); trong dân ca đám cưới
đó là cuộc chiến giữa chàng Sông Lến và Cun Tráng Đồng Ông Tráng Trúng (con chim thành tinh). Kết quả của trận chiến sinh tử này chính là động lực để con người tạo ra rượu
cần. Cách làm rượu cần được mô tả tỉ mỉ trong Đẻ đất đẻ nƣớc theo lời của con cua, con ốc:
Lấy lúa phơi nắng phơi khô Lên đồi lấy rễ mật cú
Lên đồi lấy da cây mun Đây gia men, là xà can Lấy cỏ gia lộng
Xuống dốc lấy cỏ dậm rì rậm rạch Cỏ cách dạ hơn
Cây đờn đen chân đen tay [52; tr 297]
Tất cả loại cây và rễ đó đem phơi khô, giã thành bột trộn lẫn với bột gạo ủ trong ổ rơm được ba đêm đem ra hơ khói làm thành men. Sau đó, ủ rượu vào ổ lá vo ngâm bằng nước mưa.
Trong dân ca đám cưới không miêu tả cách làm rượu cần mà nói về nguồn gốc của se chĩnh rượu cần được người dân đúc ra từ đồng khi xác Cun Tráng Đồng Ông Tráng Trúng bị mũi tên của chàng Sông Lến bắn chết. Tích rượu cần ở đây được diễn tả ở cách thưởng thức hương vị của rượu cần làm toát lên ý nghĩa của nó trong tiệc rượu của đám cưới. Và rượu cần đã trở thành sản phẩm không thể thiếu và thể hiện nét văn hoá đặc trưng trong đám cưới của người Mường:
Nhà trai đƣa ra chĩnh rƣợu cần …Có chĩnh rƣợu cần hầu bên nhà gái Cùng uống nhởi ngồi chơi
Cho vui cửa vui nhà Hai bên nội ngoại Con trai con gái
Hôm nay uống chĩnh rƣợu này Uống cho no cho say [27; tr 161]
Cách uống rượu cần cũng có những quy tắc riêng, uống phải nhiệt tình, phải no say mới cảm nhận được hương vị đậm đà được chắt chiu tinh chất từ bao nhiêu thứ lá, rễ cây của đất mường, cuộc vui rượu cần được tả qua bài ca một cách sinh động:
Cầm cần vắt vẻo nhƣ măng
Đƣa nƣớc vào rƣợu bằng sừng trâu cái Thả đi thả lại nhiều lần
Thưởng thức rượu cần trong tiếng ngân nga của làn điệu xường rang ở tiệc cưới cũng làm cho người dự tiệc cưới cảm thấy niềm vui như được nhân lên trong lòng.
Những tích trong Đẻ đất đẻ nƣớc được sử dụng một cách sáng tạo, có chọn lọc trong
dân ca đám cưới không những ôn lại truyền thống của cha ông mà còn phát huy những bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra không khí long trọng, trang nghiêm trong nghi lễ cưới xin truyền thống của người Mường.
Cùng với việc sử dụng tích trong Sử thi Đẻ đất đẻ nƣớc, dân ca đám cưới của người
Mường còn sử dụng tích trong truyện cổ Mường: Sông Lến và Mái Lúa [60, tr 107, 111]; cốt
chuyện đã được tác giả dân gian chuyển thể thành thơ, thành dân ca có làn điệu đã tạo ra một câu chuyện tình yêu lãng mạn trong đám cưới của chàng trai hạ giới với nàng tiên mường Trời: Da Da Vía Lúa. Tuy ở hai thế giới khác nhau nhưng mối tình của họ được cha mẹ ủng hộ vì thế câu chuyện mang đến một không khí thân ái cho dân ca đám cưới. Tích
này được sủ dụng trong Mo đám cƣới, mang đến bài học quý giá cho con người về sự hoà
hợp, thuận vợ thuận chồng của con người và nhắn nhủ họ phải biết bảo vệ tình yêu hạnh phúc của mình trước những sóng gió, gìn nguy của cuộc sống.
Sự tích mỏm núi Ả Còm [60, tr 10, 13] - truyện cổ Mường kể về một cô gái ngồi trên
mỏm núi quay sợi và hát xường giúp cho người dân mường Tạ thắng lũ lụt, dạy cách làm ăn, quay xa dệt vải… Người dân nơi đây đoán cô là con yêu con quý của bà Dạ Dần đến dạy dân những điều hay lẽ phải. Bà con mường Tạ đặt tên ngọn núi làng Nhàng (thuộc địa phận huyện Bá Thước ngày nay) nơi cô gái ngồi còng lưng kéo sợ, quay xa là núi Ả Còm, lập đền thờ nàng và nhớ ơn nàng con gái mường Tạ đã học nghề kéo sợi, quay xa. Tích này cũng nói về cách làm ăn từ việc trồng giống cây và nguồn gốc của nghề trồng dâu, dệt vải:
Đất đen bà trồng lúa Đất đỏ bà trồng vang Đất vàng bà trồng nghệ
Đất vừa đen vừa đỏ trồng dâu [60, tr 13]
và được tác giả dân gian sử dụng trong Mo đám cƣới khi Nàng Chớm nàng Chiếu phiêu
Siêu làng đi kén đất:
Đất đen trồng vỏ Đất đỏ bà trồng vang
Đất vàng bà trồng nghệ
Đất vừa đen vừa đỏ trồng dâu [27, tr 145]
Như vậy, các tích của Sử thi Đẻ đất đẻ nƣớc và những truyện cổ Mường đã được vận
dụng một cách khéo léo vào trong dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá. Có thể nói đây là một nét đẹp rất đặc trưng của dân ca đám cưới Mường, lưu giữ những vốn văn học quý báu của họ. Nó làm cho không khí của đám cưới long trọng, trang nghiêm của nghi lễ lại vừa thể hiện được niềm vui sướng, hân hoan, nhộn nhịp của việc chuẩn bị lễ vật, trong tiệc rượu cần; đồng thời cũng dạy bảo cho mọi người cách làm ăn ngay trên mảnh đất mình đang sinh sống. Không những vậy, thông qua việc sử dụng các tích nó còn mang ý nghĩa giáo dục lòng biết ơn của con người với tổ tiên, dòng giống của mình. Nhưng khi sử dụng các tích đó vào trong dân ca đám cưới, tác giả dân gian Mường đã không sao chép, bê nguyên mà có sự sáng tạo. Chính nhờ có sự sáng tạo đó mà các tích trong dân ca đám cưới trở nên sinh động, độc đáo, có sức hấp dẫn cao lôi cuốn hấp dẫn người đọc người nghe hoà vào không khí chung của buổi lễ. Thông qua các tích truyện được tác giả dân gian vận dụng khéo léo tài tình nên nó làm cho không gian và thời gian lúc rộng lúc hẹp, lúc cụ thể lúc sinh động, lúc hiện tại lúc quá khứ. Tất cả đều hài hoà uyển chuyển, nhịp nhàng. Từ đó tạo nên
những khúc ca, những làn điệu đậm chất trữ tình, sâu lắng và đằm thắm thiết tha.
2.3.4. Những mảnh đoạn truyện thơ Mƣờng trong dân ca đám cƣới
Trong dân ca đám cưới có sử dụng mảnh đoạn của các truyện thơ Mường: Nàng Nga - đạo Hai Mối, Öt Lót - Hồ Liêu, Nàng Ờm - chàng Bông Hƣơng…và phát huy một số chi tiết
cốt truyện của các bản tình ca ấy để xây dựng thành truyện nhưng thể hiện bằng thơ và ít
nhiều cũng xây dựng được hình tượng nhân vật.
Tác giả dân gian đã không bê đặt nguyên xi “cấu kiện ngôn ngữ” của các truyện thơ trên vào dân ca đám cưới mà sử dụng sáng tạo những mảnh đoạn và phát huy tình yêu trong
trắng, nồng nàn, thuỷ chung của Nàng Nga - đạo Hai Mối, Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Ờm -
chàng Bông Hương trong các truyện thơ cùng tên. Vì thế mối tình của đôi trai gái trong dân ca đám cưới không mang một kết cục bi đát mà ngược lại rất đẹp, rất hồn nhiên hạnh phúc và có phần thơ mộng.
Dòng dõi của chàng trai, cô gái trong dân ca đám cưới đều là con cái nhà Lang đạo, quyền quý mà ta từng bắt gặp trong truyện thơ Mường: Chàng trai mang những tài của Hai
Mối, Hồ Liêu; còn cô gái mang vẻ đẹp của Nàng Nga, nàng Út Lót, nàng Ờm. Những trò chơi con nít hết sức ngây thơ mà nàng Ờm hay chơi :