Kết cấu một chiều

Một phần của tài liệu Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hóa (Trang 44)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1.2. Kết cấu một chiều

Kết cấu một chiều là liên kết lời thơ một chiều trong một lượt lời do một chủ thể phát ngôn diễn xướng. Đơn vị cơ sở trong kết cấu một chiều là các vế.

Kết cấu một chiều trong dân ca đám cưới là các lời ca độc diễn của ông mo hay ông ậu khi họ đảm nhận vai trò của mình trong lễ cúng cáo tổ tiên hoặc khi thể hiện Mo đám cưới. bên cạnh đó là lời xin mở cổng, Xường đám cưới, các bài hát chia tay, tặng trầu giữa hai họ. Kết cấu một chiều chiếm số lượng lớn trong dân ca đám cưới, có 9/15 bài chiếm tỉ lệ 60%. Mo đám cưới là một bài ca dài, trong đó có nhiều câu chuyện xâu chuỗi lại với nhau tạo thành một hệ thống xoay quanh chủ để đám cưới. Mỗi câu chuyện như vậy người Mường gọi là “rằng” hay “cát” và mỗi “rằng” hoặc “cát” ấy tạo nên một vế trong bài ca. Do vậy, kết cấu một chiều trong dân ca đám cưới chính là kết cấu của nhiều vế nối tiếp nhau và thống nhất với nhau theo lời diễn xướng của ông mo.

Lối kể chuyện theo rằng đã tạo nên tính trần thuật trong dân ca đám cưới. Câu chuyện về sự hình thành của trời đất, về con người từ thuở hồng hoang, sự tích về bông cơm trái lúa… được thể hiện rõ trong bài Mo đám cưới. Điều này thể hiện tu duy của người Mường ảnh hưởng của nền nông nghiệp thuần nông kéo dài; người Mường khi muốn nói một vấn đề gì đó thì họ suy xét từ căn nguyên rồi diễn giải từng bước dần dần mới đến vấn đè họ đang bàn. Ông mo cứ hát khấn rỉ rả, cứ kể tỉ tê cho đến khi kết thúc bài ca mới dừng. Cách kể những sự tích này người Mường gọi là kể “cuông” hay kể “đuông”:

Ngày xƣa, từ thuở xa xƣa ấy

Dƣới đất còn nên mênh mông xa lắc Mặt nƣớc còn bảng lảng chơi vơi

Trên trời còn nên trống rỗng Chƣa có đƣờng đi xuống

Chƣa có muỗng đi lên… [27; tr 103]

…Tự nhiên mảnh đất bên đông Nứt ra bằng cái miệng ang Mảnh đất vàng bên tây Nứt ra bằng cái bát cái đọi

Ròi rọi mọc lên cây si [27; tr 105]

Cây si này lớn rất nhanh và ra nhiều bông “ngà óng ánh” rồi kết thành những quả

“lớn bằng quả cau nang - Chín vàng nhƣ những tổ kén”, chim chóc coi như tổ của mình:

Chim én vào chầu cành la Chim khiếu ra chầu dƣới gốc Con chim cu lốc vào chầu cành cao

Điều kỳ lạ là chính cây si này đã đẻ ra các vùng mường:

Cành giơ về mƣờng Phấm Trở thành mƣờng Phấm Cành quay về mƣờng Khƣơng Trở thành mƣờng Khƣơng Cành trở về mƣơng Vống Trở thành mƣờng Vống Cành quay về mƣơng Xàng Trở thành mƣờng Xàng [27; tr 104, 105]

Ôn cái cũ để nói đến cái mới, ông mo ngoài kể chuyện xưa còn nói về tình yêu của đôi trai gái trong ngày cưới hôm nay bằng những lời tâm tình mang chất trữ tình sâu lắng. Câu chuyện tình của đôi trai gái được dẫn dắt từ khi họ còn ấu thơ, khi họ còn chơi những trò

chơi trẻ con: Cô gái thì “Chơi dệt chơi thêu vào manh lá chuối”, chàng trai lại “tập làm nỏ

bằng cây denh denh” cho đến bây giờ khi họ đã trở thành những chàng trai đã biết đeo nỏ đi săn, cô gái đã biết đi hái dâu, chăn tằm. Họ biết kiếm cớ bày tỏ tình cảm một cách khéo léo.

Chàng trai hỏi chuyện cô gái có thấy con chim mang nỏ trên mình và xin “trầu héo cau

Và rồi chàng trai đã lựa hỏi, đặt vấn đề rất tế nhị:

Đất ruộng nhà em mỡ màng nhƣ vây con giải Nƣơng dâu nhà em mƣợt mà lút vai con bò con trâu Vũng cá suối sâu nhà em

Đã ai buông chai thả lƣới

Rừng măng ngọt bên đồi đã ai bỏ thuổng tra dao ? Em còn ở nhà hay đã làm dâu nhà ngƣời ?

Hay em đã tìm nơi bắt rể vào nhà

Em có còn ăn nhờ cơm cha mặc nhờ áo mẹ?

Cô gái e lệ trả lời nhưng cũng rất dứt khoát, rõ ràng:

Ruộng đồng nhà em mỡ màng nhƣ vên con giải Nƣơng dâu xanh lút vai con trâu

Rừng măng vầu nhà em chƣa ai tra dao bỏ thuổng Vũng cá nhà em chƣa ai buông lƣới cạp chì

Em chƣa đi làm dâu nhà bậu Chƣa bắt rể vào nhà

Em đang ở vậy sống già

Ăn nhờ cơm cha mặc nhờ áo mẹ [ 27; tr 70 ]

Như vậy, trong kết cấu một chiều xuất hiện những cặp đối đáp nhưng không diễn ra một cách trực tiếp mà gián tiếp qua lời khấn của ông mo. Những cặp đối đáp này khi tách khỏi tổng thể bài ca sẽ trở thành phần lời của những bài giao duyên Mường.

Một phần của tài liệu Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)