7. Cấu trúc luận văn
1.3. Một vài nét so sánh tập tục hôn nhân cổ truyền của ngƣời Mƣờng Thanh Hoá
một số dân tộc khác
1.3.1. So sánh tập tục hôn nhân cổ truyền của ngƣời Mƣờng Thanh Hoá với tục ngƣời Kinh
So với người Mường, trong đám cưới của người Kinh, còn có lễ vấn danh tức là lễ nhà trai đến nhà gái xin ngày sinh tháng đẻ của cô dâu để về xem tuổi; ý nghĩa của lễ này là xem tuổi đôi bên có hợp nhau hay không. Sau lễ này mới tới lễ ăn hỏi. Đám cưới của người Kinh
cũng rất coi trọng lễ lại mặt “Lại mặt to hơn đám cƣới” vì nó mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:
rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu; bàn bạc trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi vợ chồng mới cưới. Trong tục cưới xin của người Mường Thanh Hoá không có lễ lại mặt sau lễ cưới. Nhưng người Mường lại có lễ ra mắt rể - một nghi lễ khá độc đáo, đánh dấu mốc ngày chú rể được phép xuất hiện chính thức tại nhà gái để trình lạy tổ tiên, ra mắt bố mẹ, họ hàng, xóm giềng của cô gái. Còn đám cưới của người Kinh thì chú rể đã là một thành viên đặc biệt không thể thiếu ngay trong những lễ đầu tiên của đám cưới (Đi dạm, ăn hỏi).
Lễ vật trong các lễ của một đám cưới người Kinh thường đơn giản hơn rất nhiều so với người Mường. Đại diện của hai họ để bàn bạc về lễ vật và đi đến những quyết định cuối cùng đều do những người có trách nhiệm, uy tín trong họ hàng đứng ra đảm nhận chứ không phải thông qua ông mối như người Mường. Vì người làm mối trong đám cưới của người Kinh thông thường là ở bước giới thiệu, vun vén cho đôi trai gái đến với nhau chứ không chiếm một vai trò quan trọng và xuyên suốt tất cả các lễ như trong đám cưới của người Mường. Lễ vật của người Kinh thường gọn nhẹ: Trầu cau, chè thuốc, bánh mứt, rượu, mâm xôi thịt… tất cả được sắp đặt một cách gọn gàng, đẹp đẽ; nếu nhà gái ở xa thì lễ vật được đựng trong gánh để đem đi, còn nếu nhà gái ở gần thì lễ vật được xếp vào các mâm rồi đội đi. Ở một số vùng nông thôn có thêm mâm lễ: Đầu lợn luộc chín, miệng ngậm cái đuôi, và có thêm đoạn lòng được đặt trên mâm xôi.
Người Kinh cũng có khái niệm chọn ngày đẹp, giờ đẹp để làm đám cưới nhưng không cầu kỳ như người Mường. Diễn biến các lễ thường gọn nhẹ, thời gian tiến hành đầy đủ các ngày lễ cần thiết của một đám cưới cũng thường ngắn. Còn với người Mường tính từ lễ ra mắt rể đến lễ cưới đã kéo dài đến hai ba năm. Khi tổ chức đám cưới nhà trai phải bố trí đưa cô dâu về nhà chồng vào đúng lúc chập tối và kéo dài cả ngày cả đêm kéo theo cuộc liên hoan rượu cần cùng những cuộc xường để lại trong tâm trí người dự lễ cưới một ấn tượng khó phai. Lễ cưới của người Kinh cũng là ngày long trọng nhất nhưng cũng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian tính bằng giờ đồng hồ và thời gian tổ chức có thể là sáng hoặc chiều, khi lễ cưới tiến hành xong hai họ ăn uống rồi nhà gái trở về chứ không lưu lại đêm tại nhà trai như người Mường.
Trong đám cưới của hai dân tộc Kinh và Mường tuy có những tục lệ khác nhau về hình thức, đó là tục ném rể của người Mường và tục tiền nộp cheo của người Kinh nhưng lại
tương đồng nhau về ý nghĩa: Đều thể hiện cách nhận mặt chú rể và công nhận một thành viên mới của xóm làng, của mường bản… đồng thời cũng thể hiện sự công nhận một cuộc
hôn nhân mang tính chất pháp lý của xã hội bấy giờ. Nên người Kinh có câu: “Lấy vợ không
cheo nhƣ cù nèo không mấu”.
Một điểm khác biệt lớn nhất trong tục cưới xin của người Mường và người Kinh là: Đám cưới của người Kinh không có một hệ thống dân ca đám cưới theo sát những nghi lễ cưới xin và là một thành tố hợp thành nghi lễ cưới xin như người Mường mà chỉ có bài hát chúc phúc cho cô dâu và chú rể do anh em và bạn bè hát tặng đó là những bài hát tự do có thể là dân ca quan họ Bắc Ninh, là bài vọng cổ của miền Nam Bộ, hay những bài hát ví…Đám cưới của người Kinh chỉ có vài bài văn lễ khấn nôm đơn giản: Văn tế Tơ hồng trong Lễ tế Tơ hồng. Còn đối với người Mường các bài hát đám cưới lại là hệ thống chặt chẽ, có quy trình diễn xướng cụ thể, và người đảm nhận đã được định sẵn xướng lên khi tiến hành những nghi lễ đám cưới.
Đám cưới của người Kinh và người Mường đều tuân theo những quy định có tính chất
nghi lễ phổ biến trên toàn đất nước ta. Tuy nhiên, đám cưới của mỗi dân tộc lại có nét đặc trưng thể hiện sắc thái, phong tục tập quán của họ. Những nét đẹp văn hoá trong đám cưới của mỗi dân tộc cần được lưu giữ bởi đó chính là phần hồn sinh hoạt văn hoá mà họ đã lưu giữ bấy lâu nay.
1.3.2. So sánh tập tục hôn nhân cổ truyền của ngƣời Mƣờng Thanh Hoá với một số dân
tộc thiểu số ở Việt Nam
Điểm lớn nhất về nét tương đồng trong tập tục cưới xin của các dân tộc ít người chính
là đều có những bài ca hôn lễ theo sát nghi lễ đám cưới: Người Mường có hát Thƣờng
(Xƣờng), người Tày có hát Quan làng, người H’mông có Gầu xống, người Cờtu có Ca lới,
người Giáy có Vƣơn té pầu, người Thái có Cải puông… tuy thời điểm xuất hiện và cách
diễn xướng các lời ca có khác nhau.
Nhìn chung, đám cưới của người Mường Thanh Hoá cũng như các dân tộc ít người khác đều có các lễ phổ biến; lễ cưới thường được tiến hành long trọng kéo dài tới một vài ngày. Tuy trong các đám cưới này đều có tục rửa chân cho cô dâu khi về nhà chồng nhưng người Mường còn kèm theo cả lời ca xin nước rửa chân mà các dân tộc khác không có. Đám cưới cổ truyền của người Mường Thanh Hoá không có lễ lại mặt.
Một nét chung nữa trong đám cưới của các dân tộc ít người đều có người làm mối tuy nhiên người làm mối lại có vai trò khác nhau trong quá trình đi tới hôn nhân của các cặp vợ chồng thể hiện phong tục tập quán từng dân tộc. Người làm mối trong đám cưới của người Tày, người Nùng thường là bà cô trong họ, hoặc đó lại chính là hai ông quan làng; đám cưới của người Khơme lại yêu cầu nhà gái và nhà trai đều phải có một ông mối; còn trong đám cưới của người H’Mông (Hà Giang) lại yêu cầu cả nhà trai và nhà gái đều phải có hai ông mối và như vậy tổng cộng trong một đám cưới của họ có tới bốn ông mối. Người Mường có nhờ một bà thăm đường thăm lối tạm gọi là bà mối nhưng khi tiến hành các lễ thì nhất thiết họ phải có một ông mối chính thức và ông mối nhà trai lựa chọn phải được sự đồng ý của nhà gái đồng thời phải đặt được những tiêu chí như đã nói ở trên. Đây là sự cầu kỳ, cẩn trọng trong việc chọn ông mối của người Mường, có khi phải chọn đến bảy hoặc chín lần mới thành công.
Xét trong mối tương quan của người Mường nói chung và các dân tộc ít người nói riêng, lễ ăn hỏi của người Mường Thanh Hoá thể hiện sự độc đáo. Lễ ăn hỏi của người Mường Thanh Hoá được tổ chức tới bốn lần và mỗi lần đều kèm theo những lễ vật rất phức tạp. Trong khi các dân tộc ít người khác lễ ăn hỏi chỉ tổ chức một lần; hơn chăng có người
Mường ở tỉnh Vĩnh Phúc lễ ăn hỏi cũng được tổ chức thành hai lần: Mòn gà (lần đầu) và
Mòn lợn (lần hai), bên cạnh đó, người Khơme cũng tổ chức ba lần lễ ăn hỏi nhưng lễ vật đơn giản hơn người Mường nhiều chủ yếu là trầu cau, bánh trái và một vài đồ kỷ niệm của nhà trai tặng cho cô dâu: Quần áo, hoa tai…
Theo thông lệ đám cưới của các dân tộc thì trước hoặc đến lễ ăn hỏi, chú rể đã được phép đến nhà gái để trình lạy tổ tiên, ra mắt bố mẹ họ hàng nhà gái. Nhưng người Mường nói chung và người Mường ở Thanh Hoá nói riêng hai họ tổ chức riêng một lễ ra mắt rể và đúng đến hôm đó chú rể mới được phép có mặt ở nhà gái để làm lễ ra mắt (người Mường Bi
ở Hoà Bình gọi lễ này là lễ cưới lần thứ nhất: Ti cháu). Trong lễ ra mắt rể của người Mường
Thanh Hoá có một tục lệ rất lạ kỳ, nhận mặt chú rể một cách đầy ấn tượng mà người ta gọi là tục ném rể. Chỉ cần nhà trai ca lời xin mở cổng thì được vào chứ không phải là hát đối đáp giữa hai họ. Với người Mường Hoà Bình thì tục này lại được tiến hành bằng trò chơi
tinh nghịch khi đoàn người nhà trai “rửa chân chuẩn bị vào nhà những cô con gái tinh
cây, bờ rào đổ xuống bám vào đốt các vị khách” [10; tr 110]. Đồng thời, tục ném rể trong ngày ra mắt rể của người Mường Thanh Hoá cũng có ý nghĩa giống tục té nước vào chú rể của người Mường ở Vĩnh Phúc; giống tục “múa mở rào” của người Khơme, tục căng mấy sợi chỉ ở cổng của người Giáy, tục căng dây lưng của người Tày… khi đoàn người nhà trai đến cổng nhà gái trong ngày cưới. Nếu nhà trai muốn vào nhà thì phải hát đối đáp với nhà gái xong mới được vào. Nó mang ý nghĩa tạo ra không khí vui vẻ và cũng là một hình thức giúp cô dâu chú rể sau này sống được hạnh phúc…
Lại bàn về phần lễ vật cưới xin. Lễ vật cưới xin đều rất quan trọng nhưng lại có những thứ bắt buộc cần phải có. Trong đám cưới của người Thái, có thể thiếu hoặc nợ lễ này lễ nọ nhưng nếu đến ngày cưới mà lễ vật Slằm khấu (mảnh vải một nửa nhuộm, một nửa để thô) không có thì đám cưới sẽ không được phép tiến hành. Thay cho Slằm khấu của người Thái, là con trâu của người Mường. Tuy con trâu không phải là tiêu chí thể hiện sự long trọng của một đám cưới nhưng người Mường đã khẳng định vai trò của nó là lễ vật trong đám cưới “Chƣa có trâu đừng hỏi dâu dạm vợ”. Còn ý nghĩa của tục nộp vải Slằm khấu của người Thái giống tục nộp nồi đồng và vải cho mẹ của cô dâu trong đám cưới người Mường Thanh Hoá: Đền ơn mẹ đã nuôi con gái lớn giờ thành vợ mình.
Từ sự so sánh trên, chúng ta có thể thấy những nét tương đồng và dị biệt trong tập tục cưới xin của người Mường Thanh Hoá với một số dân tộc ít người khác. Điều này thể hiện sự phong phú và độc đáo trong nghi lễ cưới xin của người Mường Thanh Hoá. Đây là kết quả của sự giao lưu, lĩnh hội những tinh hoa văn hoá của người Mường với các tộc người khác, bên cạnh đó, họ vẫn lưu giữ được những bản sắc riêng của dân tộc mình. Những tục lệ cưới xin tuy khác nhau xong lại mang ý nghĩa rất giống nhau chính là nét đẹp mang tính thống nhất của văn hoá Việt Nam.
Tiểu kết
Là một dân tộc có tính địa phương rõ rệt, nên văn hoá của người Mường nói chung và người Mường Thanh Hoá nói riêng vừa mang nét đẹp của văn hoá Việt lại vừa mang sắc thái riêng độc đáo. Trong kho tàng văn hoá đa dạng, phong phú của mình, người Mường Thanh Hoá đã lưu giữ, phát huy được nhiều vốn văn hoá có giá trị lớn. Trong đó, tập tục
cưới xin là nét sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo; song hành với cuộc sống của người Mường và trầm tích nhiều yếu tố văn hoá dân tộc Mường. Nó vừa ẩn chứa những yếu tố tín ngưỡng, tâm linh, lại mang chút dư âm của lễ hội và có hệ thống dân ca đám cưới - thể loại văn học dân gian.
Dân ca đám cưới đã làm cho phong tục cưới xin của người Mường thêm sinh động, long trọng và trang nghiêm. Nó thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và văn hoá của dân tộc Mường. Theo suốt những nghi lễ quan trọng của đám cưới bắt đầu từ Lễ ra mắt rể đến Lễ cưới, dân ca đám cưới là thành tố hợp thành nghi lễ cưới xin cổ truyền và là linh hồn,
cốt lõi trong sinh hoạt hôn nhân của người Mường Thanh Hoá.
Dân ca đám cưới là bộ phận mang tính đặc thù, được hình thành do yêu cầu của con người sinh hoạt, thực hành nghi lễ cưới xin trong đời sống nhân dân, gắn với hôn lễ và phục vụ hôn lễ. Được xếp vào thể tài dân ca nghi lễ - phong tục, dân ca đám cưới có ý nghĩa rất lớn đối với người Mường Thanh Hoá và chỉ được diễn xướng trong môi trường đám cưới. Nó là nghệ thuật ngôn từ, là sản phẩm tinh thần thể hiện rõ những nguyên tắc giao tiếp trọng tình.
Chƣơng 2
MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
Dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá có sức hấp dẫn ở nội dung phong phú gắn liền với chức năng thể loại rõ nét. Tuy nhiên, hiện nay, dân ca đám cưới đã và đang có xu hướng dần thưa vắng trong đời sống của người dân Mường. Nguyên nhân này là do đâu? Điều này không phải vì làn điệu của dân ca đám cưới không hay, không hấp dẫn hoặc khó hát, khó sử dụng. Mà nguyên nhân chính là khi những nghi lễ cầu kì có tính phiền toái của một đám cưới Mường xưa không còn ai theo nữa thì các bài hát đám cưới phục vụ cho những nghi lễ đó theo đó cũng không còn xuất hiện trong các đám cưới. Do đó, các bài ca đám cưới không có điều kiện để xuất hiện, duy trì và tiếp tục phát triển. Giá trị còn lại của dân ca đám cưới là ở mặt nghệ thuật văn học, phần nghệ thuật thơ dân gian. Trong chương này, chúng tôi xin đi vào một số phương diện nghệ thuật của dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá chủ yếu trên một số mặt sau:
2.1. Kết cấu và đặc điểm chung
* Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhận chức năng rất đa dạng nhằm tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ. Dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá là một thể tài của dân ca nghi lễ - phong tục, là một tác phẩm nghệ thuật của văn học dân gian; thể hiện những nét đặc trưng trong suy nghĩ, tình cảm, giao tiếp, ứng xử của dân tộc Mường. Vì vậy, kết cấu của nó vừa có nét tương đồng với dân ca các dân tộc trên đất nước ta vừa có những nét đặc sắc riêng khá tiêu biểu. Dân ca đám cưới được sáng tác theo thể thơ tự do. Phần lời có kết cấu đa dạng không cố định về số lượng âm tiết trong một dòng, số lượng dòng trong một bài cũng thay đổi không theo một khuôn mẫu nhất định.
* Đặc điểm chung của dân ca đám cưới là tính diễn giải, kể lể phô diễn tâm tình hay sự kết hợp chặt chẽ giữa tự sự và trữ tình.
Dân ca đám cưới của người Mường có nhiều bài ca mang cốt truyện, có nhân vật, có lời đối thoại... xoay quanh chủ đề đám cưới giúp người nghe lĩnh hội những câu chuyện một
cách đầy đủ nhất cả lời ca và ý nghĩa. Lời ca Nhà trai mời nhà gái lấy nƣớc rửa chân đã kể
về một câu chuyện của mùa đại hạn nên không có nước rửa chân trong ngày cưới của cô dâu