Những thay đổi về phƣơng thức diễn xƣớng dân ca đám cƣới ngƣời Mƣờng

Một phần của tài liệu Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hóa (Trang 102)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Những thay đổi về phƣơng thức diễn xƣớng dân ca đám cƣới ngƣời Mƣờng

Hoá

Dân ca đám cưới là thành tố hợp thành nghi lễ cưới xin cổ truyền của người Mường. Do vậy, khi tập tục hôn nhân có những thay đổi thì kéo theo phương thức diễn xướng dân ca đám cưới cũng có những thay đổi nhất định. Đây là một hệ quả tất yếu.

Do một số tục lệ trong đám cưới không còn nên những bài hát gắn liền với tục lệ theo đó cũng không được diễn xướng trong đám cưới nữa mà thay vào đó là những dòng nhạc trữ

tình hiện đại được lớp người trẻ tuổi du nhập đưa vào. Bên cạnh đó những ông mo có nòi, những người già hát xướng được những bài ca đám cưới cũng dần mất đi mà những người trẻ không thể tiếp thu hết được cách diễn xướng cũng là nguyên nhân làm thay đổi hệ thống dân ca đám cưới của người Mường. Trong đám cưới hiện nay, tục ném rể và cúng cơm

nghèn không còn nữa vì thế những bài ca Bài ca xin mở cổng, Lời khấn trong phòng cô dâu

và lời khấn chúng sinh cũng bị cắt bỏ. Lễ ra mắt rể hiện nay cũng được tổ chức gọn nhẹ

trong thời gian hợp lý làm cho Bài ca cúng cáo tổ tiên ngày ra mặt rể chỉ còn lại những

đoạn cần thiết phù hợp với hoàn cảnh đám cưới. Cũng có thể tuỳ theo khả năng của mình mà ông mo sáng tạo thêm một vài đoạn cho phù hợp với hoàn cảnh đám cưới của đôi trai gái trong đám cưới mà ông đang được mời để thực hiện nghi lễ. Những lời hát trình lạy tổ tiên để tổ tiên được biết gia đình mình có thêm chàng rể và con gái hay cháu gái mình đã có chồng vẫn được giữ lại. Ngày nay, những ngôi nhà ngói, nhà bằng với khoảng sân gạch rộng

rãi dần thay thế cho không gian của ngôi nhà sàn; nên Bài ca khen cầu thang cũng không

còn được hát trong đám cưới để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Còn những lời ca Trải

chiếu, Vắt khăn áo lên sào vẫn được lưu giữ trong đám cưới và được bà già đẹp lão, phúc hậu đảm nhận; và lời hát cảm ơm tấm thịnh tình của nhà gái vẫn được nhà trai cất lên sau

mỗi lời ca của nhà gái. Lời ca Cúng khấn trong buồng cô dâu và khấn chúng sinh chỉ còn là

những lời cúng khấn tổ tiên nhà trai một cách ngắn gọn lúc cô dâu, chú rể trình lạy tổ tiên nhà trai. Lời khấn này có thể do ông mo hay ông đầu họ đứng ra đảm nhận. Hiện nay, diễn

xướng Mo du trong đám cưới rất hiếm vì các ông mo có nòi giờ đã mất; nói như vậy không

có nghĩa là Mo du không còn nữa, mà nó tồn tại ở dạng những mảnh đoạn. Những đoạn nào

hay và hợp với đám cưới thì ông mo vẫn cúng khấn và hát mo đám cưới. Sự giản lược những đoạn trong dân ca đám cưới là phù hợp với nghi lễ cưới xin vốn được tổ chức gọn nhẹ hơn, phù hợp với thực tại xã hội và đổi mới văn hoá của Nhà nước nhưng mặt khác lại đang làm mất đi những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Mường.

Sau khi lễ cưới được tiến hành xong hai họ cùng bạn bè của cô dâu, chú rể sẽ cùng nhau thưởng thức rượu cần và ăn bữa cơm thân mật rồi trò chuyện, sau đó chia tay nhau. Vì thế mà những lời dăn dạy chỉ bảo của ông bà, cha mẹ về cách sống, đối nhân xử thế cho các con được dành vào buổi tối như một chuyện riêng tư và theo quy định riêng của từng gia

những lời hát tặng trầu chia tay, chia tay, tiễn đưa nhà gái về nhà cũng đã được thay bằng lời nói gọn và đầy đủ của đại diện hai họ song không kém phần lưu luyến, bịn rịn sau bữa cơm thân mật và những lời trò chuyện gửi gắm cho nhau về việc giúp con cháu của họ nên người. Qua đó, ta thấy sự thay đổi những tập tục cưới xin của người Mường là một tất yếu, sự thay đổi đó không phải là sự quay lưng của các thế hệ đi sau với truyền thống của dân tộc mà đó là sự đi lên tất yếu của cuộc sống con người và xã hội. Trong quá trình đi lên người Mường đã biết lưu giữ và tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp trong nghi lễ đám cưới của dân tộc mình một cách phù hợp. Mặc dù, dân ca đám cưới ngày nay không còn nguyên sơ như buổi ban đầu nhưng sẽ còn sống mãi trong lòng người dân mường bản bởi những giá trị văn hoá nên nó sẽ còn được cất lên mỗi khi trong bản làng có đôi trai gái tiến hành lễ thành hôn.

Tiểu kết

Phương thức diễn xướng là một trong những yếu tố tạo nên sự hoàn chỉnh cho chỉnh thể nghệ thuật của dân ca đám cưới. Dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá là một bộ phận dân ca tồn tại song hành cùng với nghi lễ cưới xin của người Mường. Diễn xướng bằng cả lối đối đáp và độc diễn đã mang đến một vẻ đẹp riêng cho dân ca đám cưới người Mường. Hát đám cưới vừa có môi trường, cảnh huống diễn xướng mang tính định điểm; vừa có nghệ nhân thể hiện lối sinh hoạt văn hoá tinh thần lành mạnh, gắn kết cộng đồng, một dấu ấn dân tộc và sắc thái độc đáo của nó.

Phương thức diễn xướng vẫn là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Qua việc thực hiện đề tài Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cƣới ngƣời

Mƣờng Thanh Hoá, chúng tôi xin đưa ra một vài nhận xét, đánh giá như sau:

Xã hội người Mường Thanh Hoá xưa đã sáng tạo và lưu giữ một nền văn hoá độc đáo mang đậm màu sắc dân tộc. Trong đó, có những giá trị văn hoá trầm tích trong lòng đất nhưng có những giá trị văn hoá trầm tích trong lòng người. Đám cưới và dân ca đám cưới là hình thức sinh hoạt văn hoá độc đáo.

Dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá là một thể loại thuộc dân ca nghi lễ - phong tục của văn học dân gian đồng thời cũng là một bộ phận khá đặc sắc của văn hoá dân gian Mường. Không những chứa đựng giá trị nghệ thuật, dân ca đám cưới còn ẩn chứa phong tục, tập quán, nghi lễ cưới xin trong truyền thống của người Mường. Bản thân nó luôn song hành với những nghi lễ hôn nhân và là thành tố hợp thành nghi lễ cưới xin; làm cho tục hôn nhân của người Mường thêm phần sinh động, long trọng, trang nghiêm, thiêng liêng mà đầm ấm. Qua dân ca đám cưới người ta có thể biết và hiểu một phần phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng cũng như trình độ phát triển của dân tộc Mường đến đâu. Đồng thời cũng hiểu được thế giới tâm hồn, tình cảm của người Mường.

2. Giá trị nội dung của dân ca đám cưới

Mặc dù, dân ca đám cưới được sinh ra, tồn tại và phát triển từ trong tục lệ cưới xin tức là phục vụ cho nghi lễ nhưng nó không phải là những bài ca cúng tế khô khan về thần linh, đạo đức mà mang nội dung khá phong phú: Cảm hứng ca ngợi tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc lứa đôi, khát vọng giàu sang, trường thọ; là niềm vui của ông bà cha mẹ khi được dựng vợ gả chồng cho con cháu…Đồng thời, nó còn là pho tư liệu phong phú mang nhiều giá trị về phong tục, tập quán và dân tộc học.

Dân ca đám cưới là tiếng nói, tâm hồn, tình cảm, cách ứng xử của người Mường được thể hiện trong văn hoá hôn nhân của họ, qua đó, chúng ta có thể thấy được phần nào đời sống vật chất, tinh thần của người Mường xưa và nay.

3. Giá trị nghệ thuật của dân ca đám cưới

Dân ca đám cưới còn là nơi kết tinh, chắt lọc, những tinh hoa nghệ thuật của khá nhiều loại hình dân ca khác. Vừa là lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động Mường vừa ẩn chứa những tinh hoa nghệ thuật dân tộc; giá trị nghệ thuật của các bài ca khá đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc tạo nên sức hấp dẫn cho dân ca đám cưới người Mường, như: Kết cấu, thể thơ, ngôn ngữ đến các phương tiện biểu hiện mang đậm màu sắc của người Mường Thanh Hoá tạo ra một diện mạo riêng cho dân ca đám cưới. Trong các bài ca sự xuất hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của những: Cây si, ông mối, nhà sàn đã trở thành biểu tượng của người Mường. Việc dung

hợp các tích của Sử thi Đẻ đất đẻ nƣớc, truyện cổ Mường, mảnh đoạn truyện thơ Mường

một cách sáng tạo đã làm cho dân ca đám cưới mang đậm màu sắc trữ tình và phát huy được tinh hoa văn hoá dân tộc. Bên cạnh đó việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ không những làm cho các bài ca đậm tính triết lý mà còn chứa đựng rất nhiều kinh nghiệm, văn hoá trong lĩnh vực đám cưới nói riêng và đời sống nói chung, nó đánh dấu bước phát triển trong văn hoá đám cưới của người Mường.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định từ giá trị nội dung đến giá trị nghệ thuật chứng tỏ dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá là linh hồn trong đám cưới là cốt lõi của sinh hoạt văn hoá đám cưới. Nó chứa đựng bản sắc văn hoá của người Mường; là bài ca tình yêu, hạnh phúc lứa đôi với niềm lạc quan yêu đời và vươn tới những cái đẹp của tương lai, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Mường không bao giờ cạn; đồng thời cũng thể hiện giá trị giáo dục và tính nhân văn sâu sắc.

4. Nét độc đáo trong phương thức diễn xướng của dân ca đám cưới:

Được diễn xướng trong môi trường đám cưới như bao dân tộc thiểu số khác nhưng dân ca đám cưới của người Mường có điểm độc đáo là được diễn xướng theo cả lối đối đáp và độc diễn, do các nghệ nhân hát đám cưới đảm nhận. Trong đó, độc diễn chiếm ưu thế, còn hát đối đáp trong đám cưới chỉ thực hiện chức năng nghi lễ chứ không thực hiện chức năng giao duyên hay thử tài đối đáp như hát đám cưới của người Tày - Nùng, H’mông… Đây cũng chính là điểm khác biệt trong cách diễn xướng dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá với các tộc người Mường cư trú ở các vùng khác trên đất nước ta. Phương thức diễn xướng dân ca đám cưới người Mường ngày Thanh Hoá ngày càng dần hoàn thiện và tiến dần đến tính chuyên nghiệp.

4. Dân ca đám cưới cần được bảo tồn, gìn giữ như một giá trị văn hoá truyền thống của bản sắc văn hoá Mường

Là một là một loại hình gắn với sinh hoạt văn hoá cộng đồng; dân ca đám cưới mang những nét sinh hoạt văn hoá và văn học nghệ thuật dân gian, nó có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho mọi người: Tưởng nhớ Tổ tiên, tình yêu ông bà, cha mẹ, tình yêu lứa đôi, cách ứng xử với mọi người trong mường bản...

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá - xã hội đã kéo theo sự thay đổi của nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá; những nghi thức đám cưới cũng thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, nên hát đám cưới cũng có những biến đổi nhất định. Qua đó, ta có thể khẳng định hát đám cưới cũng mang màu sắc lịch sử, nhưng xét về bản chất nó vẫn hàm chứa bao điều tốt đẹp về trình độ văn hoá và những giá trị thẩm mỹ của con người. Trong quá trình tồn tại và phát triển dân tộc Mường đã có nhiều đổi thay trong tục lệ hôn nhân nhưng đó chỉ là sự giản lược một số tục mang tính lạc hậu còn những giá trị văn hoá truyền thống vẫn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Sự vận hành của dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá có thể còn thay đổi trong tương lai, song hệ thống dân ca đám cưới này với một thời gian trải nghiệm lâu dài và những trầm tích văn hoá nên mãi được lưu giữ và phát huy, nó thực sự là một bộ phận quan trọng trong văn hoá, văn học dân gian của đồng bào Mường xứ Thanh.

Nhìn chung, dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá vừa là một tác phẩm văn học vừa là một hình thức sinh hoạt văn hoá; do vậy nó hội tụ nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của người Mường. Xét một cách toàn diện chuyện dựng vợ, gả chồng, cưới xin là truyền thống văn hoá đã có từ nghìn năm nay của dân tộc Việt Nam, về hình thức không chỉ đám cưới của người Mường có nhiều đổi thay mà tất cả các dân tộc trên đất nước Việt đều có sự đổi thay song về bản chất thì đám cưới của người Việt (trong đó có người Mường) vẫn giữ được phong tục, tập quán, lễ nghi tốt đẹp có truyền thống từ nghìn xưa. Vì thế, chúng ta tin rằng hệ thống dân ca đám cưới sẽ vẫn còn được đồng bào Mường cất lên mỗi khi bản làng có lễ thành hôn.

5. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài:

Kế thừa người đi trước, dù rất cố gắng song do khả năng và điều kiện hạn chế nên còn có những vấn đề người viết chưa giải quyết thoả đáng những yêu cầu tìm hiểu về dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá. Vấn đề: Dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá trong mối quan hệ với dân ca đám cưới các dân tộc ít người chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp khi điều kiện cho phép.

2. Một số đề xuất, kiến nghị:

Là hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Mường, dân ca đám cưới cần được lưu giữ và phát huy trong đám cưới ngày nay trên tinh thần đám cưới vừa mang tính truyền

thống vừa mang tính hiện đại. Gạn đục khơi trong, phát huy những yếu tố nội dung mang tính tích cực: Ca ngợi tình yêu hạnh phúc lứa đôi, lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ … Việc làm này sẽ tạo cho dân ca đám cưới dần “sống lại” trong môi trường vốn có của nó mặc dù có những thay đổi nhất định để hợp với nếp sống văn hoá mới.

Hát đám cưới đang dần thưa vắng trong đời sống của người Mường, do vậy, các cấp chính quyền, cơ quan văn hoá cần phải có kế hoạch hội thảo văn hoá tại địa phương và ở những cấp lớn hơn nhằm tuyên truyền cổ vũ, động viên tinh thần để đồng bào Mường có ý thức gìn giữ, phát huy những di săn văn hoá của dân tộc mình, nhất là những thuần phong mĩ tục trong đó có việc sưu tầm gìn giữ dân ca đám cưới. Đó chính là sự tôn vinh và tự hào về những tài sản văn hoá của dân tộc mình.

Các ban ngành hữu quan cần kết hợp phục dựng lại đám cưới và phương thức diễn xướng dân ca đám cưới nhằm giúp các thế hệ sau có điều kiện được tiếp cận với hình thức sinh hoạt văn hoá đầy ý nghĩa này.

Bên cạnh đó, cần tôn vinh những nghệ nhân hát xường, hát đám cưới để tiếng hát ấy được vang lên trong những đám cưới, để dân ca đám cưới thực sự trở thành hình thức sinh hoạt văn hoá của người Mường trong cuộc sống hôm nay. Mặc dù, dân ca đám cưới có giá trị lớn về tinh thần song đôi lúc, đôi nơi nó vẫn còn bị xem nhẹ. Để tránh việc dân ca đám cưới Mường bị mai một theo thời gian, năm tháng để các thế hệ tiếp nối truyền thống cha ông, những bài ca đám cưới cần được sưu tầm tập hợp lại thành hệ thống. Có như vậy, những bài ca đám cưới nói riêng và những nét đẹp văn hoá của người Mường nói chung mới có điều kiện giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá vốn có của nó.

Một phần của tài liệu Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hóa (Trang 102)