Cách thức tổ chức và trình tự diễn xƣớng dân ca đám cƣới trong sinh hoạt ngh

Một phần của tài liệu Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hóa (Trang 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Cách thức tổ chức và trình tự diễn xƣớng dân ca đám cƣới trong sinh hoạt ngh

hôn nhân của ngƣời Mƣờng Thanh Hoá

Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, hôn lễ chiếm một vị trí khá quan trọng. Nó liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi con người trong cộng đồng. Mỗi dân tộc đều có một tục lệ cưới xin riêng thể hiện văn hoá độc đáo của dân tộc mình. Đáng chú ý là trong đám cưới của các dân tộc thiểu số hầu như đều có hệ thống bài ca phục vụ cho nghi lễ cưới xin của họ, tuy phương thức diễn xướng có

khác nhau: Người Mường có Thƣờng đám cưới, người Tày, Nùng có hát Quan lang, Cỏ lẩu,

người Giáy có Vƣơn té pầu, người Cờ tu có Ca lới, người Thái có Khắp cải puông, người

H’mông có Gầu xuống … nhưng những bài hát đám cưới nêu trên thuộc loại dân ca nghi lễ -

phong tục và được coi là một hình thức sinh hoạt văn hoá rất đặc biệt của các dân tộc thiểu số.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rất rõ môi trường diễn xướng của dân ca đám cưới các dân tộc thiểu số nói chung và người Mường Thanh Hoá nói riêng có tính chất định kỳ, định điểm tức là trong các lễ thức của đám cưới chứ không phải trong bất kỳ các dịp lễ hội nào. Đám cưới của người Mường Thanh Hoá thường diễn ra theo nhiều bước khác nhau trong đó, mỗi bài ca đám cưới thường gắn với mỗi lễ thức nhất định. Mặc dù gắn liền với các lễ nghi trong cưới xin, xong không vì thế mà những bài ca đứng độc lập riêng biệt; ngược lại nó là một chỉnh thể của hệ thống dân ca đám cưới có trình tự nhất định, rất quy cũ và chặt chẽ. Mặc dù vậy, vẫn có những bài hát diễn ra khi các nghi lễ đã tiến hành xong xuôi. Theo tài liệu nghiên cứu và khảo sát chúng tôi xin trình bày trình tự các bài ca trong nghi lễ cưới xin như sau:

1. Xin mở cổng của nhà trai (Lới xin vở xảc của nhá ông).

2. Bài ca cúng cáo tổ tiên ngày ra mặt rể.

3. Giao của hồi môn cho nhà trai (Lời giao tố con du cho nhá ông).

4. Lời cảm ơn (Lới dà ơn).

5. Nhà gái đưa dâu lên thang (Nhá mống vé lới lênh man nhá ông).

6. Nhà trai mời nhà gái lấy nước rửa chân (Lới nhá ông mới nhá mống sửa chân).

7. Lời khấn trong phòng cô dâu, lời khấn chúng sinh (Lới lởi cơm nghèn).

8. Bài ca trải chiếu trong buồng cô dâu (Vé đếu trải chiều).

9. Lời đáp của nhà trai (Lới đảp của nhá ông).

10. Bài ca vắt áo (Vé đếu dọc dắng).

11. Lời đáp của nhà trai (Lới đảp dọc dắng của nhá ông).

12. Mo đám cưới (Mo du).

13. Xường đám cưới

14. Lời chào về của nhà gái (Lới chào vến của nhá mống).

15. Lời cảm ơn của nhà gái và tặng trầu nhà trai trước lúc chia tay (Lời dà ơn của nhà

mống tắng trú lủc đưa).

Phương thức diễn xướng dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá khá đa dạng,

phong phú và mang nét độc đáo riêng: “là một loại hình nghệ thuật diễn xƣớng gồm cả đối

bài ca giao đồ hồi môn, trải chiếu, vắt khăn áo lên sào trong buồng cô dâu, còn lại số lƣợng lớn nhƣ cúng cáo tổ tiên, mo đám cƣới, xƣờng đám cƣới đều là độc diễn” [27; tr 48].

Hát đối đáp trong đám cưới của người Mường Thanh Hoá do một người đại diện cho nhà gái là một bà già đẹp lão, phúc hậu, gia đình khá giả, có đủ con trai, con gái, biết diễn xướng lời ca một cách hấp dẫn nhất vừa thực hiện các nghi lễ vừa diễn xướng và một đại diện nhà trai có tiêu chí tương tự đáp lời cảm ơn theo đúng phong tục tốt đẹp của người Mường. Họ được gọi là nghệ nhân hát đám cưới. Tuy hát đối đáp nhưng dân ca đám cưới không nhằm mục đích thực hiện chức năng giao duyên, hay thử tài ứng đối giữa hai họ; mà chỉ thực hiện chức năng nghi lễ trong hình thức truyền thống. Vì thế, tính chất nghi lễ và phong tục cưới xin của người Mường cũng hiện lên rõ nét. Dân ca đám cưới chỉ có trong hai lễ: Lễ ra mắt rể và lễ cưới. Do đó, các bài hát được diễn ra ở cả nhà gái và nhà trai theo diễn biến của nghi lễ đám cưới. Những bài ca được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Mỗi khi được cất lên, lời ca ấy mang đến cho cộng đồng xứ Mường một không khí văn nghệ vừa trang nghiêm lại vừa thân ái, ấm cúng mà vui tươi, khoan thai mà nhộn nhịp, tràn ngập niềm vui hạnh phúc và tình đoàn kết trong mường bản.

Độc diễn là cách thức diễn xướng chiếm ưu thế và cũng là nét độc đáo trong phương thức diễn xướng dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá không pha lẫn đi đâu được. Người diễn xướng những bài ca theo hình thức độc diễn là ông mo hay ông ậu do nhà gái, nhà trai mời đến để làm lễ cúng khấn tổ tiên. Mặc dù được ông mo độc diễn nhưng nội dung một số lời ca vẫn toát lên những lời ca đối đáp rất trữ tình của đôi trai gái. Chính vì vậy, giọng điệu của những bài khấn, mo trong dân ca đám cưới không mất đi chất hữu tình tuy lời ca vận hành gần như theo quy luật định sẵn của phong tục, tập quán.

Hệ thống dân ca đám cưới mang tính diễn xướng định điểm tức là những bài hát được diễn ra ở cả hai nhà trai gái; nhưng số lượng bài ca được thể hiện tại nhà gái ít hơn nhà trai. Khúc dạo đầu cho dân ca đám cưới sẽ được cất lên tại cổng nhà gái trong ngày ra mắt rể. Muốn vượt qua thử thách là cổng bè của nhà gái cùng “trận mưa quả xanh” của tục ném rể để vào nhà thưa chuyện, ông mối hoặc một người đại diện có vai vế nhà trai phải đứng ra hát Lời ca xin mở cổng. Đây là bài ca đầu tiên trong hệ thống dân ca đám cưới và cũng là bài duy nhất thể hiện thử thách mà nhà trai phải vượt qua theo tục lệ.

Khi đã qua được thử thách, và các thủ tục xã giao xong xuôi, chú rể được ông mối

giới thiệu với họ hàng nhà gái. Lúc này, đại diện nhà gái đứng ra làm lễ cúng tổ tiên. Bài Bài

ca cúng cáo tổ tiên trong ngày ra mắt rể người Mường gọi là lởi, được ông ậu cất lên nhằm báo cáo với tổ tiên, họ hàng nhà gái biết nhà mình có thêm chàng rể đồng nghĩa với việc từ nay cháu gái mình đã có chồng. Bài ca còn ca ngợi tình yêu, quan niệm hôn nhân của người Mường; thể hiện sự biết ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên mình; nên trong mỗi dịp trọng đại lại có những nghi lễ hết sức thiêng liêng tưởng nhớ tổ tiên. Đồng thời bái ca còn thể hiện niềm vui của ông bà, cha mẹ khi con cháu mình phương trưởng thành gia thất. Như vậy, trong ngày ra mắt rể có hai bài hát đám cưới đều được diễn xướng ở nhà gái. Trong ngày cưới, trước khi con gái về nhà chồng, bố mẹ thường có quà cho con gái

gọi là của hồi môn. Lời ca giao của hồi môn cho cô dâu hay còn gọi là Xƣờng giao đồ được

một bà già phúc hậu đại diện cho nhà gái ca lên với những lời lẽ khiêm tốn, qua đó thể hiện bản chất thật thà, chất phác, hồn hậu của người dân nơi đây:

… chỉ có đồ thô vải mộc

Dệt thêu chẳng bằng chị bằng em Của nả chẳng đáng gì

Để bên ông bà phải quý phải khen [27; tr 54] Hay:

Đồ vải xô, vải trồng

Chẳng giống em, giống chị Mọi thứ gì đều xấu

Chẳng nên chi

( Xƣờng giao đồ)

Nhà trai đã ca lời cảm ơn với tấm lòng chân tình đáp lại bằng giọng khen ngợi:

Trông đi ngó lại Cậu, dì, chí mộng Có gối đầu, trái dựa Để thờ ma ông, ma mụ Có chiếu bông, chiếu trắng Có đệm nằm con én

Có chăn êm, mền ấm Cho ông bà nghỉ đêm Không còn gió rét ông bà Cảm ơn đƣờng kim chỉ vá Nhà mộng đã có công Tựa nhƣ con rồng Thật là giá trị

( Xƣờng cảm ơn)

Ba bài ca trên đã kết thúc cho màn diễn xướng tại nhà gái. Tiếng hát dứt cũng là lúc nhà trai chuẩn bị đón dâu về nhà mình, khung cảnh nhà trai hiện lên vào lúc chập tối; nhà

gái đưa dâu lên thang, và ca Lời ca khen cầu thang đẹp nhằm thể hiện được gia cảnh nhà trai

quyền thế, giàu sang và cũng chúc cho đôi vợ chồng này mai đây giàu có:

Thang nổi hình con rắn, con rồng Cá mƣơng, cá én lƣợn

Chùm bốn, chùm ba

Hoa vàng nở ra quanh giếng nƣớc uống (Lời khen cầu thang) Lên thanh chạm hình con khú lồng lộng Lên tha ngƣời chạm hình con rồng rực rỡ Nhà ông bà rƣớc đƣợc thợ khéo tay Đã chạm nổi hình rồng bay hạc lƣợn Lại con những con én đậu cành hoa ... Tôi là bà già

Bƣớc lên thang trƣớc Để đôi vợ chồng này Cất bƣớc theo sau

Ngày mai làm ăn nên giàu nên có [27, tr 56]

Người Mường sống ở trên nhà sàn và đi lên nhà bằng cầu thang. Theo tục lệ, trước khi lên thang phải rửa chân cho sạch và nước được để ngay trong máng ở chân cầu thang. Con

cháu họ cưới vào năm nay, đúng lúc trời đại hạn; dù biết vậy nhà gái vẫn cất Lời ca xin nƣớc rửa chân nhưng ẩn đằng sau đó là lời thăm dò thịnh tình của nhà trai:

Sấm động mƣờng khác Sao lại có nƣớc mƣờng ta

Rất thật thà, thể hiện đúng bản chất của con người nơi đây, nhà trai đã đáp lại lời nhà gái bằng lời ca trình bày rõ lý do trời đại hạn:

Trời hôm nay đại hạn Cạn lắm cạn nhiều Cạn nƣớc sông chẳng có Nƣớc mó chẳng còn

Thấy nƣớc sông con chẳng bằng lá bái Nƣớc sông cái chẳng bằng lá danh

và mong nhà gái thông cảm lau chân bằng rơm rạ, bằng lá cho sạch để vào nhà ăn trầu, cau vui cùng con cháu:

Chùi chân bằng rơm qua loa Lấy lá lau đi cho sạch

Đƣa cháu, đƣa con Vào đụn vào nhà Ăn bàn trầu, cau hoa Rồi ta nghỉ ngơi chơi vui

Cô dâu sau khi lên nhà, lạy vua bếp thì đi thẳng vào buồng. Tại buồng cô dâu sẽ diễn ra các nghi lễ thiêng liêng: Trải chiếu, vắt xống áo lên giăng, cúng cơm nghèn theo tục lệ và tương ứng là những bài hát được cất lên thể hiện một cách trang trọng, thêm phần ý nghĩa cho phong tục đó. Bài ca trải chiếu do một bà già đẹp lão, phúc hậu hát sau khi bà đã trải chiếu cho đôi vợ chồng. Nội dung, ý nghĩa bài ca nói về nguồn gốc của những đôi chiếu, trong đó có đôi chiếu đẹp mà bà vừa trải cùng với những lời chúc làm ăn tấn tới, phát đạt, con đàn cháu đống như ước vọng của người Mường cho đôi vợ chồng trẻ:

Mua đƣợc đôi chiếu bông nổi hình con cá Đôi chiếu hoa nổi hình con rồng

Nơi xa đã có chiếu …Khoa tay tôi trải chiếu

Trải chiếu cho vợ chồng con cháu này Mai sau tấn tới làm ăn lên…

(Lời trải chiếu)

Nhà trai cũng cử đại diện hát một bài đáp lại thể hiện lòng cảm ơn của mình tới nhà gái và bà già trải chiếu.

Tiếp theo, là lễ vắt khăn áo lên sào trong buồng cô dâu. Đây là dịp để cô dâu chứng tỏ sự khéo tay của mình trước mọi người qua những sản phẩm mà cô tự tay dệt nên. Bài ca cũng cho chúng ta thấy được phong tục tốt đẹp của người Mường trong nghi lễ cưới xin và sự chuẩn bị chu đáo có được cây sào đẹp để vắt khăn áo của cô dâu trong ngày cưới. Bà già nhà gái trịnh trọng chọn những váy áo đẹp nhất của cô dâu vắt lên chiếc sào bằng cây song:

Trong buồng dâu đã dải áo bông bi Đã treo xống liên kỳ bông báo Khăn áo giăng qua

Và bài hát Bài ca vắt khăn áo cũng do bà lão vừa vắt khăn áo vừa ca lên. Bài hát cũng

thể hiện được niềm vui kết nối tinh thông gia khi con trẻ thành gia thất trong tâm niệm của người Mường :

Con trẻ thành cửa thành nhà Để ngƣời già nên đƣờng đi lối lại Đƣờng ta đi bắc cầu lim cầu đá Sá lại thành bầu bạn trăn năm

Cho con ta có gốc sinh mầm nảy mống Có đông con trai, con gái

Có cháu trai nối dõi, cháu gái nối dòng [27; tr 71]

Nhà trai cũng cất lời ca cảm ơn nhà gái bởi từ nay họ đã có con dâu lo việc trên nhà,

dưới sân, lo việc đồng nà…“Để bố mẹ già trông cậy nơi con”.

Lễ cúng cơm nghèn là lễ cuối cùng thực hiện trong buồng cô dâu và bài hát Lởi cơm

nghèn cũng là bài khép lại màn diễn xướng trong phòng cô dâu. Bài này do ông mo hoặc ông ậu khấn nhằm trả ơn tổ tiên đã đi theo bảo vệ cho đôi vợ chồng trẻ trong ngày cưới:

Cô dâu này đi làm cửa làm nhà

Đã tƣơi xanh nhƣ cành si cành đa nảy lộc Về nhà chồng có cỗ cơm nghèn

Mâm bƣng lên có đũa đỏ rƣợu đào Có nai rƣợu nồng

Đƣa vào phòng loan chiếu trải [27; tr 57]

và cũng thể hiện những tín ngưỡng, tâm linh, triết lý của người Mường trong ngày vui cũng nên nhớ tới những linh hồn lang thang trong cõi âm dương; bên cạnh đó còn để khai quang phòng cho hai vợ chồng sống được yên ổn:

Này! Chúng sinh lang thang vật vờ Bay đi khắp mƣờng khắp xó

Bay là những đứa hay dòm hay ngó

Bay đi khắp ngõ thóc mách việc uống việc ăn …Chúng tao cho bay ăn trƣớc bƣớc đi

Điều gì không hay, cái chi không phải Bay chịu đựng hứng lấy

Chúng tao ăn sau cho ngọt, nuốt sau cho ngon [27; tr 60]

Bài khấn kết thúc, cô dâu chú rể ăn bữa cơm tượng trưng cùng phù dâu, phù rể.

Lễ cúng tổ tiên kết thúc cô dâu và chú rể đi trình lạy họ hàng nhà trai. Sau khi mọi

người ăn tạm bữa cơm để nghe ông mo diễn xướng Mo đám cƣới. Không khí trang trọng

như bao phủ cả ngôi nhà sàn; tại gian giữa ông mo trịnh trọng hắng giọng chuẩn bị xướng bài Mo đám cƣới; mọi người dự đám cưới háo hức, chăm chú lắng nghe một bài ca dài với nhiều sự tích tích hấp dẫn. Nó như dìu tâm hồn con người tìm về nguồn cội của người Mường, tìm về một quá khứ xa xăm của thời đẻ đất đẻ nước. Không chỉ vậy, mọi người còn

được nghe về câu chuyện tình yêu đầy thi vị của đôi vợ chồng trong lễ cưới hôm nay. Mo

đám cƣới còn mang tính giáo dục giúp con người nhớ về nguồn gốc tổ tiên của mình; nhớ về lịch sử văn hoá của dân tộc mình. Bài mo kết thúc, bữa tiệc chính thức sẽ diễn ra gần như thâu đêm suốt sáng. Đến đây, các nghi lễ của đám cưới cũng đã hoàn tất.

Tuy nghi lễ đám cưới đã kết thúc nhưng trong hệ thống những bài ca đám cưới vẫn còn

trƣớc lúc chia tay. Những bài ca này dù không gắn với nghi lễ cưới xin nhưng lời ca vẫn mang đậm không khí của một đám cưới, cả không gian nhà trai tràn ngập không gian vui tươi, hạnh phúc. Đây là nét độc đáo trong dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá.

Trong đêm vui liên hoan uống rượu cần, mọi người còn được lắng nghe Xƣờng đám cƣới,

nhưng đây là xường độc diễn không có đối đáp như xường giao duyên. Loại xường này được hát lên cho vui cửa, vui nhà và còn thể hiện sự dặn dò đạo nghĩa của con dâu, con trai cùng anh em trong gia đình sống sao cho hoà thuận, êm ấm:

Con đứa, con gái, con mái, con dâu Dƣới sân trông lấy con lơn con gà Trên nhà lo phân cơm sẻ gạo …Con trai lớn thay mặt cha Con dâu cả thay mặt mẹ Trông lấy em trƣớc chị sau

…Anh em ăn ở với nhau nhƣ bát nƣớc trong

Ngó trông nhau nhƣ bát nƣớc đầy… [27; tr 183, 184]

Khi đám cưới kết thúc, bài hát xường vẫn được hát trong đêm. Sáng sớm hôm sau gia

Một phần của tài liệu Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hóa (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)