Thể thơ, ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hóa (Trang 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.Thể thơ, ngôn ngữ

2.2.1. Thể thơ

* “Thơ trong các bài ca đám cƣới là thể thơ tự do mà ngƣời ta thƣờng gặp trong các

áng mo, các bản tình ca và xƣờng rang của ngƣời Mƣờng” [27; tr 47]. Vì thế, số từ trong mỗi dòng thơ không quy định độ dài ngắn khác nhau. Trong dân ca đám cưới có bài ngắn

chỉ khoảng hơn chục dòng: Bài ca xin mở cổng, Giao của hồi môn cho nhà trai, Nhà gái

đƣa dâu lên thang…có những bài ca dài hơn ngàn dòng như: Mo đám cƣới và nó đã trở thành như những truyện thơ. Tuy vậy, dù ngắn hay dài các bài ca đều tập trung rõ chủ để đám cưới.

Để đáp ứng việc phục vụ nghi lễ và nhu cầu diễn đạt cảm xúc của con người trong tình yêu hôn nhân đã dẫn đến sự xuất hiện của những câu thơ không có chừng trong bài ca đám cưới như một lẽ tất yếu.

Ví dụ thách cưới, để ông mối tiện tiếp thu một cách rõ ràng đầy đủ số lễ vật thì nhà gái thường ca những lời ngắn gọn, nên số tiếng trong dòng thơ thường ít:

Bánh ba trăm

Lụa nhà ba mƣơi thƣớc Xánh tám đầu khiêng

Bò riêng cố ngoại... [27; tr 126, 127]

Nhưng khi muốn nói đến quy luật của tình yêu, đến tình thông gia thì lời ca trở nên dàn trải nhằm thể hiện những tình cảm tốt đẹp của con người dành cho nhau nên câu thơ cũng được kéo dài ra:

Năm nào năm không có tiếng ve láng Tháng nào chẳng có tiếng ve ly

Thời nào chẳng có ngƣời đi lấy chồng hỏi vợ Trâu đực nhà ông tôi muốn ăn chung một áng Bò mộng muốn ăn sang một đồng

Mâu thau, mâm đồng muốn đặt chung một vóng

Xâu cƣờm bóng mƣớn đặt lên dải cƣờm [27; tr 98]

Qua một vài dẫn chứng, có thể thấy rõ được sự biểu hiện của thể thơ tự do trong bài ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá. Thể thơ này có mối quan hệ với hoàn cảnh sống, sinh hoạt, ứng tác của người Mường, nó biểu hiện một cách tập trung nhất về những cung bậc tình cảm của con người trong đám cưới. Điểm này có nét tương đồng với xường giao duyên của người Mường Thanh Hoá.

* Vần

Do số tiếng trong một dòng thơ của dân ca đám cưới là “rất biến ảo” không tuân theo

một quy luật nào nên kéo theo cách gieo vần cũng rất đa dạng, linh hoạt. Cách gieo vần trong dân ca đám cưới người Mường còn phần nào ảnh hưởng của việc sử dụng lời nói vần trong các lời ca.

Khảo sát lời dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hoá, chúng tôi nhận thấy, lời thơ có vần nhưng không quy định cách sử dụng vần. Vần có khi xuất hiện ở nhiều dòng liên tiếp kề liền nhau nhưng có khi có những đoạn, những dòng lại cách quãng không có vần:

Bồ mế rá nhà sôn tôi mua àn đôi chiều kìn Cho sôn tôi đi mấn cửa mấn nhá

Trong nhá ông mú ý đà cò đôi chiều kìn trải xa Đà cò đôi chiều hoa trải đới

Rỏ mơi sôn tôi đi cấn cửa cấn nhá

Đáng vông xa đà đom đềnh đún cống nhá Tôi măng moành trải đôi chiều ní

Cho đôi đính đôi con

Xƣng khâu vến ráng, khàng khâu vến ngáy mai khâu Cho đừng đần dấn rênh

Cho an mƣơi mồt con trai

Mƣớn hai con cài

Tình đi tình lái cả bố mế ra là hai mƣơi lăm [27; tr 202] Dịch:

Bố mẹ đã mua đƣợc đôi chiếu đẹp Cháu chúng tôi đi lập cửa lập nhà Chốn phƣơng xa nay đã có chiếu Dẫu nhà ông bà đã có chiếu kín trải ra Đã có đôi chiếu hoa trải đợi

Nhƣng cháu chúng tôi đi dựng của dựng nhà Ở chốn phƣơng xa có đôi chiếu hoa đem trải Tôi trải đôi chiếu này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho đôi các con

Về sau đến buổi mai sau Cho giàu cho thịnh

Sinh đƣợc mƣời một đứa con trai Mƣời hai đứa con gái

Trông đi ngó lại

Cả bố mẹ là hai mƣơi lăm [27 ]

Trong đoạn trích trên, bốn dòng ở giữa không gieo vần, số, có những dòng thơ có một vần, có những dòng thơ có hai vần. Vần nói chung nối từ dòng trước đến dòng tiếp theo; có

Mƣớn hai con cài

Tình đi tình lái cả bố mế ra là hai mƣơi lăm

còn lại gieo vần chân và vần lưng mà gieo vần lưng là chủ yếu. Cũng như dân ca Mường nói chung, cách gieo vần lưng trong bài ca đám cưới của người Mường khá đặc biệt. Có thể tiếng thứ nhất, thứ hai thứ ba hoặc thứ tư của câu sau bắt vần với tiếng cuối cùng của câu

trước. Đây cũng là biểu hiện vị trí của vần không có sự cố định: Vần đặt chỗ ngắt nhịp cuối

dòng nối với đầu dòng sau:

Câu rí tôi vé đà rối

Tôi kể xa con đếu rằng khác (Chuyện ấy tôi nói đã rồi

Bây giờ tôi kể sang chuyện khác) …Trong nhá đền món nhơ rứng sâu cải Lải món nhƣ rứng sâu chênh

(Trong nhà ngƣời đông nhơ rừng rau cải Ngƣời nảy nở nhƣ bãi rau dền)

Theo ý kiến của GS.TS Phan Đăng Nhật [58, tr 52], dân ca của người Mường có sử dụng lời nói vần nhưng luật thơ chưa ổn định. Mặc dù vậy, lời nói có vần Mường đã xuất hiện bóng dáng của thơ 6/8 và trong dân ca đám cưới cũng đã xuất hiện kiểu thơ này nhưng còn rất ít:

Trênh cán chăng cón cò cổc sâu

Tìn rặc chăng cón cò cống xôm (Trên cạn không còn một dây rau

Dƣới nƣớc chẳng còn con con tôm) (8 từ)

Ở câu trên, vần ca ở câu cuối câu trên gieo vần với tiếng thứ 6 ở câu dưới. Kiểu thơ

này đang tiến dần đến thơ lục bát truyền thống của người Việt Nam.

Vậy đâu là yếu tố chi phối và ảnh hưởng đến thể thơ tự do của dân ca đám cưới người Mường Thanh Hoá? Hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm sáng tác và sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian của người Mường xưa kia là nhân tố tạo nên thể thơ tự do của dân ca đám cưới. Họ cất lên tiếng hát trong những đám cưới vừa để thực hiện nghi lễ, vừa để tỏ bày, trao đổi những tâm tư, nguyện vọng của mình nhưng chưa ý thức đến nghệ thuật biểu hiện lời thơ có

những câu ngắn, câu dài. Thêm nữa, thơ trong những bài ca đám cưới là thơ để hát. Vì hát phải tuỳ theo nhạc nên thơ có câu dài câu ngắn. Thể thơ này đã tạo ra cách gieo vần linh hoạt và phong phú thể hiện nhiều cung bậc tình cảm của người Mường.

2.2.2. Ngôn ngữ

Đám cưới là một nét sinh hoạt văn hoá đặc biệt nên ngôn ngữ biểu hiện trong bài ca đám cưới cũng rất trang đài. Nó được thoát thai từ ngôn ngữ hằng ngày trong đời sống của

người dân nhưng đã được cách điệu bởi việc sử dụng lời nói có vần. Lời nói vần “là hình

thức trung gian giữa ngôn ngữ thông thƣờng và ngôn ngữ thơ ca, thể thơ hoàn chỉnh” [58, tr 48]. Do vậy, ng ôn ngữ trong dân ca đám cưới vừa mộc mạc giản dị lại vừa mang tính nghệ thuật, nó chuyển tải những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người.

Cách diễn đạt ngôn ngữ của người Mường trong bài ca đám cưới rất gần gũi, các hình ảnh thân thuộc, giản dị, dân dã gần gũi với cuộc sống hàng ngày xong không vì thế mà nó giảm đi giá trị nghệ thuật mà ngược lại ngôn ngữ của dân ca đám cưới lại mang đậm màu sắc dân tộc Mường. Chẳng hạn khi nói đến sự giàu sang, người Mường thường nhắc đến trâu bò, hay những vật dụng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động của họ: Niếng, hông, cồng…

Dƣới sân lắm trâu nhiều bò Trên nhà nhiều xôi, lắm lúa Nhiều niếng, nhiều hông

Nhiều đồ đồng xanh chín vạc mƣời [27; tr 96 ] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lời nói vần - loại ngôn ngữ “đặc biệt” được sử dụng nhiều trong bài ca đám cưới. Khi ông mối cùng bàn bạc về lễ vật, ngày giờ đón dâu hoặc lúc ông mo tiến hành lễ cúng khấn đều sử dụng lời nói vần. Đây là thứ ngôn ngữ dễ hiểu mà cũng rất trang trọng:

Còn mời đến bông đen đi đàng Bông vàng theo sá, cố kỉnh đi cùng Thổ công hai làng, thành hoàng hai bên Đều về dự lễ phù hộ chứng giám.

Ngôn ngữ trong bài ca đám cưới là lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân Mường, nên nó mang những suy nghĩ hồn hậu, chân thành:

Nhƣ dâu trầu quấn quanh bên đụn

Có vun đi vén lại cho con nên cửa nên nhà?

Tuy vậy, ngôn ngữ trong bài ca đám cưới không hoàn toàn bê nguyên hay sao chép lại nguyên văn một cách cứng nhắc, máy móc ngôn ngữ cuộc sống mà người dân Mường trong quá trình sử dụng ngôn ngữ vào bài ca đám cưới đã chú ý đến việc chọn lọc, gọt dũa và nâng nó lên thành ngôn ngữ của nghệ thuật nên mang tính nghệ thuật cao, đậm chất trữ tình giàu giá trị biểu cảm:

Đất ruộng nhà em mỡ màng nhƣ vây con giải

Nƣơng dâu nhà em mƣợt mà lút vai con bò con trâu …Em còn ở nhà hay đã làm dâu nhà ngƣời ?

Ăn nhờ cơm cha, mặc nhờ áo mẹ?

Như vậy, ta thấy ngôn ngữ của bài ca đám cưới giàu âm sắc, nó vừa cụ thể nhưng lại vừa trừu tượng, nó gần gũi với cuộc sống hàng ngày nhưng lại là tiếng nói chung của người dân Mường; ngôn ngữ của dân ca đám cưới là ngôn ngữ bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống nên nó nói lên được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của người dân Mường. Vì vậy, ngôn ngữ trong bài ca đám cưới không còn đơn thuần là ngôn ngữ của cuộc sống thường ngày mà nó đã được nâng lên thành ngôn ngữ của nghệ thuật.

2.3. Một số phƣơng tiện diễn tả và biểu hiện trong dân ca đám cƣới

2.3.1. So sánh và một số biện pháp tu từ khác

Trong dân ca đám cưới, tác giả dân gian đã kết hợp sử dụng một số biện pháp tu từ sau nhằm tăng giá trị biểu đạt, tính nghệ thuật cho lời ca

* Biện pháp so sánh

So sánh ví von là biện pháp được sử dụng nhiều trong dân ca nói chung và dân ca đám cưới nói riêng. Các cách so sánh được sủ dụng rất phong phú:

So sánh những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của con người nơi đây với nhau:

- Của cải tuôn ra nhƣ nƣớc vó mọc

- Nƣơng dâu nhà em nần nẫn nhƣ vên con giải Ruộng bông vải nhà em xanh mƣợt

- Sống lâu đầu bạc nhƣ chim va làng

Những hình ảnh so sánh trên đây đã thể hiện khát vọng no đủ, giàu có, trường thọ của người Mường. Không chỉ vậy, những hình ảnh đem ra so sánh còn nhằm tăng ấn tượng sâu đậm cho người tiếp nhận.

So sánh tình cảm con người với hiện tượng tự nhiên: Tình cảm của con người rất cao quý và thiêng liêng, tình cảm đó được biểu hiện bằng nhiều hình ảnh so sánh mang giá trị nghệ thuật cao. Sự nâng niu, chăm bẵm của bố mẹ đối với con cái càng được tăng lên khi

được so sánh với những thứ non nớt, dễ vỡ: Lúabổ siêu, trứng. Tình thông gia được so sánh

với hiện tượng tự nhiên bất biến để nói lên sự bền chặt, thân thiết giữa hai họ:

- Bố nâng con nhƣ nâng trứng Mẹ nâng con nhƣ lúa bổ siêu - Tình nghĩa dâu gia

Nhƣ nƣớc sông không bao giờ cạn Nhƣ mạch ngầm không rọt bao giờ

Không những so sánh tình cảm của con người với các sự vật gắn liền hoặc gần gũi với cuộc sống mà dân ca đám cưới còn so sánh với những cái thuộc về siêu nhiên (quả của cây si) với cái cụ thể gần với cuộc sống con người, nhằm biểu hiện vai trò của nó trong tâm thức của người Mường:

- Quả lớn bằng quả cau nang Chín vàng nhƣ những tổ kén

Ngoài ra, trong cảnh sinh hoạt vui uống rượu cần: “Cầm cần vắt véo nhƣ măng - Đƣa nƣớc vào rƣợu bằng sừng trâu cái”; và có những hình ảnh so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể tạo nên sự biểu cảm cao:

- Giấc say đẹp nhƣ mơ

Rực rỡ nhƣ nén tơ dăng mới nhuộm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp nghệ thuật so sánh đã tạo nên những hình ảnh sinh động, hấp dẫn trong bài ca đám cưới. Thông qua biện pháp nghệ thuật so sánh cuộc sống, tình cảm, tình yêu của con người được diễn tả một cách khéo léo, tinh tế, kín đáo, tế nhị. Các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong bài ca đám cưới dường như càng mật thiết hơn khi sử dụng biện pháp so sánh.

* Một số biện pháp tu từ khác

Ngoài biện pháp nghệ thuật so sánh, bài ca đám cưới còn kết hợp sử dụng một số biện

pháp khác: Khoa trƣơng, cƣờng điệu, lối nói khiêm nhƣờng thể hiện những nếp nghĩ của

người Mường và nhằm tăng tính biểu cảm cho lời thơ:

Theo phong tục, khi cho con gái về nhà chồng, bố mẹ cô dâu thường có quà hồi môn cho con và có lời trao gửi nhờ nhà trai chỉ bảo thêm cho con gái của mình ngày một trưởng thành. Bố mẹ cô dâu đã dùng cách nói nhún nhường, khiêm tốn:

- Con nhà chúng tôi

Không biết đi vỡ ruộng ở đồi bái... ...Nên chỉ có đồ thô vải mộc

Dệt thêu chẳng bằng chị bằng em [27; tr 54]

- Con nhà chúng tôi

Đi cấy không biết đƣờng trở lại Đi hái không biết dƣờng về nhà

Đêm nằm không biết trải chăn giăng chiếu Chƣa biết những liệu cùng lo … [27; tr 176]

Lối nói khoa trương phóng đại cũng được sử dụng trong bài ca đám cưới nhằm tôn thêm sự giàu có, thịnh vượng của con người. Nó được thể hiện qua những lời khen của nhà gái đối với nhà trai:

Ngoài đồng trong vào

Thấy nhà ông có chín lần rào, mƣời hai lần cửa Dƣới sân có ngựa cầm tàu

Cửa cái chạm nổi hình con rồng

Cửa sổ chạm nổi hình con công, con phƣợng

Lối nói này còn được dùng trong lời cảm ơn đáp từ lời ca nhà gái, nhà trai đã khen của hồi môn của con dâu nhiều và đẹp:

Đƣờng kim mũi chỉ dậy mầu dụng công Đồ dệt đã đẹp nhƣ con khú con rồng

Những lời chúc trong bài ca đám cưới mang tính đặc sắc của xã hội Mường. Đáp ứng cho cuộc sống lao động của nền nông nghiệp lúa nước bán nương rẫy nên mong ước có

đông con nhiều cháu để duy trì phát triển nòi giống và có nhân lực lao động là ước vọng đầu tiên. Sự kết hợp của biện pháp so sánh với biện pháp ngoa dụ, khoa trương đã làm cho ước vọng đó được nhân lên. Lòng mong ước đó đã được thể hiện trong nghi lễ thiêng liêng như lễ trải chiếu nhập phòng cô dâu, cúng cáo tổ tiên:

Đôi vợ chồng này về mai sau Sinh đƣợc nhiều con trai con gái

Đêm đi nằm đầy khắp gian trong gian ngoài Sáng ra đi làm đầy đồng đầy bãi

Tốt ngƣời nhƣ rừng rau cải

Nảy nở nhanh nhƣ bãi rau dền [27; tr 68 ]

Việc sử dụng các biện pháp tu từ trong dân ca đám cưới một các hài hoà đã làm cho lời ca cụ thể lại vừa sinh động, có tính hiện thực lại vừa lãng mạng bay bổng diệu kì, mang hơi thở chất men của cuộc sống núi rừng nhưng không trần trụi khô khan. Tất cả các biện pháp nghệ thuật mà người Mường xứ Thanh đã sử dụng trong bài ca đám cưới không ngoài mục đích thể hiện tư tưởng, tình cảm, đạo đức lối sống mộc mạc, chân thành giản dị mà cao cả thiêng liêng nhờ đó mà người dân vùng Mường đã thổi vào dân ca đám cưới cái hồn của núi rừng, trời đất mường bản.

2.3.2. Những tín hiệu văn hoá - nghệ thuật mang đậm chất miền núi của ngƣời Mƣờng Thanh Hoá

* Không gian thiên nhiên đậm màu sắc miền núi

Dân ca đám cưới của người Mường mang đậm chất dân gian của dân tộc Việt Nam

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hóa (Trang 52)