Thủ pháp kết cấu đối chiếu

Một phần của tài liệu Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hóa (Trang 46)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.1.Thủ pháp kết cấu đối chiếu

Đối chiếu là một “thủ pháp kết cấu quen thuộc của dân ca các dân tộc” [31, tr 109].

Trong dân ca đám cưới, biện pháp này cũng được sử dụng để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của

con người trong ngày vui của con cháu. Tác giả dân gian đã để thiên nhiên và con người có nét tương đồng, gặp gỡ, người Mường khi muốn nói lên những tình cảm của mình họ đã mượn cảnh để tả tình. Lẽ tất nhiên đó là những cảnh thiên nhiên tươi đẹp, âm thanh vui vẻ, sống động… thể hiện cuộc sống no đủ, hạnh phúc của con người xuất hiện trong bài ca đám cưới. Rất khéo léo, tinh tế, người Mường đã chọn lấy tiết trời mát mẻ của mùa xuân với âm

thanh vui tai của tiếng chim quen quý, chim cu lốc làm thời điểm cho mùa cưới thật lý tưởng. Đặc biệt, lấy hình tượng con ve ly, ve láng là loại ve kêu thanh, trong tượng trưng cho tình yêu để làm cơ sở dẫn dắt cho tình yêu của con người nói chung và đôi trai gái trong lễ cưới nói riêng:

Tháng giêng là tháng đầu năm Trời mƣa xuân cho cây săng lộc lá Tháng ba con chim cu lốc

Nó cộc trên cành cây đa

Bố mẹ già ngồi bên mâm cơm chén rƣợu Nghe đàm tiếu đến chim quen quý

Nó kêu vẳng đầu hôm đến đầu sáng Năm nào năm chẳng có tiếng ve láng Tháng nào tháng chẳng có tiến ve ly

Thời nào thời cũng có ngƣời đi lấy chồng hỏi vợ… …Cũng nhƣ trâu cƣơng ăn chung nhau một bãi Bò mộng ăn chung nhau một đồng

Nhƣ chiếc mâm đồng

Đặt song song bên của vóng Uống rƣợu chung một se

Nên bạn nên bè dâu gia hai họ [ 27; tr 74, 75]

Không chỉ có vậy những bài ca này còn nói đến quy luật phát triển của các loài cây cũng như quy luật đi đến hôn nhân của con người trai gái lớn để duy trì cuộc sống phải tìm đến với nhau, bồi đắp cho nhau trong cuộc sống lao động sinh tồn:

Si tốt muốn vƣơn cành Sanh tốt muốn vƣơn ngọn Ón tốt muốn đơm bông loà xoà

Đằng ngà đơm hoa sặc sỡ

Nhà có lƣới nhợ, nhà có khoát chài Nhà có con trai nhà có con gái

Muốn có ngƣời đi hái

Nhà có con gái, lúa hái ngoài đồng Mong ngƣời về triêng

Muốn cùng nhau kết dâu gia biêng bạn [27; tr 75]

Khát vọng có cuộc sống bình yên, no đủ, hạnh phúc trường tồn cùng thời gian và năm tháng luôn là mơ ước của người Mường và cũng là nội dung lớn của bài ca đám cưới. Khát vọng này cũng được bắt nguồn từ thiên nhiên mà cụ thể là đồng áng - nền nông nghiệp cổ truyền gắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc Mường, đồng ruộng tốt tươi thì cuộc sống con người cũng đủ đầy, vui vẻ :

Đồng nà lúa tốt lên xanh Ruộng sâu trồng lúa chăm ốc Ruộng rộc trồng lúa nếp hoa Con tôi đi làm cửa làm nhà

Đƣợc ăn nhờ nơi vui tƣơi mát mẻ [27; tr 131]

Thiên nhiên luôn gắn với cuộc sống con người. Với người Mường cuộc sống chủ yếu dựa vào tự nhiên nên mối quan hệ này càng sắc nét và được phản ánh vào văn học trong đó có dân ca đám cưới. Sự đối chiếu nét tương đồng giữa thiên nhiên và con người đã làm nổi bật lên trạng thái tình cảm của con người: Sự hồi hộp mừng vui của người sắp được làm cô dâu, chú rể; bên cạnh đó là niềm vui hân hoan, tràn ngập niềm hạnh phúc của ông bà, cha mẹ khi con cái phương trưởng, sắp thành gia thất.

Một phần của tài liệu Khảo sát chỉnh thể nghệ thuật dân ca đám cưới của người Mường Thanh Hóa (Trang 46)