Thực trạng huy động TGTK giai đoạn 2011 – 2013 1 Thực trạng huy động TGTK theo loạ

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực trạng và giải pháp huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 42)

THU NGÂN CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬ

3.3.2. Thực trạng huy động TGTK giai đoạn 2011 – 2013 1 Thực trạng huy động TGTK theo loạ

3.3.2.1. Thực trạng huy động TGTK theo loại

tiền gửi.

Bảng 3.1: Tình hình huy động TGTK theo loại tiền gửi giai đoạn 2011 – 2013. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chệnh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Huy động

VNĐ 231.323 326.604 358.710 95.371 41,24 32.106 9,83 Huy động

ngoại tệ 46.910 60.368 64.947 13.476 28,73 4.561 7,55

Tổng cộng 278.233 386.972 423.657 108.739 39,08 36.685 9,48

( Nguồn: Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Xóm Củi)

Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng TGTK theo loại tiền gửi giai đoạn 2011 – 2013.

Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động bằng TGTK của Ngân hàng Phương Nam – PGD Xóm Củi có sự biến động mạnh và tăng qua các năm. Cụ thể:

Huy động TGTK bằng VNĐ tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 80% trong tổng nguồn TGTK huy động được của PGD. Năm 2011, TGTK huy động bằng VNĐ đạt 231.233 triệu đồng chiếm 83,14% trong tổng nguồn TGTK ngân hàng huy động được. Đến năm 2012 số TGTK huy động tăng lên đáng kể đạt 326.604 triệu đồng, chiếm 84,4% trong tổng nguồn TGTK huy động. Ta thấy, TGTK bằng VNĐ năm 2012 tăng 95.371 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 41,24% so với năm 2011. Để giải thích cho nguyên nhân TGTK tăng vào năm 2012 là do thời gian này các hoạt động như bất động sản, kinh doanh chứng khoán…bị đóng băng và gặp nhiều khó khăn nên mặc dù trần lãi suất huy động của ngân hàng có giảm từ 14% năm 2011 xuống 11% năm 2012 thì ngân hàng vẫn là kênh đầu tư được người dân quan tâm, vì bản chất của loại tiền gửi này được huy động từ dân cư và người dân có tâm lý muốn tìm kiếm kênh đầu tư an toàn và hiệu quả.

Đến năm 2013, TGTK bằng VNĐ tiếp tục tăng lên 358.710 triệu đồng, chiếm 84,67% trong tổng số 423.657 triệu đồng vồn huy động được. Tuy nhiên, mức tăng trong năm 2013 không bằng năm 2012. Cụ thể, TGTK bằng VNĐ năm 2013 tăng 32.106 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 9,83%. Ta thấy, năm 2013 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất trần giảm nên ngân hàng cũng không còn là kênh đầu tư hấp dẫn với người dân. Người dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng nhưng lượng gửi không bằng những năm trước.

TGTK bằng ngoại tệ có sự biến động và giảm nhẹ qua các năm. Năm 2011 vốn huy động bằng ngoại tệ được quy ra VNĐ là 46.910 triệu đồng, chiếm 16,86% tổng nguồn TGTK huy động được. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng dẫn đến mất cân đối cung – cầu. Đến năm 2012 tình hình ngoại tệ dần được giải quyết tạo điều kiện cho việc huy động ngoại tệ tại ngân hàng ổn định trở lại, cụ thể TGTK bằng ngoại tệ đạt 60.368 triệu đồng tăng 13.458 triệu đồng tương ứng với mức tăng 28,73% so với năm 2011, tuy nhiên mức tăng này không cao bằng TGTK bằng VNĐ nên tỷ trọng của TGTK bằng ngoại tệ năm 2012 giảm xuống còn 15,6%. Tình hình này vẫn tiếp tục đến

năm 2013 khi số vốn huy động TGTK bằng ngoại tệ tăng lên 64.974 triệu đồng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống đạt 15,33%.

Qua bảng số liệu 3.1 và biểu đồ 3.1 thấy rằng huy động TGTK bằng VNĐ là một ưu thế lớn của Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Xóm Củi. Trong cơ cấu nguồn vốn TGTK, TGTK huy động bằng VNĐ luôn có tỷ trọng lớn hơn TGTK huy động bằng ngoại tệ và ngày càng có xu hướng tăng thêm. Trong khi đó TGTK huy động bằng ngoại tệ mặc dù cũng đang tăng về số lượng tuy nhiên về phần tỷ trọng đang có xu hướng giảm dần vì đặc điểm giao dịch của ngân hàng nằm ngay khu phố người Hoa, khách hàng ít có nhu cầu cũng như lượng ngoại tệ nhàn rỗi để gửi tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực trạng và giải pháp huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 42)